Trần Lê Văn, đọc Tháp nắng

Lần giở những trang thơ Tháp nắng, tôi bồi hồi nhớ lại hình ảnh những ngọn tháp Chàm tôi đã được gặp cách đây không lâu, trên đường thiên lí, ở chặng đường phía Nam Trung bộ. Những ngọn tháp sẫm màu thời gian, đứng lặng lẽ uy nghi, chứng tích của một nền văn hóa phồn vinh và độc đáo. Continue reading

Inrasara và khát vọng Chăm

Nguyễn Đăng thực hiện, báo Đại đoàn kết, Xuân 1997.
Minh Tự thực hiện, báo Tuổi trẻ chủ nhật, ngày 13.12.1998

Sinh ra từ Chakleng Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), nơi nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm, nhà nghiên cứu văn học Chăm Phú Trạm – Inrasara có may mắn thừa hưởng được những giá trị tinh hoa của một vùng quê văn hóa. Continue reading

Inrasara, Người con của Tháp nắng

Lê Viết Thọ thực hiện
Báo Bình Định, 19.06.2007.

Gặp Inrasara (nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2005), tại Trường Đại học Quy Nhơn khi nhà thơ được mời thỉnh giảng về văn hóa – ngôn ngữ Chăm. Một cuộc trò chuyện ngắn với Inrasara quanh những vấn đề của văn học Việt đương đại và về chính bản thân anh, con người của những nỗ lực cách tân…

Nhà văn không chọn sự an toàn Continue reading

Tâm tình & Con người trong Tháp nắng

Tc.Văn nghệ Dân tộc & Miền núi, số 04.1998.

Năm qua Hội Nhà văn Việt Nam chưa chọn được tác phẩm văn học nào (ấn hành năm 1996) để trao giải A. Nhưng vẫn có thể coi là năm được mùa của Văn học Dân tộc và Miền núi: Tập thơ Tháp nắng của Inrasara (dân tộc Chăm) đạt giải B, tập thơ Lều nương của Lò Văn Sủn (dân tộc Dáy) và tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu của Cao Duy Sơn (dân tộc Tày) được nhận tặng thưởng…

Sinh ra trong một nhà nông dân nghèo nhưng hiếu học, con đường học vấn của Phú Trạm – Inrasara rất suôn sẻ. Thế rồi giữa năm thứ hai Đại học Sư phạm, anh đột ngột bỏ về với thần khí phờ phạc. Những tưởng cuộc đời anh chim nghỉm ở đây. Continue reading

Trúc Thông đọc Tháp nắng

Báo Văn nghệ, số 27, ngày 04.07.1998.

Chỉ riêng với trường ca “Quê hương” (phần II của tập thơ ba phần, chiếm số trang một phần ba cả tập), Inrasara đã xuất hiện như một nhà thơ có tầm. Mặc dù ghi chú kéo dài từ 1984 đến 1995, nhưng ta cảm thấy trường ca như được viết một hơi. Nguồn cảm hứng lặn rất sâu vào dân tộc Chăm yêu dấu của anh, trải qua những đợt sóng thơ gập ghềnh tới oà tan vào biển lớn đại gia đình dân tộc Việt Nam. Một cái nhìn sáng suốt trí thức, một trái tim nghệ sĩ dằn vặt, một cảm xúc luôn luôn đòi sôi trào lại luôn luôn đòi kìm nén. Đây là một trong số trường ca hay nhất của thơ Việt hiện đại, đọc lại vẫn thú, không rời tẻ, không kéo lê hoặc khuỳnh khoàng.

Continue reading