Phê bình-34. PHÊ BÌNH LÀM GÌ?

Đa phần phê bình văn học ta thời gian qua đầy tràn cảm tính cảm tình, yêu nên tốt ghét nên xấu. Chỉ thấy tán và tán. Tùy tiện và tùy nghi. Hết “cảm và luận” đến “vài cảm nhận về”…

Đọc Thi nhân Việt Nam, rồi lướt qua bài điểm sách viết vội trên các trang báo, ai cũng nghĩ mình có thể làm phê bình. Nhảy ra làm phê bình, kẹt đâu google đó. Ban đầu, viết bài ngăn ngắn, sau đó được vài bạn văn cánh hẩu ủng, ta kéo dài hơn rồi dài thêm. Cuối cùng khi trong tay đã hồm hồm ta cũng mạnh dạn cho ra tập tiểu luận – phê bình. Ở đó đọc mỗi bài đơn lẻ thì nghe đườn được, gấp sách lại chả nhớ tác giả đã nói gì. Bởi thực sự, họ không có gì để nói, ngoài cảm và luận…

Continue reading

Phê bình-31, 32. ĐỂ CÓ CUỘC CHIẾN TRÊN ĐỈNH CAO?-4-5

Phê bình-31. ĐỂ CÓ CUỘC CHIẾN TRÊN ĐỈNH CAO?-4      

[hay. Từ Lô-cốt đời đến lô-cốt thơ]

Tàu Pháp đến cảng Đà Nẵng, trên đó có đủ thứ: Kinh Thánh, khoa học và súng ống. Ta không biết gì hoặc biết mơ màng về họ – núp lô-cốt định kiến, bắn cái đã. Pháp bắn vài phát thị uy, liền quành vào Nam nuốt lần hồi từng ba tỉnh một rồi tóm gọn cả đất nước chỉ sau góc tư thế kỉ.

Người Nhật thì khác, không phải ở đó thiếu lô-cốt, mà ấy chỉ là thiểu số, thế nên họ trân trọng mời Anh vào, và học: Kinh Thánh, khoa học và súng ống. Để rồi 150 năm sau, đất nước Mặt trời mọc ấy: Giàu topba, Nobel topba, giúp đỡ nhân loại hàng đầu. Còn ta đang ở đâu?…

Continue reading

Phê bình-30. ĐỂ CÓ CUỘC CHIẾN TRÊN ĐỈNH CAO?-3

Có phải phê bình văn học Việt Nam yếu và thiếu?

[1] Phê bình văn học yếu và thiếu, là phát ngôn cảm tính. Cảm tính nên đầy cẩu thả.

Ở một hội thảo văn học tại Sài Gòn, ba nhà đã nói lên ý đó. Nhận định nhai lại này chứng tỏ họ chưa hề hoặc rất ít theo dõi lí luận phê bình. Trong khi mươi năm qua, không khí phê bình văn học nhộn nhịp phải biết. Tạm nêu các tác giả mới: Nguyễn Đức Tùng, Đỗ Quyên, Khế Iêm, Lê Thiếu Nhơn, Nguyễn Thanh Tâm, Đoàn Ánh Dương, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Ngô Hương Giang, Chip Chip Hoàng Thụy Anh, Mai Văn Phấn, Inrasara, Đặng Thân, Văn Giá, Lê Hồ Quang, Chế Trâm, vân vân, trong đó có khá nhiều công trình rất đáng đọc.

Continue reading

Phê bình-28. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ CUỘC CHIẾN TRÊN ĐỈNH CAO?

Thứ Bảy tới, tôi có buổi nói chuyện vởi LIT-Magazine – Đại học Fulbright, xin đăng loạt bài liên quan đến thơ Việt đương đại.

Một trào lưu nghệ thuật hay hệ mĩ học nào bất kì chỉ có thể bị vượt qua khi phần tinh túy nhất của nó được khai mở trọn vẹn, chứ không phải ở chê bai, đánh phá các tác phẩm dở, hỏng của nó.

