Chuyện thơ-6. CHÚNG TA SỢ THÀNH… THIÊN TÀI

[hay. Từ chuyện làm ăn đến làm thơ, từ Cham đến Việt]

“Không có liều lĩnh nào tai hại cả”, ai nói thế?

Câu chuyện kinh doanh

[1] Bà xã tôi dân liều lĩnh thì miễn nói, Fulro mà! Dẫu sao, trước chuyện lớn nàng vẫn cứ run…

Cơ sở Thổ cẩm Inrahani làm ăn với Mai tại Sài Gòn đang ngon trớn thì bị nạn. Năm 1993, Cửa hàng đặt hàng lớn, và Cơ sở đổ vốn lớn. Rồi, vi là hàng dệt tay mỏng dày to nhỏ không đều, một nửa hàng thô bị loại. Sập tiệm là cái chắc.

Bà xã năn nỉ thế nào vẫn không chịu. Tôi nói, CUT, Hani hoảng lên. Thế rồi, tận dụng hàng thải chế tác balô, gilê, ví, túi xách, thuê góc nhỏ Thương xá TAX, bán lẻ – Cty Inrahani phất, qua quyết định liều lĩnh đó.

[2] Đ-N-Hạnh em họ Hani, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm đang thất nghiệp, tạm vào Sài Gòn giúp chị. Hani cho thủ vai chính Quày ở TAX, tiền vào như nước [H vừa kể lại tôi mới nhớ]. Được nửa năm, H đòi về.

– Em nuốn đổi đời hay thèm ổn định? – tôi hỏi, và thêm: Muốn lớn, hãy ở lại Sài Gòn, chọn ổn định thì về làm giáo viên: sáng lên trường, chiều lai rai, tối ôm vợ nựng con. Hạnh quyết: về!

[3] Họa sĩ Đ-N-Thọ bạn thân. Năm 2000, Thổ cẩm Inrahani đại diện Việt Nam đi Nhật qua 5 thành phố triển lãm và bán. Ôi thôi là tiền.

Ở đó có thợ vẽ Hàn Quốc vẽ và bán tại chỗ. Mỗi bức 2-30 chục triệu, ngày 7-8 bức, khách xếp hàng chờ. Tôi nghĩ bụng: Thọ qua còn ăn đứt! Nghĩ là làm. Về quê tôi chạy qua anh: Anh chụp mươi mẫu tranh về tháp làm album đi, Sara gửi qua bển giới thiệu, sang năm mình đi.

Bạn lơ là, như là không có gì xảy ra ở đó!

Tất cả nói lên điều gì: Con người ưa ổn định, sợ phiêu lưu. Nói chung, sợ VĨ ĐẠI!

Chuyện kinh doanh đã vậy, văn chương cũng chả khá hơn.

24 ngày ra Bắc “truyền đạo Thơ” vừa qua. – “Hóa giải và hòa giải ba loài thơ hôm nay”, tôi nói: Loài thứ ba, phiêu lưu khai phá quyết định thơ Việt hội nhập thế giới.

Ở các nơi, tôi thông tin tình trạng, gợi mở, hối thúc và cả khiêu khích nhưng hiếm thấy nhà thơ nào nhập cuộc – hết mình và tới nơi. Chúng ta chỉ ưa dừng lại ở tài năng, mà không MUỐN làm… thiên tài.

Năm 1999, Trần Kỳ Phương ghé tôi ở Sài Gòn, tặng anh tập thơ mới in, anh nói: Làm thơ giống bán nhà mua vé số. – Sara là kẻ như thế đó, tôi nói.

Hãy xem tôi nhập cuộc nè: Sáng tác, có mỗi thơ tiếng Cham và tiếng Việt đâu, còn tiểu thuyết, tùy bút nữa; rồi…

Nghiên cứu: Văn chương, ngôn ngữ – Hải sử & văn hóa biển – Minh triết – Agal Kinh sách Cham;

Phê bình: Văn học ngoại vi Việt Nam, xiển dương văn học hậu hiện đại;

Dịch thuật: Sử thi, trường ca Cham, Kinh Thánh, các văn bản Nhà nước;

Báo chí: BBC, RFA, website: Tienve, Talawas, Hopluu;

Diễn thuyết: Các Đại học, trường chuyên Văn, Hội VHNT các tỉnh, thành, Tổ chức phi chính phủ: Sàn Art, Sứ quán, Distant Horizons, Heritage Space trong lẫn ngoài nước;

Tổ chức: Bàn tròn Văn chương, chủ trì Cà-phê thứ Bảy Văn học, ra mắt sách cho nhà văn, tổ chức làm phim Ban Biên soạn, các Hội nghị chiếu dài, Âm nhạc dân gian Cham;

Hoạt động xã hội: Dạy tiếng Cham các nơi, lên tiếng các vấn đề cộng đồng: Điện hạt nhân, Ghur Raneh, Kut Boh Dana, và…

Kinh doanh: Các cuộc cải cách hàng truyền thống, quảng bá thổ cẩm, qua đó làm cho từ CHAM ra xa hơn.

Chứ khởi động, tôi có  gì?

“Bắt đầu từ bàn chân trần trắng, từ con số âm

bắt đầu từ con số âm – có lẽ” [Tháp nắng-1996]

Bà Trời ban tặng cho con người khối tiềm năng, vấn đề là ta biết GÕ CỬA.

Rồi sao? Hội thảo, Lớp tập huấn cứ ngại, ban tổ chức không biết Sara sẽ nói gì ở đó. Cả vài cá nhân nhà văn cũng hệt. Hay Cà-phê thứ Bảy Văn học, chỉ vì chủ đề mới, nóng mà sau mỗi kì là anh Dương Thụ qua Ban Tuyên giáo giải trình. Tôi có nói gì ghê gớm đâu mô?!

Câu hỏi: Đặc san Tagalau, Cham làm được, các bạn văn dân tộc Tày – tại sao không? Thế hệ tôi vướng bao nhiêu là hạn chế, tôi làm được, các bạn trẻ hôm nay – tại sao không?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *