Kiều Dung: Hôn nhân dị chủng, làm sao để không bị đồng hóa?

(bài viết ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?)

Để gìn giữ ilimo, chúng ta gồng gánh biết bao trách nhiệm lớn lao, tuy nhiên, nhiều nét đẹp ilimo thiết thực vẫn đang bị lãng quên. Chúng ta đã làm nhiều việc thiết thực nhưng ít quan tâm đến khả năng bị đồng hoá (ĐH) qua hôn nhân do vấp phải chuyện đời tư. Theo tôi, con đường bị ĐH qua hôn nhân mới đáng lo ngại nhất, không những gây ra sự sao lãng về tinh thần của thế hệ hiện tại mà còn làm lai căng, pha loãng dòng máu dẫn đến tình trạng hậu duệ các thế hệ người lai chối bỏ nguồn gốc là Chăm, vứt bỏ cộng đồng Chăm để hoà vào cộng đồng khác “giàu có” hơn.

Khi nói đến hôn nhân, ta thường nghĩ đó là chuyện riêng tư, không quyền can thiệp, nhưng tôi viết bài này không phải bàn về vấn đề tình yêu, mà là vấn đề người Chăm bị ĐH khi kết hôn với người ngoại tộc. Trên khía cạnh tình yêu là vấn đề riêng tư nhưng trên góc độ bị ĐH, không còn là chuyện riêng tư nữa, nó đã trở thành một vấn đề xã hội lớn lao. Vì vậy, với tư cách là công dân của một nước dân chủ, có quyền tự quyết hậu vận của mình, chúng ta có thể mổ xẻ vấn đề này để bàn luận.

Thế nào là đồng hoá?
ĐH là quá trình bị hoà tan (mất đi) một bộ phận hay toàn bộ đặc tính của một tộc người này vào một tộc người khác.

Triết học Mác – Lê-nin cho rằng không phải mọi quá trình đồng hoá đều tiêu cực, nhưng căn cứ vào tinh hình xã hội Chăm hiện nay, tôi chỉ bàn đến vấn đề tiêu cực.
Tôi nghĩ, quá trình đồng hoá qua hôn nhân có thể diễn ra ở mặt tinh thần và thể chất.
Về mặt tinh thần, con người đánh mất mình qua ý thức tộc người, họ quên đi nếp sinh hoạt tốt đẹp của tổ tông.
Về mặt thể chất, dòng máu của một hay nhiều cá thể thuộc tộc người này bi hoà tan vào tộc người khác mạnh hơn, sinh ra các thế hệ người lai. Các thế hệ lai này dần dần bỏ quên dân tộc yếu thế đã sinh ra chúng.

Quá trình ĐH về mặt thể chất và quá trình tiến hoá khác nhau ở chỗ nào?
Một tộc người A khi bị quá trình ĐH về mặt thể chất thâu tóm thì sẽ bị mai một dần dần, ý thức của các thế hệ sau (các thế hệ người lai) về tộc người A của họ không còn, một điều dễ hiểu là do họ sở hữu nhiều dòng máu và tộc người A gặp nhiều khó khăn.
Ngược lại, quá trình tiến hoá không những không làm tộc người B mai một mà còn làm phong phú bộ gen của tộc người B.

Một bày cừu A có 10 con, bày cừu B có 100 con, cho các con này ngẫu phối. Kết quả là bầy A bi sáp nhập vào bầy B, bộ gen của bầy A bị hòa tan vào bầy B, bầy A đã bị bầy B đồng hóa, còn bầy cừu B phong phú vốn gen hơn nghĩa là bầy cừu B tiến hoá.
So sánh này có vẻ khập khiễng vì con người khác với động vật. Chúng ta, chỉ có rất ít người, vào Sài gòn học tập, làm ăn.., vẫn không chịu chung số phận như bầy cừu A. Nhưng sở dĩ chúng ta gắn kết được với nhau là do đâu?
Đó là do chúng ta nhờ có ý thức dân tộc, có bản sắc ilimo, một khi điều này không còn thì sẽ xảy ra điều gì? Chắc chắn chúng ta không tránh khỏi số phận của bầy cừu A.

Trong quá trình hội nhập với cộng đồng các dân tộc Việt Nam và quốc tế, chúng ta cần tiếp thu tinh hoa bản sắc các dân tộc này, đồng thời cũng cần xây dựng một nền ilimo phù hợp với đặc thù văn hóa, lịch sự của dân tộc. Đảng và Nhà nhước cũng khẳng định chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn.

Đâu là vấn đề?
Nhiều người Chăm, sau khi được cha mẹ nuôi lớn khôn, có nghề nghiệp khá ổn định, do một chuyện đời tư, đã bỏ Chăm ra đi.

Người Chăm theo thiết chế xã hội mẫu hệ nên phụ nữ có quyền cưới chồng, tuy thế, khi lấy chồng xã hội phụ hệ thì các chị em cũng bị ông chồng đó cưới đi, hậu quả là chị em dễ bị đồng hóa. Hiếm khi có người phụ nữ nào giữ được bản sắc ilimo Chăm khi lấy người ngọai tộc.
Ở palei Ram, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh xót xa. Cô A vốn là người nết na học giỏi, được Giáo hội Islam cử đi học tại Libya. Cô lấy chồng người Libya, vì vậy ông chồng người Libya cưới đi. Ở nơi đất lạ, hiển nhiên cô gái này khó mà giữ được bản sắc Chăm, các con của cô không nói được vài từ tiếng Chăm, khỏang cách giữa hai lần cô trở về thăm palei phải tính bằng năm.

Tôi thấy, tại các nước Islam, người ta hạn chế cho phụ nữ đi xa cũng có phần để tránh trường hợp này. Các bạn nghĩ xem phụ nữ Chăm có nên như vậy?
.
Ông A, vốn là một thanh niên học giỏi tuy nhà nghèo, sau khi trở thành y tá, lấy vợ ở Tp. HCM, cũng chẳng hơn, gần như ông đã quên mất cội nguồn của mình. Ông thỉnh thỏang mới gửi tiền về nhà cho người thân. Các con của ông đều sử dụng tiếng Việt, không nói được tiếng Chăm.

Nam giới người Chăm không có quyền cưới vợ về nhà, điều này cũng khiến phái mạnh dễ đánh mất mình. Tôi nghĩ nên cho phép đàn ông Chăm cưới vợ về nhà khi lấy vợ ngoại tộc, có như vậy ta mới hạn chế phần nào vấn đề đấng mày râu Chăm đánh mất mình, dù chúng ta ở xã hội mẫu hệ. Các bạn nghĩ như thế nào?

Nhiều câu chuyện rơi nước mắt xảy ra, phần lớn những người kết hôn với người ngọai tộc đều không được hạnh phúc như họ mong muốn.
Ông B, người palei Ram, vốn là một thanh niên hiền lành, chăm chỉ làm ăn, kết hôn với người ở Nha Trang. Ở nơi đất lạ, không có đất làm ăn, ông sống một cuộc đời nghèo khổ, phải nhờ chính sách tình thương của Nhà nước. Con cái không ai nói được tiếng Chăm. Rồi cho đến lúc già đi, ông nhớ quê hương, nhớ anh em ruột, nhớ hàng xóm láng giềng, không có tiền về quê, nên nghĩ ra một cách ướt đẫm giọt lệ. Ông bảo với một người đồng tộc palei Pa-mlap, bán thuốc nam ở đó, rằng có một người Chăm palei Ram lấy vợ ở Nha Trang sắp chết. Thế là anh em, họ hàng ông than khóc thảm thiết, đi tới nơi mới vỡ lẽ. Ông B sụt sùi nước mắt, ôm anh em ruột, họ hàng mình khóc đau đớn.

Ông C, người palei Hamu Tanran, lấy vợ xa quê, khác tộc, khi còn trẻ sống như thế nào, tôi không biết, nhưng khi chết đi ông bị người vợ bỏ trong quan tài để ở palei Ram như thể là người xa lạ, không có một đám tang nào cho linh hồn được siêu thoát.

Điều này nhắc nhở giới trẻ thanh niên Chăm phải đắn đo suy nghĩ khi quyết định chuyện hôn nhân. Nếu không sẽ chịu chung số phận những người nêu trên.

Hôn nhân là mối quan hệ ảnh hưởng nhiều đến vấn đề xã hội. Nếu các bạn không xem trọng, không sáng suốt khi lựa chọn người bạn trăm năm, đặc biệt khi kết hôn với người không cùng dân tộc, bạn sẽ dễ dàng đánh mất mình. Giới trẻ Chăm cần được trang bị một kiến thức tối thiểu về tình yêu và hôn nhân. Chúng ta phải gìn giữ nền ilimo không những không làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc mà còn làm đa dạng nền văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đảng và Nhà nước cũng đã khẳng định các dân tộc trên đất nước Việt Nam được thống nhất trong đa dạng nên chúng có quyền giữ gìn và phát huy bản sắc ilimo của mình.

24 thoughts on “Kiều Dung: Hôn nhân dị chủng, làm sao để không bị đồng hóa?

