Bá Văn Trinh: CHUYỆN CỦA 40 NĂM

Dĩ vãng thoáng trở về
Bây giờ là tháng 12
Lá xanh xưa không trở lại với cành
Hãy mĩm cười che đón tay thưa…

Hành trình của lớp tôi
– Cốc! Cốc! Cốc!
– Mời vào
– Xin bác sĩ xem hồ sơ bệnh án của tôi.
Lần thứ 2 trở lại bệnh viện Chợ Rẫy để tái khám. Hôm nay, lòng Huy cảm thấy nao nao như sắp có một tin vui đến với mình.
Một lát sau, bác sĩ Lương lại thân thiện hỏi: Continue reading

Bá Văn Trinh: Thơ Jalau, mảnh tình xưa để lại

Văn học Chăm hiện đại vô cùng phong phú, đặc sắc, Inrasara có lần nhắc đến tên Jalau qua những bài thơ được đăng trong Panrang, Tuổi ngọc, viết chung với Mai Xuân Tâm, trong tập “Tay xuôi mắt nhắm mơ người”, Jalau được xem như người làm văn nghệ trẻ tài năng, đã từng góp mặt tiên phong trong làng thơ mới, đã để lại nhiều bài thơ đầy cảm xúc. Tôi mạo muội giới thiệu thơ ông, việc làm này như một lời tri ân sâu sắc đối với người yêu thơ, làm thơ “tài cao phận thấp” này. Qua bài này, tôi muốn gửi đến các anh chị, bạn bè cùng thời với Jalau, những người yêu và sống trong chiến tranh, trong hòa bình, một người luôn sẵn sàng đối diện với những gì mà tạo hóa đã ban cho họ. Thơ Jalau viết về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, nơi ông đang sống. Chúng ta hiểu, cảm thông với ông. Đó chính là một lời động viên, an ủi thầm kín với một người làm thơ đã không còn trên cõi đời này.
Chúng ta nói đến Jalau – tên thật là Trượng Văn Lầu. Chúng ta liền nghĩ ngay đến một số phận, một cuộc đời dang dở. Ông làm thầy dạy học, làm thơ, yêu đời, làm thầy thuốc chữa bệnh cứu người, nhưng cuộc đời lại phụ bạc ông một cách tàn nhẫn. Ông sinh năm 1951, mất năm 2004 tại Hamu Tanran, một làng quê có truyền thống thơ văn nổi tiếng trong vùng, từ thời ông Maduen Jaw, chú ruột Jaya Panrang. Continue reading

JASHAKLIKEI: ĐÁM TANG CỦA NGƯỜI CHĂM (AHIER) NHÌN TỪ THUYẾT “TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA”

Cách đây hai năm (28/12/2013), một bài viết mang tựa đề “Tục đẽo xương sọ thành đồng xu ở Ninh Thuận” của một tác giả mang tên Nguyễn Khiêm Tốn, được đăng trên trang điện tử 24h.com.vn, bài viết này ghi nhận đám tang và nghi lễ nhập Kut của người Chăm Ahier (Chăm Bàlamôn) ở Ninh Thuận như một hủ tục lạc hậu và ghê rợ, cùng ngày báo Dân Việt cũng chép lại bài viết này. Bài viết nhanh chóng hướng phải sự phản ứng của dư luận đặc biệt là của cộng đồng người Chăm, Sohaniim đã viết một bài phê bình bài báo này và được đăng tải trên webite Gulpatoan.com. Một năm sau bài viết này được đăng tải lại trên trang vtc.vn với nhan đề “Kỳ bí tục đẽo sọ người chết thành hình xu để thờ ở Ninh Thuận” (10/1/2014). Gần đây nhất, một bài báo ký tên Xuân Hướng đăng trên trang baodansinh.vn với nhan đề: “Hủ tục “đẽo sọ người chết” ở làng Chăm” (24/6/2015), bài viết này sau đó bị sự phản biện trên trang Inrasara.com. Continue reading

Phuel Dhar: LINGA PO YANG CHẤT THƯỜNG – HƯỚNG GIẢI QUYẾT

[Chuyên đề Đá Kut Boh Dana]
9-Kut Raglai1992 [Kut Raglai hay Kut Po Danauk ở Chakleng]
Lời mào đầu.
Phuel Dhar dù là tác giả ẩn danh, nhưng theo tôi là con người đầy hiểu biết, và có tinh thần thiện chí ước mong hóa giải sự cố và hòa giải các bên liên quan. Đây là bài viết với những đề nghị thiết thực, nên cần post lên để thông tin rộng rãi đến mọi người và các cấp chính quyền biết.
Phần tôi, tiếc là vài ngày nay tôi đang theo dõi in tác phẩm lí luận phê bình, chuẩn bị cho buổi thuyết trình về văn học vào 9g ngày 4-7 tại Cà phê Văn học, để ngay sáng hôm sau bay ra Hà Nội chuẩn bị cho buổi khác ở Heritage Space 15g ngày 8-7, sau đó dự Đại hội Nhà văn VN đến hết 11-7. Chương trình đã lên từ hơn tháng trước không thể hoãn được. Do đó, nếu chính quyền địa phương tổ chức buổi họp sớm, tôi sẽ ủy nhiệm cho người thay mặt mình dự họp.
Xin tin cho hay như thế, và cảm ơn nhiều.
Mong mọi điều tốt lành.
Inrasara.

*
Từ khi sự vụ xảy ra, tình hình an ninh trật tự địa phương mất ổn định, cuộc sống người dân đảo lộn Continue reading

Phú Lâm: Vấn đề quản lý văn hóa Chăm hiện nay

Myson-Jaka.111
Tôi có một kỉ niệm khi thăm thánh địa Mỹ Sơn đó là khi vào khu di tích thì có các thiếu nữ Chăm đang múa những điệu múa của dân tộc Chăm và khách du lịch chụp hình họ. Lúc đó ai cũng vui vẻ nhưng riêng tôi thì lại cảm thấy rất buồn. Tôi buồn bởi vì tôi cảm thấy thương cảm cho một nền văn minh lớn, một nền văn minh lâu đời mà giờ đây nền văn hóa đó chỉ để múa hát, mua vui, làm trò cho thiên hạ, cho những con người ở tận trời Tây Continue reading

4Phương: PHONG TRÀO HÔN NHÂN DỊ CHỦNG

Người Chăm chúng ta có tâm lý sính ngoại nghĩa là tâm lý lúc nào cũng muốn giống người Kinh, đặc biệt là lớp tri thức được học tập và tiếp xúc nhiều với người Kinh. Từ ăn mặc đến cách nói chuyện, và đặc biệt là nếu bạn có người yêu hay vợ hoặc chồng là người Kinh thì đó thực sự là niềm tự hào rất lớn, tự hào với đám bạn người Kinh, tự hào với gia đình và những người xung quanh giống như cái cách mà người Kinh tự hào khi có vợ hoặc chồng là Việt kiều vậy. Continue reading

Jashaklikei: KHÓC NÀNG MỴ Ê

“Châu Giang một giải sông dài,
Thuyền ai than thở một người Cung phi!…” (Tản Đà).

Gió Châu giang, gió gào cung oán
Trong sương mờ ai khóc thảm thương.
Có phải nàng Mỵ Ê của Chiêm Thành năm ấy?
Đã gieo mình xuống bãi sông đây.
Ta nghe đâu đây, tiếng Chiêm nương than thở, Continue reading

Jashaklikei: Chăm ký ức trong tôi

Tùy bút

Padra-Maily             Chăm, tiếng đầu đời tôi phải gọi, tiếng cả đời tôi được gọi. Không biết từ tiền kiếp nào, hiện kiếp này và hậu kiếp sau, ai đã hóa thân tôi vào tiếng gọi thân thương ấy? Để tôi trở thành một đứa con của thần Siva, của những Tháp Chàm gồng mình trong bão táp, và của mảnh đất Panduranga huyền thoại, trải nắng, gió quanh năm… Continue reading