[Thô tục và sang trọng, hay cái bẫy ngôn từ?]
Việt Nam thiếu truyền thống triết học, ta cũng chưa chuẩn bị để bổ khuyết sự thiếu vắng đó nữa. Thế nên ta muôn năm nửa vời, và tự sướng với nỗi nửa vời kia.
Ngó xem người ta.
“Suốt đời tôi không làm gì hơn là đẩy cho đến cùng, cái mà quý vị chỉ dám làm có một nửa…” – Dostoievski nói. Và ông đã đẩy tới cùng, phân tích tới cùng tâm lí chiều sâu của nhân vật đủ dạng, qua đó cho ra đời loạt kiệt tác mang tính khai phá lớn, tạo ảnh hưởng sâu rộng đến văn học và tư tưởng thế giới. Còn ở ta, muôn năm nửa vời.
Viết về sex, nhà văn ta cũng không thể có được khuôn mặt mạnh bạo, sâu thẳm và cao vời như Henri Miller. Suy tư về thơ và sáng tác thơ cũng hệt, ta cứ phải đạo. Ai nghĩ khác mình xíu hay dám đẩy tới là chê, là phủi, là tố. Như cách ta tố… Inrasara!
Dẫu sao, “Thơ như là con cặc nứng” là cái bẫy ngôn từ. Không câu “view”, mà ý định đuổi khéo độc giả mới trông mặt mà bắt hình dong, thiếu kiên nhẫn với con chữ. Nhác thấy “cặc nứng” đã mất bình tĩnh, và bỏ đi.
Không đọc ông Inrasara, thiệt thòi ráng chịu.
17 năm qua – thử xem tôi đã làm gì với THƠ? Nhìn toàn cảnh, lịch đại lẫn đồng đại, từ trong đến ngoài, chính thống và phi chính thống, rộng và xa, mặt trái, chiều sâu lẫn bề tối, vân vân. Không kể mươi tác phẩm nghiên cứu thơ Việt đương đại, miễn kể phê bình, tạm kê vài tiểu luận…
Thơ như là một thiết yếu
Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn
Nhà thơ biết học sợ thơ, để người đọc còn cần đến thơ
Thơ [ngoại vi] Việt đang ở đâu?
Nghệ thuật như là liều thuốc ngừa
Hóa giải và hòa giải ba loài thơ hôm nay
Sẽ không có cách mạng thơ trong tương lai gần
Thơ dân tộc thiểu số vừa đi vừa ngủ
Cho gió đại dương quét vào lục địa thơ đã quá già cỗi này
Làm thơ, tại sao?
Thơ như là tiến trình
Thơ ca như là thơ ca thì không có tiến bộ
Thơ Cham – nhập cuộc về hưởng mở
Thơ dân tộc thiểu số, từ một hướng nhìn động
Thơ, thay đổi để tồn tại
Thơ đổi mới, hành trình chuyển hướng say
Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’
Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại
Thơ như là con đường
Và để làm gì, thy sỹ?
Trình diễn thơ hay thơ trình diễn?
Về đâu, thơ Tân hình thức Việt?
Hai cảm thức, hai loài thơ ở hai kì sự kiện HS-Trường Sa
Di cư ngôn ngữ trong thơ ca
Cá chết, biển chết và thơ… chết
Chúng ta nợ gì ở thơ miền Nam?
Đổi mới thơ, từ cách tân đến phản kháng
Quá trình hiện đại hóa thơ là quá trình cắt bỏ… “thi tính”
Tại sao thơ vẫn cần đến trường, nhóm?
Ngôi nhà, nơi thi sĩ cư ngụ
Thơ như là con cặc nứng
Còn nhiều nữa…