  1. Kiều Dung nêu câu chuyện này rất thật. Hoan hô! Bạn cũng bàn rất hay.
    Tôi nghĩ thế này, nếu có lỗi thì lỗi thuộc… Ông Trời: Ông Trời làm ra con người ai cũng có hướng nghiêng về phía kẻ mạnh. Việt lấy Mỹ thì nhập tịch Mỹ, quên gốc Việt. Camơrun lấy Pháp thì theo Pháp… Chàm lấy Kinh thì khai sinh dân tộc Kinh. Đám con cái này không chối gốc gác cha mình là Chàm thì con may lắm.
    Nhưng xét ra Chàm mình cũng có lỗi. Chàm Pànì còn có tục “tamư Pànì” chớ Chàm Bà la môn thì miễn cho vào Kút!!! Có lạy người ta cũng không dám nhận là Chàm, ở đó mà kêu ca.
    Đời có dân tộc nào chơi lạ thế không? Người ta không theo Chàm mình thì đúng rồi còn cãi gì nữa.

  2. Cảm ơn Kiều Dung về bài viết!
    Không biết Dung có kế sách gì giam chân hôn nhân ngoại tộc hay giành lấy người ngoại tộc về cho tộc mình không?

  3. Chào em Dung,
    Tôi không nhận xét gì về nội dung bài em viết, tuy nhiên tôi muốn em nên xem xét kỹ lưỡng đề đài khi viết. Tôi đọc qua đọc lại bài em viết nhiêu lần, cho phép tôi nhận xét một chút về cách viết của em như sau:
    – Về cách dùng từ và cấu trúc câu còn bị sai lỗi, có nhưng câu không có chủ ngữ hoặc động từ (yêu cầu cơ bản của kỹ năng viết). Đọc bài của em phải nín thở vì không có điểm dừng. Các bạn có thể tìm thấy nhiều điểm anh nêu trong bài viết trên.
    – Phong văn: Anh vẫn không hiểu phong văn em là một bài nói chuyện hay một gì gì đó… Nhưng theo quy tắc viết nhưng bài xã luận, tác giả không nên có giọng văn đại khái như Chỉ Trích, hay Răng đe người đọc (Điều này nhắc nhở giới trẻ… chịu chung số phận những người nêu trên)
    – Dẫn chứng và điểm chứng: em quá khập khiễng khi lấy vấn đề phép lai Sinh hoc. Em muốn nói đền vấn đề đồng hoá nhưng vấn đề em nêu hoàn toàn sai. Nếu anh không nhằm phép lai trong sinh hoc, đặc tính hay đặc điểm của một loài nào đó phụ thuộc vào Gen lặn hay trội mà nó từ từ thay đổi cả một quần thể. Em thì lại căn cứ vào số lượng thì không biết đây lại luật mới hay luật em tự nghĩ ra.
    – Sử dụng từ chuyên ngành hay khoa học trong bài viết: không biết em học cái này chưa, nếu một từ được viết tắt hay từ chuyên môn không thể dịch sang được thì ngay lần đầu tiên sử dụng từ đó trong bài viết, tác giả thường để giải nghĩa trong ngoặc ().
    Trên đây là một vài nhận xét khi đọc bài, nếu ai đó nói em là cây viết trẻ, thì đối với anh, em chỉ là tập sự thôi, bài viết phải được kiểm tra, đọc đi đọc lại nhiều lần để hay hơn khi đăng bài nhé.

    Chúc sức khoẻ

  4. Vấn đề ở đây không phải do “Gen lặn hay trội mà nó từ từ thay đổi cả một quần thể” mà là hậu duệ các thế hệ người lai này có chịu nhận mình là một thành viên trong cộng đồng người Chăm hay không? Sự pha trộn dòng máu qua hôn nhân dị chủng được nhìn nhận khác với sự tiến hóa trong sinh học. Người Nhật có đến trăm triệu người, thế mà họ vẫn khuyến khích nội hôn đồng tộc, vì cho rằng dân số chưa đủ đông!
    Thân mến!

  5. Đọc xong bài viết của bạn mình có chút thắc mắc mốn bạn giải đáp dùm mình: Đề tài của bạn rất hay nhưng khi triển khai nội dung bài viết thì mình thấy nhiều bất cập, nhiều mâu thuẫn, không làm nổi bật được tên tiêu đề bài viết.
    Bài viết của bạn tập trung vào hai thuật ngữ chủ yếu là “Dị chủng” và “Đồng hóa” nhưng nội dung bài viết lại không làm rõ được hai vấn đề nêu trên. Nếu xem qua cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do Nguyễn Kim Thản (chủ biên, 2005) thì hai thuật ngữ trên được giải thích như sau: “Đồng hóa: Làm cho (đối tượng) trở nên giống mình bằng cách thay đổi bản chất vốn có của đối tượng đó”. Vậy theo bạn đâu là nguyên nhân Chăm mình bị đồng hóa, do yếu tố chủ quan hay khách quan nhiều hơn. “Dị chủng: Một chủng người khác với chủng người mà mình là thành viên (và bị coi khinh)”. Vậy theo bạn nếu không phải là người Chăm thì được gọi là dị chủng hết hay sao.
    Chúc bạn sức khỏe và viết về Chăm mình nhiều hơn!
    Đây là địa chỉ gmail của mình: quanghoaixuanlsk31@gmail.com

  6. Lúc còn nhỏ tôi có chứng chiến 1 sự kiện ở plei. Ông kia bỏ làng đi làm ăn xa, rồi cưới vợ Việt, nghe nói làm ăn rất giàu có, con cái thành đạt, đều tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài. Đến khi ông qua đời thì viết di chúc muốn được chôn ở quê theo đúng lễ nghi Islam. Do vợ con không biết Islam hay Chăm là gì nên ò í e ở nhà cả tuần để khách viếng trong 1 cái hòm chạm trổ long phục sáng rực (vì mắc tiền mà) xong mướn nguyên 1 đoàn xe chở về quê chôn (tưởng đâu nở mặt vì sự giàu có). Đến khi tới quê thì ko ai cho chôn. Islam ko chôn hòm, và xác phải được tắm, và liệm trong vải trắng. Chuyện vỡ lở, cả nhà quỳ cúi lạy cả làng khóc lóc ỉ ôi, người ta ko đành lòng nên đồng ý. Do xác đã để cả tuần, ko lấy ra khỏi hòm được, nên bắt người nhà phải cạo sạch hết long phụng, hình vẽ đính trên thành hòm rồi mới đc đưa vào thánh đường chôn. Giàu làm chi mà chết khổ quá…. Đúng là hậu quả thích hàng ngoại.

  7. Nhận thấy được điều gì qua chuyện kể:

    1. Người ta còn coi trọng hình thức mà quên đi điều thực tiễn.
    Khi người Chăm đó còn biết nhận mình là Chăm trước lúc lìa đời là 1 điều đáng quý. Cái hòm chỉ là hình thức, là vật sẽ mục rữa theo thời gian, mình có thể nhắm mắt làm ngơ cho qua đi, bởi vì chuyện đã vỡ lở. Nếu bạn là đứa con, sau khi phải làm đúng như thủ tục đòi hỏi của cả làng, bạn có còn muốn theo cha nhận mình là Chăm hay là về với Mẹ và được Cậu Dì họ hàng bên Ngoại thương yêu và coi trọng mình? Nếu chúng ta khéo léo thì con cháu người chết đó sẽ quay về tìm hiểu về nguồn gốc ông cha của chúng và chúng ta có thêm Chăm (dẫu Chăm Tin Lành hay Phật giáo), còn cứ khư khư giữ lấy những hình thức lễ nghi mà ko có ngoại lệ theo hoàn cảnh thì chắc chắn dân số Chăm sẽ ko tăng vọt là bao.

    2. Thế nào là tôn giáo?
    Theo tôi bất cứ 1 tôn giáo nào cũng luôn dẫn dắt con người hướng thiện.
    Cho nên tôi nghĩ nếu gặp 1 xác chết vô thừa nhận, nếu có điều kiện tôi sẽ đem vào làm theo cách thức của tôn giáo tôi và chôn cất ti hài đó. Vì tôn giáo là độ lượng, là nhân ái, là bao dung. Người đời nghĩ gì về tôn giáo của tôi? Có lẽ là ko đến nỗi tệ.

    Vài ý nghĩ tầm phào nhân đọc 1 câu chuyện có thực xãy ra trong cộng đồng Chăm.
    YC

  8. Bạn YC nói vậy thì nghe được.
    Tôi nghe nói người Chăm Islam khi lấy người khác dân tộc hay khác đạo thì bắt đối tượng theo đạo mình. Còn người Chăm Bà la môn thì không cho con cái người lai hay người khác đạo vào Kút chính khi mất. Ôi nếu mà như vậy thì làm khó quá, đâu có ai vào dân tộc Chăm nữa. Như vậy là TỰ mình trừ đi, không cộng thêm vào.
    Tôi nghe nói vậy thôi, nếu sai thì xin đại xá.

  9. @YC : Chôn hòm là hình thức?….ko biết YC có phải Islam ko, nếu chắc là Islam thì từ nhỏ chưa học Fiqah…lật sơ đẳng trong Islam.
    Còn niếu mang 1 cái xác ko phải Islam ( nhận diện qua sunat khatan) mà mang chôn theo nghi thức Islam thì còn nghiêm trọng hơn…bác xem lại hả nói nhé :))….

  10. @Nguyen dinh anh : Niếu đối phương ko phải Islam, thì ko thể thực hiện đc luật Nikah trong Islam, và nếu lấy nhau 2 người sẽ phạm trọng tội ( tội Zina). Chưa kể những chuyện sau này nảy sinh và đều đc định trong luật Syaria’h. Vợ chồng trong Islam là 1 cá thể duy nhất nên ko thể có kẻ đạo này người đạo kia

  11. Tôn giáo thì mạnh ai nấy đúng, tôi đọc ai đã từng viết thế.
    Nếu tôn giáo nào cũng lấy LUẬT trong kinh sách mình ra nói, thì ko ai nghe ai, ko ai hiểu ai cả. Ng ta gọi đó là tôn giáo đóng.
    Còn nay là thời đại toàn cầu hóa rồi, ta phải học biết chấp nhận Những Cái Khác Others. Chính trị, tôn giáo, văn hóa,… cũng đều thế cả. Bạn à. Còn ko thì ko nên bàn nữa.
    Theo tôi biết, người Chăm đã lấy nhiều dân tộc khác thuộc Tin Lành, Công giáo, Phật giáo, Cộng Sản giáo, Ma giáo… cả nam lẫn nữ. Họ sống khắp. Nếu ta giở KINH của riêng tôn giáo ta ra mà nói thì ôi thôi…

  12. Ở đó mà thống nhất nhân loại.
    Cộng Sản từng tham vọng thu tóm nhân loại về một mối, rồi thế nào? Thời đỉnh cao nhất họ cũng chia làm 3 khối, lườm nguýt nhau tranh giành ảnh hưởng. Rốt cục thế nào? – rã đám!

    Mỹ mạnh nhất thế giới tưởng vô địch muôn năm rồi bị cho te tua!

    Hồi giáo cũng có thống nhất đâu, nội 2 khối Sunni với Shia mà oánh nhau không biết khi nào nghỉ cho loài người nhờ. Mà có ai dám bảo họ không là tín đồ Islam???

    Vậy làm sao có tình huynh đệ yêu thương giữa loài loài người với nhau (không phải chỉ Islam với nhau, Công giáo với nhau, Cộng Sản với nhau…, không phải chỉ có người Chăm với nhau, người Kinh với nhau, người Pháp với nhau…) mà là cả nhân loại?

    Tôi đồng ý với ông Đình Anh là phải học chấp nhận CÁI KHÁC. Ta thì ngon rồi, nhưng họ cũng ngon không kém. Vậy hãy chấp nhận nhau để cùng NGON. Không hay sao!!! Ngồi đó mà phân biệt đối xử thì chỉ từ ngu trở lên…

  13. Cac ban a!
    Lich su tan tac cua dan toc Cham da cho chung ta 1 chung minh rat la cu the. Cu qua Hai Nam Trung Hoa, Aceh o Indo, hoac Kelantan Malaysia xem dong doi nguoi Cham hien nay song ra sao? Ho co con biet gi ve van hoa, phong tuc nguoi Cham? Hay la ho da tro thanh nhung tin do ngoan dao cua Hoi Giao, san sang gap bat cu nguoi Hoi Giao nao du Pakistan, Malaysia, Arap, deu coi trong nhu nguoi nha. Va san sang xa lanh nguoi cung 1 giong mau Cham boi vi nguoi do ko cung 1 ton giao voi minh. Toi da tung co thai do nhu the thoi nien thieu. Xom toi da tung co nhung anh chi em sinh vien Cham Panduranga den muon nha o, nhung nguoi Cham Islam trong xom da ko gan gui voi ho, ma trai lai rat than mat voi hang xom nguoi Kinh, mac dau ca 2 deu ko theo dao Islam. Cu ri tai nhau, do la Cham chuh (chet dot), Cham bbơng ralo pabui (an thit heo), va chang may choc chang co ma Cham nao leo hanh den hoi han, tro chuyen. Rat lay lam ho then cho hanh dong cua toi va buon vi may chuc nam sau, nhung cu xu do van con ton tai.
    YC

  14. (Noi tiep)
    Con 1 chuyen nua de noi ve cach chon nguoi chet theo Islam.
    Thuo thieu thoi toi ko duoc Cha day nhieu ve Islam, nen ko biet toi noi toi chon. Cung ko trach Cha duoc. Tuy nguoi rat ngoan dao, nhung vi ko kien thuc pho thong, ko nghe nghiep chuyen mon, nen phai nai lung ca ngay “cay cuoc” de nuoi 1 vo va 7. Mot ngay 2 jobs, 1 tuan sau ngay. Nghi duoc thu Sau de di lam le. Cho nen, ve dao thi toi mu tit, tuy nhien toi nghe noi nguoi Islam khi tan liem, ko xai nhung vat dung chac chan vi ho muon than xac mau muc rua de tro ve voi cat bui. Neu cu khu khu nhu the, thi ko co ma nao chet theo dung nghia Islam o ben My nay. O My va cac nuoc Tay Phuong, ho bat phai chon xac trong 1 cai hom bang xi mang cot sat. Hom hay ko hom cung phai chui vo do va dong lai kin mit. Xac co muc rua cung con nam trong cai hop ximang do. Ko duoc tham vao dat vi mat ve sinh.
    Ko hieu may ong Imam o My nay tinh sao, nhung toi thay ho van dat xac nguoi chet trong hop ximang do. Nhu vay ho co pham toi theo luat Fiqah hay la ho da hoc duoc cai hay la du di voi hoan canh?
    YC

