Giải trí mình. LÀM SAO TÔI CÓ THỂ KHỎE THẾ!?

Gia đình tôi có 4 anh em trai, tôi yếu thế nhất. 1.65m, 15 tháng mang thai tôi, mẹ kể Phan Rang dính đại hạn không lấy giọt mưa, thành ra thế. Biết Bà Trời chơi, vậy nên tôi cần chơi lại: KHỎE cái đã.

Như một trùng hợp kì lạ, tối Jaka khai trương Thang Tông, mưa như trút, rồi Phan Rang 15 tháng rơi vào đại hạn.

Có 5 “bí kíp”, bạn nào muốn khỏe hãy cứ nhìn vào mà gương sáng.

Continue reading

Giải trí siêu cấp. THƯƠNG CA CHO…

[Vụ hoa hậu chỉ là ví dụ xin miễn bàn, tút này muốn nhấn về sự đánh tráo khái niệm và nâng quan điểm thường gặp trong văn giới ta].

Khi được yêu cầu kể tên ba người nổi tiếng quê ở Bình Định, Ý Nhi đáp: “Em, nhà thơ Hàn Mặc Tử và vua Quang Trung”. Chuẩn luôn, và nhất là rất thật lòng. Cô biết đến thế, và đáp ngay như thế, không cần suy nghĩ.

Đoàn Hương: Ý Nhi “dám sánh mình với vua Quang Trung”, “đặt ngang hàng với”. Có người còn dùng chữ: “xúc phạm”… Ở đây có sự đánh tráo khái niệm. Bởi ba món “nổi tiếng”, “tài năng”, “sự nghiệp” thuộc phạm trù khác nhau.

Continue reading

Giải trí siêu cấp. TÔI KHÔNG CÓ MẠNG LÀM ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Năm 2002, nói chuyện về ngôn ngữ với trăm giáo viên tiếng Cham ở Chakleng, sau buổi giảng, bạn học thuở Pô-Klong nhờ yut Đảo xin gặp… tôi! Gặp, tôi la:

– Bạn làm chi dữ thế, vẫn là “thằng Krat” ngồi chung bàn với bạn khi xưa thôi mà!

Nữa, năm ngoái cháu họ có chuyện nhờ cei Glong em ruột tôi “dẫn” qua tôi, trong khi cả ba đang chung làng. Chưa hết, tháng sau, người từng quen thân làng khác nhờ ông đồng hương dẫn qua gặp… tôi. Xong còn nhắc nhỏ:

– Trên có biếu quà gì anh Trạm đừng xài tới…

Continue reading

Giải trí cao cấp. MA HỜI HẬU HIỆN ĐẠI

[hay. Bạn đã hiểu thế giới chưa?]

Hãy tưởng tượng…

Kẻ 15 tuổi dám từ chối đi đám đủ loại, nhưng lại rất săng sái bày bạn học chữ mẹ đẻ. 17 tuổi mê Phạm Công Thiện vừa lang thang palei Cham sưu tầm tục ngữ ca dao. 20 tuổi vừa đọc Heidegger vừa tập tò làm thơ các thứ.

Và lúc này tập tụng Kinh Tẩy trần Agal Balih kinh cổ nhất Cham vừa luyện tiếng Anh để lan tỏa Văn học ngoại vi các nơi…

Continue reading

Minh-triết-Cham-Phụ lục-5. VÔ NGHĨA NHÀ VĂN VÔ NGHĨA TIẾN SĨ

Ariya Glang Anak: ‘Haniim ayuh jang ôh hai, nưm angan jang ô hu

Đứng trước em bé châu Phi đang chết đói, La Nausée chỉ đáng vứt đi – Sartre tuyên to thế, trong khi La Nausée được cho là kiệt tác ông. Chả phải làm tàng đâu, mà thật.

Sartre triết gia hiện sinh danh tiếng và Sartre nhà văn Nobel Văn chương chả là gì cả, thế nên mới nẩy ra Sartre-trí thức.

Ông bạn già của tôi NTV nhăn với mấy nhà thơ không lo làm thơ đi mà đi dịch sách, để chuyện đó cho dịch giả không hay hơn sao. Dù một cây bút có thể làm nhiều món khác nhau, ở đây ông muốn nhấn về MẶC CẢM không đáng!

Continue reading

Giải trí cuối tuần. LỜI XIN LỖI VUI VẺ

Tối qua sinh nhật cháu, tiệc ngay trong khuôn viên nhà, khách đến non trăm. Tôi ra chào mọi người, rồi trở về phòng, đóng cửa. Ý thơ đang ồ ạt tới, rời laptop nó giận bỏ đi, thì hỏng to.

Thế nên ba bận các cháu gõ cửa, tôi xin kiếu. Sáng sớm, “anh Trạm lạ quá hà” – một chị kêu. Ừa, siêu lạ luôn. Bởi cô nó chưa từng nghe tiếng “thằng Trạm mát” nên kêu thế, chớ ổng từ xưa đã vậy rồi. Nếu ổng cứ tiệc tùng thì làm sao Cham có “Tháp nắng”, có “Apsara” để mà hát!

Continue reading

Thương ca vô tận-2. TÔI ĐÃ 3 LẦN THUA THẢM THẾ NÀO?

Chuyện nghèo hèn hay thất bại, tâm lí chung của người đời là: giấu, để không phải xấu hổ, tôi thì không. Xin kể 3 đại biểu tiên tiến:

1. Hồi năm 1990, bán thổ cẩm – muốn làm khác người, tôi không lên Thượng mà gồng gánh cả gia đình vào Nam.

Thất bại te tua, về trắng tay. Ngôi nhà đã bán không còn, Haly bị tai nạn xe nằm nhà thương. Chúng tôi phải làm lại từ đầu, tệ hơn nữa, từ con số âm – bởi đó là thời buổi kinh tế đất nước bết bát sau giá lương tiền. Vụ này tôi đã kể, theo nhạc yêu cầu của nhà báo Ngô Thanh Tú: “chỉ toàn nghe ông giỏi, ông thành công, sao không thấy thất bại?” – và vài lần lặp lại. Thêm, học A.Gide, tôi NHẤN VÀO VẾT THƯƠNG đó, cho nó đau hơn.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-21. THƯƠNG CA VÔ TẬN-1

[Giải trí đầu tuần – Đối thoại giữa Sokrates, và… ]

Thấy sai có nên nói không, các bạn ơi. Khi cái sai đó cứ được chủ nhân lặp lại, để người thiên hạ nghĩ đó là chân lí, và nói theo. Phần tôi tính nghỉ, mất lòng vô cùng, nhưng lại phải nói. Dù kể khiếm danh, hay kể bằng thể cách văn minh phong vận nhất. Các bạn cho ý kiến nhé.

Nhớ năm ngoái, chờ quay phim phỏng vấn tôi về Từ điển song ngữ Cham Việt, cô phóng viên VTV hỏi ngoài lề:

– Anh phê bình thẳng quá không ngại sao? Tôi nói:

– Phê bình là phân tích và gọi đúng tên sự thể, ai đó mất lòng, chịu thôi.

Hôm nay tạm mượn đỡ Sokrates…

Continue reading