Sinh nhật-66. TÔI VỪA CÓ LỘC

[& Câu chuyện nhân cách Cham]

Sinh nhật tôi luôn vui, cái vui giản đơn, diệu vợi mà đa dạng đáo để. Với các cháu nhà quê, với vài bạn văn, hay đơn độc; trong làng, trên núi hay cao ốc tầng 60 Sài Gòn… cũng vui.

Năm nay tưởng không gì lạ, ai dè đột ngột có cái lộc, đến ngay trước giờ G.

4 năm về quê, ngoài viết và hoàn chỉnh Tự truyện Inrasara, tùy bút Đường về Cham, chuyên luận Minh triết Cham và kết thúc tiểu thuyết Tcherfunith, tôi dành nhiều thời gian cho san định Kinh sách Cham. Và, may mắn luôn có mặt kịp thời.

Continue reading

7 BÀI HỌC TỪ TAGALAU

[Thế nào để hiệu quả? thư cho Chế Đôn-03]

Tagalau – Tuyển tập Sáng tác, Sưu tầm, Nghiên cứu Văn hóa Cham – đặc san ra được 21 kì, và nghỉ. Đến hôm nay, nó là đặc san duy nhất của DTTS Việt Nam. Cứ tạm cho Tagalau là việc lớn. Lớn, thế nên ít nhiều nó cũng cho ta bài học. Nhân tiện trả lời cho bạn Chế Đôn luôn: Tôi không nói thành công, e to và thời thượng quá, mà thế nào để hiệu quả?

7 bài học:

Bài học-1. Chuẩn bị

Continue reading

KAPET – THƯƠNG NHÀ VĂN VIỆT NAM

Vụ Rừng Kapet,

Giới showbiz Việt Nam thì thôi rồi, họ chỉ quanh quẩn quần áo, giường chiếu với phát âm hở môi miệng [không giống showbiz Trung Quốc phát ngôn về Biển Đông]. Nhà văn thì khác, được xem là tinh hoa, tiếng nói lương tâm của dân tộc, thời đại.

Thế nên, tôi thử vòng qua facebook các nhà văn Việt Nam, mong phát hiện ý kiến khác hơn, độc hơn, để tham khảo – KHÔNG GÌ MỚI CẢ, ngoài video clip của một nhà văn lão thành Hoàng Quốc Hải với các tút ngắn phản đối lác đác. Chưa có nhà văn nào “hết mình & tới cùng”. Buồn không?

Dường nhà văn Việt Nam nghe tin về Kapet như chuyện xảy ra ở đâu đó, như bao chuyện khác, chứ không phải sự vụ nghiêm trọng nơi quê hương, hay chỉ là việc nội bộ Cham, chứ không của chung Việt Nam.

Continue reading

Kapet-kì cuối. TIẾNG NÓI TRÍ THỨC & LỜI TẠ LỖI

Sống có nghĩa là mang tội – tội lỗi bày ra

không cho ta sám hối, càng không thể sẻ chia

nó xóc ta cô đơn sòng bạc cuộc đời

(Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002)

1. Chuyện “đòi người” vụ Biển Đông, các bạn trẻ lôi loạt dân khoa bảng Cham ra, réo tên mỉa mai, tôi nói: Các bạn sai rồi, trách nhiệm là Đại biểu Quốc hội, Ban Dân tộc Tỉnh, còn trí thức là tiếng nói tự nguyện. 

Sự kiện Điện hạt nhân, một lần nhắc nhẹ ĐBQH Cham, sau đó tôi thấy không nên. Riêng ông anh “trí thức uy tín” palei nọ, phát ngôn trật, tôi chỉnh:

– Không biết thì đừng nói, bằng không đám con cháu sẽ khinh thường.

Continue reading

3K & NGHỆ THUẬT SỐNG SÓT

[hay. Thế nào là nhà thập cẩm học? – thư cho Chế Đôn-2]

Bùi Giáng: Người còn thì của mới lai rai còn…

Nguyễn Chế Đôn còm: “Nhà thơ đã chế ngự được con QUỶ dữ trong thân. Nhân đây xin hỏi Nhà thơ, nếu như bị lạc ở giữa hoang ĐẢO, Nhà thơ dùng ngón nghề gì để sinh tồn?!”

Sáng nay, 1 bạn chat đùa: “Nhà thơ lớn, nhà phê bình lỗi lạc đang làm kẻ bán sách kiếm tiền lẻ” – rất vui. Xin tuần tự đáp ứng, bởi hai đứa có liên quan.