  15. Chăm có một dúm nhóc mà không biết nhập gia tùy tục nhập giang tùy khúc, có mà tiêu.
    Thường thì khi người ta mạnh, giàu, học cao thì người ta mới phân biệt đối xử; có ai như mình vừa ngu, vừa nghèo, vừa yếu mà đòi phân biệt đối xử, có mà… xẹp lép đó con ơi!!!

    Dĩ nhiên phải biết bản sắc và biết gìn giữ bản sắc Chăm, sau đó hòa nhập vào cộng đồng xã hội mà mình sống.

  16. Vài năm qua không có ít đâu cô gái Chăm lấy chồng Việt, ai ngăn được không nào?
    Tục người Chăm mình không cho con lai vào Kut, nghĩ nông cạn thì ta loại họ hết đó. Rồi nếu không tạo điều kiện thuận lợi, hỏi họ có thèm vào cộng đồng ta nữa không? Rồi mấy cô gái ở Văn Lâm theo Bà ni hay Hồi giáo mới, ta loại bỏ họ hết à?
    Làm như xã hội Chăm ngon lành ghê lắm!!!!
    Thời thế như thế rồi, họ không thể thay đổi, vậy mấy ông có học hãy thay đổi lối nghĩ đi!

  17. @YC : THÂN MẾN !
    Dĩ nhiên việc vận dụng syari’ah trong Islam có thể biến thể nhưng phải theo sunnah, ví dụ: muốn hành lễ mà ko có nước Wudu’ thì phải Tiamam bằng đất. Chôn người ở nơi đất cát, dễ sụt lún thì có thể để hòm (1 hộp gỗ ko chạm khắc) hay trán xi-mang ở thành hố. Đồng Bằng sông cửu long là 1 nơi đất cứng, đất sét… nên nhất thiết ko được chôn hòm, chắc YC cũng hiểu, có thể nói thẳng là cấm.
    @Tất cả các bạn :
    – Có một comment nói rằng Chăm dễ chấp nhận người Kinh, Tàu, Hàn quốc… theo nhiều tôn giáo khác nhau mà lại thành kiến với Chăm non-Muslim. Điều này là đúng, nhưng phải tìm hiểu nguyên nhân. Ví dụ nhé, 1 người dân ko quen biết, người này là người ăn chơi hư hỏng, nhưng khi người này đến đối xử tốt và ân cần với ta, ta vẫn đón tiếp và niềm nở như là 1 tính xã giao. Ngược lại, anh em trong nhà ta mà hư hỏng, ko khuyên răn được ta sẽ chán ghét ngay. Người Islam chính có quan niệm này, có thể là 1 khuyết điểm về ý thức hệ tôn giáo, vì theo người Chăm Islam, danh từ “Chăm” đồng nghĩa với “Islam”. Người Chăm luôn gọi người Arab, Pakistan, hay bất cứ cộng đồng Islam nào trên thế giới là “Chăm”. Cũng giống như danh từ “Melayu = Islam” mặc dù ko phải người Melayu nào cũng là Islam.
    – Nhiều người hiểu lầm rằng Islam là 1 tôn giáo mà người Chăm đang theo. Nhưng thật sự ko phải. Islam ko giống các tôn giáo khác. Khi bạn theo đạo Phật, bạn biết mình có đạo và hành đạo song song với đời sống hằng ngày. Nhưng đối với người theo Islam thì Islam chính là cuộc sống hằng ngày và ko thể tách rời nó để trở thành một thứ tôn giáo mà chỉ có trong nhận thức tâm linh. Islam là cuộc sống. Hiểu được điều này ta sẽ cảm thông hơn đối với cách nhìn nhận của người Islam về cộng đồng non-Muslim.
    – Luật đạo Islam ko thể (Haram – CẤM) thay đổi cho phù hợp với xu hướng thời đại như có bạn đưa ra ý kiến. Kinh Thánh và Sunnah Rasullallah ko được thay đổi dù chỉ một dấu phẩy, đó là điều đại kị trong Islam.
    – Với Shi’ah và Sunni: tôi đứng trên phương diện Sunni. Người Sunni ko xem người Shi’ah là Islam và ngược lại cũng vậy (Shi’ah ko xem Sunni là Islam). Ngay cả đồ ăn của người Shi’ah làm người Sunni cũng ko ăn được vì ko Halal. Họ hành lễ trong những Thánh đường riêng và ko nối kết cộng đồng.
    – Về việc quên cội nguồn như YC đề cập: mình xin có ý kiến. Cộng đồng Chăm mất nước, li tán. Ai ở lại Panduranga dĩ nhiên sẽ lưu giữ được nhiều hơn bản sắc Champa- Panduranga. Li tán mấy trăm năm dĩ diên sẽ phai nhạt đi nguồn gốc. Người Chăm ở nơi khác mình ko biết. Nhưng Chăm Châu đốc và Campuchia vẫn còn kể và truyền miệng rất nhiều truyện cổ về đất nước Champa mà họ là thần dân. Cái khác là đất nươc Champa này là “Champa Islamic kingdom”. Thần dân và vua chúa trong đó đều là Islam. Ví dụ: Chế Bồng Nga cũng được Islam hóa thành Sultan Zainal Abidin…
    * Đôi điều chia sẻ cùng các bạn Chăm. Nói ra ko phải để biện luận hay cãi cọ. mà chỉ là đôi điều giải thích theo kiến thức của tôi, góp một phần nào đó về cách hiểu Islam của các bạn non-Muslim hay các bạn đã là Muslim như YC mà chưa hiểu rõ Muslim

