Văn & người-1. VIẾT, LÀM SAO KHÔNG BẾ TẮC?

[trả lời thư bạn trẻ]

Henry Miller: Why don’t you try to write Tại sao bạn không thử viết đi?

Viết, không phải để kiếm tiền xài, cầu thành nhà thơ hay nổi tiếng… mà VIẾT.

Làm sao cei viết được nhiều như thế? – Tôi có cái để viết, có thời gian viết, và nhất là – viết đều đặn. Viết như công chức làm việc, và còn hơn thế. 

Còn tôi CÓ GÌ để viết? Từ sống phong phú [vùng đất, con người và ý tưởng + cô đơn]. Từ đi, gặp, nghe, hỏi và ghi chép. Nói thì dễ, làm được điều giản đơn này đòi hỏi thật… khiêm tốn. Tạm kê:

Continue reading

HÔM QUA TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ MỚI?

Ở anh Long trong đối thoại với đạo sĩ Minh Tuệ, và từ một bạn thơ.

Tháng 7 vừa qua…

Hành giả Trần Thanh Long từ Sài Gòn lên Gia Lai tìm gặp và được gặp đạo sĩ Minh Tuệ – là chuyện hiếm. Anh hỏi, con đã từ thiện nhiều, thầy có điều gì chỉ bảo thêm không? Minh Tuệ nói: “Anh từ thiện lớn cỡ nào, cũng không bằng anh BỐ THÍ GIỚI CHO CHÍNH ANH.”

Continue reading

Tôi dạy con-32. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC MAY MẮN?

Tin về Giải S.E.A Write Award, tôi trả lời Văn Bẩy trên báo Vietnamnet, 8-2005: “Inrasara, May mắn luôn đến kịp thời”. Đó là thật, không ra vẻ khiêm tốn gì cả. 12 năm sau, nghiệm lại mình, tôi tút: “Tôi sinh ra dưới ngôi sao may mắn”, trên Inrasara, 1-2020.

Rồi ngó quanh, sao anh em, bằng hữu ít được như vậy, dù họ điều kiện thuận lợi hơn tôi, nhiều.

May mắn không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của đức hạnh – Khổng Tử. Cụ dùng chữ “đức hạnh”, chứ không phải nỗ lực, kiên trì để thành công như bên Tây, với 1% là tài năng, 99% là mồ hôi, đại loại vậy.

Continue reading

Sống tôn giáo-48. MINH TUỆ – ĐẸP, THẬT & BÃO TỐ

“Lời thật không đẹp; lời đẹp không thật” – Ainsi parlait Lão Tử.

Ngoảnh lại lời lẽ rải rác hiếm hoi của Minh Tuệ “ngẫu nhĩ ra hoa [chữ Bùi Giáng] trên bước đường bộ hành, nó THẬT nên ĐẸP lạ lùng.

Và lời thật-đẹp ấy, cùng bước chân thanh thoát ấy – một cách ngẫu nhiên, đã cuốn hút hàng vạn, hàng triệu người dõi theo, vừa hồi hộp lo âu, chợt òa vỡ trong niềm vui sướng ngập tràn. Và nó còn tiếp diễn ở những thế hệ đi tới.

Nietzsche: “Chính lời lẽ im lặng nhất mới mang tới bão tố, những tư tưởng rón rén trên bước chân bồ câu mới dẫn đạo thế giới”.

Dẫu sao…

Continue reading

Giải trí cuối tuần. NGƯỜI VIỆT THÔNG MINH HƠN CÁC DÂN TỘC KHÁC

GS Phan Văn Trường: Người Việt thông minh hơn các dân tộc khác mà nghèo vì chưa biết sử dụng cái thông minh của mình cho đúng!

Thuận Hiếu QTV phản bác: Đã thông minh thì phải biết sử dụng mọi thứ kể cả trí thông minh của mình chứ!! Còn học cao, bằng cấp thì chỉ chứng tỏ chịu khó học chứ chưa hẳn đã là thông minh. Khi ông nói “Ở tất cả mọi trường đại học trên thế giới Việt Nam đều đứng đầu” thì quả là một thông tin láo khoét.

Continue reading

LẠI BÀN VỀ THÔNG MINH

[Hiểu, tự tri để cùng tiến]

Tút “Giải trí cuối tuần. Người Việt thông minh hơn các dân tộc khác”, có bạn còm: rằng người Việt thông minh thiệt chớ không đùa, trong khi dân Tây còn rất lạc hậu, thì “500 TCN số lượng đồ đồng ở Việt Nam còn nhiều hơn cả Châu Âu, nghĩa là công nghệ và kỹ thuật đã rất cao rồi!”

1. Nói chuyện xưa thì xa xưa lắm. Ừa thì cứ cho là chuẩn không cần chỉnh.

Continue reading

Sống tôn giáo-47. TẠI SAO KÍNH TRỌNG CHỨC SẮC?

Ramưwan vừa qua, qua thăm các vị trong Sang Mưgik, tôi nói: Các vị trình độ Tiến sĩ, không sai đâu. Dĩ nhiên nếu ta biết giữ giới trong Kinh Nhật tụng, và làu thông kinh sử ông bà để lại…

Chức sắc ‘Halau janưng’ bị chê bôi – từ thế kỉ trước kéo dài đến hôm nay vẫn còn rải rác. Tại sao?

Continue reading

Tôi dạy con-31. CÓ CẦN HỌC ĐẠI HỌC KHÔNG?

Mùa Đại học, thêm một bạn hỏi: Cei Sara bỏ Đại học và thành công, ctheo cei con có cần học Đại học không? Tôi nói cần và không, cần cho 999 người và không cho 1 còn lại.

Trước Covid-19, VTV9 có buổi phỏng vấn “Khoảnh khắc Inrasara”, tôi kê ra 9, và họ chọn 1: “Bỏ Đại học”.

Năm 1977, vào Đại học Sư phạm TPHCM khoa Văn, được một tuần, tôi thi qua khoa Anh. Ngồi giảng đường chưa hết năm, thấy Đại học chẳng có gì để học, tôi bỏ về quê cày thuê mua sách đọc, thu nạp tri thức tôi thực sự cần cho vấn đề của tôi. Quyết định đó đã bẻ ngoặt đời tôi.”

Continue reading

Sống tôn giáo-46. NHƯ LÀ SỐNG MINH TRIẾT

Trích “Minh triết giữa đời thường” trong Minh triết Cham-2023:

1. Yếu tố đầu tiên là KHỎE, “Khỏe mỗi ngày, khỏe một đời”.

Châm ngôn: Mi không được quyền bệnh!

2. GIẢI SÂN HẬN, khởi từ “Chánh kiến và Chánh tư duy”. “Hiểu thì càng yêu hơn”, qua đó tôi “hành động trong chân trời khả thể”.

3. Thành. KHÔNG NÓI DỐI thuộc “Chánh ngữ”. Serie: “Tôi buôn bán”: Nguyên tắc đầu tiên, tuyệt không nói dối khách hàng. Ngoài đời thường tôi không thị phi, không nịnh bợ hay ác khẩu…

Continue reading