Continue reading

PHÊ BÌNH, LÀ MAY RỦI

Ở bài phỏng vấn trên Litviet, 3-12-2011, nhà thơ Phan Nhiên Hạo hỏi:

“… Ở Việt Nam hiện nay, cách tân khó có thể “tới” được một phần còn vì cái não trạng thực dụng đầy tính thỏa hiệp của giới văn nghệ. Nhiều người muốn cách tân nhưng đồng thời muốn được công nhận bởi hệ thống văn chương bảo thủ của nhà nước. Tôi lấy ví dụ Inrasara. Inrasara là người xiển dương cách tân thơ, đặc biệt tích cực truyền bá chủ nghĩa Hậu Hiện Đại. Nhưng Hậu Hiện Đại thì không thể nào đi cùng với Hội Nhà Văn, vốn là một tổ chức được tạo ra để thực hiện chủ trương chính trị chuyên chế, đi ngược lại tinh thần đa phức Hậu Hiện Đại. Inrasara là người có vai vế trong hội này, đã ẵm nhiều giải thưởng của hội. Vậy Inrasara làm cách tân bằng cách nào? Bằng cách chế ra cái gọi là “phê bình lập biên bản.” Một loại phê bình nước đôi, vừa ve vuốt giới văn nghệ ngoài lề vừa làm chức năng cố vấn cho giới văn nghệ chính thống. Cùng một lúc muốn làm vui lòng cả hai phía đối phản nhau như vậy cũng giống như lái xe chạy tới ba thước rồi gài số de lui lại ba thước. Cách tân đi đến đâu?”

Continue reading

PHÊ BÌNH, LÀ ĐỊNH KIẾN

[hay Định kiến & giải định kiến]

Điểm mặt 5 bài ca được văn giới Việt Nam hát hoài… không chán.

[1] Một người cả đời không làm nổi một câu thơ thì chớ bàn về thơ.

Nhà thơ Việt Nam giải thích thơ mình để cãi lại nhà phê bình, thì hẳn rồi. Tiến thêm một bước, khi thơ mình bị chê, liền quay lại nồ bằng thứ ngụy biện đại loại kiểu ấy.

Trong khi điển hình sờ sờ ra kia: Ta khen Hoài Thanh bình thơ siêu hạng, ta càng biết rằng cả đời ông chưa từng làm nổi câu thơ nào.

Continue reading

PHÊ BÌNH, THẰNG KHÓ CHƠI

[Nhân đọc tiểu luận còn hôi sữa sinh viên mà đã nặng mùi tuyên giáo của Thy Lan trên Vanvn, 21-4-2021](*)

Thế giới nhiều khác biệt, thì hẳn rồi, học biết chấp nhận mới ngoan. Nhân loại nhóc ý đồ và âm mưu, lắm định kiến cứng đầu, bộn thiên kiến khó trị. Chánh trị, xã hội, văn học, chữ nghĩa, vân vân một giuộc.

Chúng cần đến sự phản biện, phê bình, phản bác, đánh đổ.

Continue reading

Phê bình-11. PHÊ BÌNH, LÀ BIẾT HỎI

Giáo sư Mai Quốc Liên, nhà phê bình đồng thời là giảng viên Đại học Sư phạm lâu năm, tổng biên tập đặc san Hồn Việt, trong bài “Một vài nhận thức về lí luận văn nghệ hiện thời”, đăng báo Văn nghệ, 22-4-2006, khẳng định rằng:

“Chủ nghĩa “hậu hiện đại”, chủ nghĩa “Tân hình thức” ngày nay cũng đang ế khách và tàn lụi dần ở phương Tây (…). Theo một bài báo của một GS Mỹ thì hàng năm mới có một người mua sách này ở các hiệu sách. Còn ở ta nó là một món hàng mới…”.

Continue reading

THƠ, KHÓ NHẤT

Khó nhất, so với lấy bằng tiến sĩ, làm nghiên cứu, hay phê bình.

Lạ, thơ cũng là loài dễ làm nhất, ít dụng công nhất, kẻ viết dễ thành nhà thơ nhất. Tiến sĩ, bạn phải chịu khó ngồi giảng đường, theo hầu giáo sư hướng dẫn, và cả biết đến văn hóa chạy nữa. Nghiên cứu hay phê bình [cả tiểu thuyết], bạn cần tìm tài liệu, làm hồ sơ, và nhất là chịu bám bàn viết. Thơ, thì không. Ngẫu hứng và bất kì đâu cũng ra thơ.

Tuổi trẻ tôi từng như thế như thế.

Continue reading

PHÊ BÌNH, KHÓ

Tôi vừa đọc qua luận văn Thạc sĩ mới, về phê bình thơ của Mai Văn Phấn và Inrasara. Tôi không ý kiến, chỉ thư riêng gửi bạn ấy. Triển khai thêm rõ hơn, đăng hầu bà con.

Xưa rồi, Sara trả lời phỏng vấn báo Lao động, số 185 ra ngày 11-8-2007: “Thiếu tư tưởng, nên phê bình ăn theo sáng tác”, do MT. thực hiện.

Continue reading