  18. Câu chuyện mình kể trên. Nếu xét về phương diện Islam thì người đàn ông đã phạm vào trọng tội. Ko giáo dục vợ con đi theo đúng đường lối, cho đến nỗi khi chết đã bị vợ con tưới rượu lên xác, cấm nhang lên đầu hòm, để tang và gãi đàn đám ma. Những hình thức tín ngưỡng mà Syirik với Đức Chúa Trời. Là một đòn thức tỉnh đối với những người Muslim “hướng” hàng ngoại (ko dám nói chung cộng đồng Chăm), đúng theo tin thần bài viết của bạn KD 🙂

  19. 7:35 chiều nay, tôi vừa nhận email của một người đọc kí tên Người Bạn Chăm từ Phan Rang gửi tới. Nguyên văn (tôi có bỏ bớt vài câu xã giao và vài từ không cần thiết):

    Người Bạn Chăm
    Kính gửi nhà thơ Inrasara và BBT Inrasara.com.
    Sau khi đọc vài phản hồi của Putrachampa, tôi xin có ý kiến với BBT Inrasara.com như sau:

    – Tôi nhớ nguyên tắc Inrasara nêu ra lần đầu là website này không bàn trực tiếp về chính chị và tôn giáo. Vậy theo tôi, nhiều người viết phản hồi đã lạc đề. Khác xa tinh thần bàn về hôn nhân dị chủng, là vấn đề lớn mang tính xã hội. Tôi đề nghị BBT cho ngưng thảo luận bởi dễ sa đà.

    – Tinh thần thời hiện đại là tinh thần khoan dung. Chế độ xã hội chủ nghĩa từ Nga cho đến Việt Nam, từ Trung hoa cho đến Cuba thay đổi để cùng tồn tại thế nào ai cũng biết. Riêng về tôn giáo, có nhiều cặp vợ chồng thuộc tôn giáo khác nhau lấy nhau. Người khác Islam lấy người Islam, nếu kết án cha mẹ những người này không biết dạy con là điều cần xét lại. Ngược lại cũng vậy. Quyền theo tôn giáo nào đó hay không theo tôn giáo nào cả được luật pháp Việt Nam lẫn toàn thể thế giới tiến bộ công nhận.
    Tố cáo họ thì sai, cấm họ càng sai nữa. Ai độc quyền chân lý? Dù là chân lý chính trị hay chân lý tôn giáo! Thế giới yêu chuộng dân chủ tôn trọng quyền tự do chọn lựa của tất cả mọi người, ngay cả đứa con rứt ruột sinh ra.

    – Riêng câu “Người Chăm luôn gọi người Arab, Pakistan, hay bất cứ cộng đồng Islam nào trên thế giới là “Chăm” thì tôi không dám bàn.
    Hay vương quốc Champa là vương quốc Cham Islam, cũng vậy. Hãy để nhà khoa học nói chuyện.

    – Còn khi Putrachampa bàn về tôn giáo khác như Phật giáo thì hoàn toàn… (BBT kiểm duyệt bỏ).

    Rất mong BBT xem lại.
    Kính chúc nhà thơ Inrasara sức khỏe nhân dịp năm mới, kính chúc Inrasara.com tiến bộ.

