Bá Minh Truyền. 30 NĂM PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CHĂM NINH THUẬN

Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận qua 30 năm hình thành và phát triển (19/01/1993 – 19/01/2023). Với nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu về văn hóa Chăm nhằm mục đích tạo sự hiểu biết, giao lưu văn hóa lẫn nhau giữa các tộc người trong tỉnh.

Không gian trưng bày gốm Bàu Trúc tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm.

Trước đây, những nghiên cứu về người Chăm tại Việt Nam chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực khảo cổ học, kiến trúc đền tháp, tôn giáo và dân tộc học do các Viện Khoa học Xã hội, Viện Dân tộc học và một số trường đại học có giảng dạy về văn hóa Chăm công bố trên tạp chí, xuất bản sách. Khởi đầu, là công trình Người Chăm ở Thuận Hải do Viện Khoa học Xã hội Tp. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thuận Hải phối hợp thực hiện và xuất bản năm 1989. Đây là công trình khảo cứu, biên soạn mang tính tổng quát, giới thiệu về văn hóa và xã hội người Chăm ở Việt Nam do tập thể tác giả Phan Xuân Biên (Chủ biên), Lê Xuân, Phan An, Phan Văn Dốp cùng một số nhà khoa học thực hiện.

Continue reading

khaly chàm: sinh tồn trong sâu thẳm bóng đêm

che đậy việc giẫm đạp lên đầu cổ người rồi vung cao nhát búa

vẫn là thói quen thích thú khi được nghe tiếng rạn vỡ khô khốc

sự kích hoạt trong giấc mơ lũ quỷ man rợ nhìn thấy bước lên những bậc thang dẫn tới thiên đàng

hình ảnh xác người đã xếp thành những mảnh ghép để trang trí biệt phủ

Continue reading

khaly chàm: sự suy tàn tuy chậm nhưng rất đẹp

vô vàn dấu chấm than đồng hiện trong mắt môi người

gần nửa thế kỷ nỗi tuyệt vọng chai lì đã nhú đầy mầm gai nhọn

hiện thực khắp cùng nước mắt mờ nhòe trên gương mặt sợ hãi

lũ làm thơ đối chứng (có tôi) hôm nay cùng thở ra mùi tử khí

làm thế nào để tâm an và thánh thiện

mùa thu, những mõm chó bị ngứa ran

Continue reading