Continue reading

Kapet-09-10.

Kapet-09. VƯỢT THOÁT CÁI NHÌN CŨ

Trích ý kiến của tôi: “Rừng tự nhiên, rừng dự phòng, rừng nguyên sinh – phải qua ngàn năm mới có được. Câu hỏi đặt ra, TẠI SAO PHẢI LÀ hồ nước, mà không nhìn theo chiều khác? Tại sao chỉ “giúp dân thoát nghèo”, mà không giữ rừng để giúp dân giàu lên?”

Một bạn chat: “Sara có chủ quan không?” Tôi nói, không. Nhìn khác, làm khác để có thành quả khác – tôi đã có serie tút ấy, ba năm trước. Như vầy nhé.

Kể rằng, sau khi Pol Pot bị đánh đổ, Liên Hiệp quốc có ý tiếp quản Cambodia, biến đất nước này thành Thụy Sĩ của ĐNÁ: trung lập, sạch, đẹp và giàu.

Continue reading

Kapet-08. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CỘNG ĐỒNG CHAM [từ facebook]

Rất nhiều phản ứng, tôi rút ra 4 ý chính, lượt bỏ các ý trùng lặp.

Karun & Thuk siam cho Đất thiêng, bình an cho tất cả mọi người!

1. Jaya Thiên – Ninh Thuận, ngày 11-9-2023

Chỉ ra 3 điểm quan trong của Đất thiêng và Khu Thánh tích.

“Hai di tích rất quan trọng được xem như là Khu Thánh địa đó là; khu lăng mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu và Pô Haniim Per, gắn với truyền thống hành hương của cộng đồng người Chăm vùng Pajai và BiCam thuộc 3 huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh ngày nay.

Continue reading

KAPET. 6-7

Kapet-06. CEI XAH BIN BINGU – BẢN TỤNG CA

1.

Biết thêm – tóm từ facebook Jaya Thiên:

Pô Haniim Pơr còn có tên khác là Pô Harum Cơk, phu quân Pô Xah Inư – cuối thế kỉ XV. Núi Ông thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông, ở đó có thung lũng Pô Haniim Pơr thuở Ngai lánh nạn đến trú thân. Thung lũng Kapet là nơi cư trú lâu đời của người Cru, Raglai, K’ho, Cham…

Như từ hay dùng ở Ma Lâm, đền thờ Ngài người Cham gọi là Bimông “tháp”, xưa đền nằm trong khu Thánh tích tận rừng sâu. Năm 1968, chiến tranh mất an ninh, bà con thỉnh Ngài về thờ trong làng Palei Pacam – Lạc Tánh. Hằng năm, cộng đồng có 3 kì lễ lớn dành cho Ngài vào dịp Lễ Tế Trâu, Lễ Cabbur, Lễ Tagôk Bimông.

Continue reading

Thương ca vô tận-18. CON NGƯỜI THÈM KHỔ…

[hay. Toa thuốc đặc trị nỗi thèm khổ]

Lạ chớ, không phải thứ “thú đau thương” của Lưu Trọng Lư thuở lãng mạn, mà là thèm khổ rất thực.

Tuần trước, Chế Đôn còm: “Qua đời sống hiện thực của Nhà thơ cho thấy Tâm thế quá GIÀ RƠ, chắc như bắp. Suy tưởng về văn thơ thì cao siêu và trừu tượng quá, chỉ kính mong Nhà thơ hoan hỉ ban cho thí chủ Cẩm nang”.

Lẽ ra tôi đáp ứng ngay, do bận vụ KAPET, đã hoãn lại, nay mới có giờ mà hoan hỉ pháp thí.

Continue reading

Kapet-05. CHUYỆN KỂ

“Ngư dân bám biển”, cụm từ thường được dùng thời gian qua. Với ngư dân, biển là nhà với bao kí ức dữ lành, được mất. Dẫu sao ở đó, biển vẫn là tự nhiên mênh mông, nơi ta khai thác. Đất ngược lại – hẹp hơn, được bàn tay con người cải tạo, chăm sóc, con người gắn bó hơn, khó rời bỏ hơn.

Đất lành thì ở, đất lở thì đi – ông bà Việt nói thế. Tuy nhiên, để con người gắn chặt hơn với đất, đất cần đến câu chuyện.

Continue reading