    Người Bạn Chăm.

    Sau “phản hồi” này, mong các bạn thôi trao đổi liên quan đến vấn đề tôn giáo tại đây.
    BBT.

  20. NÓI THÊM

    Bạn Putrachampa và các bạn thân mến
    Sau khi “phản hồi” của Người Bạn Chăm được đưa lên cùng lúc thông tin của BBT đề nghị ngưng thảo luận, vì “lạc đề”, tôi nhận được “phản hồi” từ bạn Klủn, Kim Chi và nhất là phản hồi khá dài từ bạn Putrachampa.
    Dĩ nhiên, vì có thông tin trước, nên sự ngưng được “tiến hành”. Chỉ xin nói thêm với bạn đọc 2 ý sau:
    – Người Bạn Chăm không là tiếng nói cuối cùng. Có vài ý cũng có thể trao đổi lại. Cả BBT hay cá nhân tôi cũng chưa bao giờ “nói tiếng nói cuối cùng” ở mục thảo luận. Tôi chỉ đồng ý với NBC và một bạn khác nữa là nên thực hiện nguyên tắc ban đầu của trang mạng này là “không trực tiếp bàn về chính trị và tôn giáo”.
    – Chính trị thì miễn rồi, phe nào thì phe nấy đúng thôi. Riêng tôn giáo, bên cạnh sự nhạy cảm về đức tin, còn thì nó quá chuyên biệt mà chỉ có người nào đi sâu vào lãnh vực này mới biết luật đạo cụ thể từng chi tiết thế nào hay thực hiện ra sao cho đúng.
    Chúc bạn đọc và quý bà con anh chị em sức khỏe và hạnh phúc.
    Inrasara

  21. Qua sự trao đổi tôi càng chắc chắn rằng một trong những nguyên nhân người Chăm chia rẽ nội bộ thời xưa, trầm trọng đến nỗi mất nước, phải là tín ngưỡng.
    Thử hỏi chỉ vì khác tín ngưỡng mà ta sẵn sàng xa lánh họ hàng, huyết thống, thì làm sao vua Chăm theo tín ngưởng này lại có thể kêu gọi thần dân mình (theo tín ngưỡng khác) ra xả thân chống ngoại xâm?
    Lấy đó mà suy ngẫm, tuy có hơi khác thường và có lẽ làm phật lòng nhiều người Chăm, nhưng lại rất hợp lý.
    Cũng cùng một lối suy luận đó, tôi bâng quơ nghĩ đến bia Võ Cạnh nói về người dân Caklaing thời xưa. Tại sao họ ko thuần phục triều đình trung ương? Nói để nghe, để cùng nhau tìm một giải thích hợp lý cho sự xóa sổ Champa, chứ ko phải tranh luận hơn thua, hoặc kết tội ai.
    Tất cả đều đã thành quá khứ, lịch sử, nhưng ko phải người đọc lịch sử ko được quyền suy diễn. Cũng ko trách tôi mơ màng nghĩ tới “nếu mà… Chăm các nơi lúc đó, Chăm dù khác tín ngưỡng hay tôn giáo lúc đó một lòng một dạ chống Đại Việt thì giờ này tôi đâu phải khóc than cho thân phận dân Chăm lạc loài.”
    Hy vọng những lời trên chỉ là chung chung ko đụng chạm, ko đề cao hay phê phán một tôn giáo nào cả, và Sara sẽ đồng ý post lên mạng.
    YC

    * BBT lưu ý: Ở bài này, BBT chỉ ngưng post “phản hồi” bình luận về đạo luật nào đó của tôn giáo cụ thể, chứ không phải tinh thần tôn giáo nói chung.

  22. Tôn giáo và sắc tộc là hai vấn đề rất… rât… nhạy cảm. Nhất là khi chúng ta đứng trên phương diện của một tôn giáo này nhận định về tôn giáo kia, hay một dân tộc này nói về dân tộc khác/đối nghịch. Câu chuyện không những không được giải quyết mà còn khiến mâu thuẫn lại chồng chất mâu thuẫn. Từ đó sinh ra những hệ lụy không đáng.

  23. Có một vài số liệu các bác tham khảo:

    Năm 1989: dân số Chăm là 99,000 người đến năm 2009: dân số Chăm là 161,000 người. Tốc độ tăng trong vòng 20 năm (1989-2009): 62%

    Cùng với thời gian đó, tổng dân số Việt Nam năm 1989: 64,000,000 người. Đến năm 2009 là 86,000,000. Tốc độ tăng trong vòng 20 năm: 34%

    Kết luận: tốc độ tăng dân số người Chăm cao gần gấp đôi tốc tộc tăng dân số cả nước

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *