Inrasara: Tuyên ngôn muộn

2006-Nguyen2006-04
Hãy ngưng mọi than thở, trách móc
Vứt bỏ mấy đố kị nhỏ nhoi, ném hết mấy tranh giành hèn mọn
Nhìn lại mình, dõi theo từng động tĩnh tế vi nhất diễn ra nơi tâm thức mình.

Đừng phán xét, nếu ta không muốn bị phán xét
Nhận định, mà không phải phán xét; nhận định thì có phân tích, có giải minh, gợi mở.

Cham không cần đoàn kết, nếu đoàn kết chỉ mang tính thỏa hiệp hình thức, thậm chí là thứ chiêu bài
Ta chỉ cần thức nhận ta là Cham, dù đang cư trú bất kì đâu – là đủ.

Vô ích, chúng ta mãi phát tán ý tưởng qua mênh mông trận tán gẫu, cãi cọ
Thậm vô ích, chúng ta đang hủy hoại năng lượng tuổi trẻ vào bạt ngàn rượu bia, hàng ngày. Continue reading

Salman Rushdie: Sự hài hước hay trào lộng

Salman Rushdie trả lời phỏng vấn nhà báo Lévai Balázs:
“Sự hài hước hay trào lộng là khả năng giúp chúng ta coi nhẹ mọi việc. Nếu chúng ta quá coi trọng bản thân, thì ta sẽ không mấy khi cười. Người tự coi mình quá nghiêm chỉnh sẽ chẳng bao giờ cười. Và tôi coi đây là điều rất quan trọng, vì thế mà tôi luôn luôn đối nghịch với những người coi mình quá nghiêm chỉnh. Chính sự hài hước, trào lộng đã giúp tôi hiểu sự xung đột. Thực chất đó không chỉ là chuyện cuốn sách của tôi. Ta hãy xem điều gì thường xảy ra khi văn học và quyền lực đối đầu, lúc đó thường sinh ra trào phúng và giễu cợt, trong trường hợp nhất định, nó xúc phạm người ta còn hơn cả sự phê phán nghiêm túc, như cách người ta dễ bị kích thích bởi một vở hài kịch.”
Lévai Balázs, Thế giới là một cuốn sách mở, Gíap Văn Chung dịch, Nhã Nam & NXB Văn học, 2010.

Phát ngôn. Một cách nhìn truyền thống

Nishikori cho rằng truyền thống tôn trọng người lớn tuổi hơn là rào cản cho các tay vợt khi thi đấu với các tên tuổi lớn.
Anh khẳng định: “Tôi thật sự đã gặp vấn đề với chuyện này. Ở lứa tuổi thiếu niên tôi không suy nghĩ nhiều nên có thể thi đấu tốt khi đối đầu với bất kỳ ai. Nhưng khi lên sân chơi nhà nghề, tôi rất kính nể mọi người, đặc biệt là những tay vợt hàng đầu. Như lần đầu tiên chạm trán Federer, tôi chẳng thể hiện được gì, tôi ra sân không phải để tìm chiến thắng mà chỉ biết đang đối đầu với thần tượng của mình. Đó là một trong những vấn đề tôi đã trải qua”.
24h.com.vn, 14-11-2014

Phát ngôn. Một cách nhìn truyền thống

Nishikori cho rằng truyền thống tôn trọng người lớn tuổi hơn là rào cản cho các tay vợt khi thi đấu với các tên tuổi lớn.

Anh khẳng định: “Tôi thật sự đã gặp vấn đề với chuyện này. Ở lứa tuổi thiếu niên tôi không suy nghĩ nhiều nên có thể thi đấu tốt khi đối đầu với bất kỳ ai. Nhưng khi lên sân chơi nhà nghề, tôi rất kính nể mọi người, đặc biệt là những tay vợt hàng đầu. Continue reading

Nishikori nói gì?

Nishikori cho rằng truyền thống tôn trọng người lớn tuổi hơn là rào cản cho các tay vợt khi thi đấu với các tên tuổi lớn.

Anh khẳng định: “Tôi thật sự đã gặp vấn đề với chuyện này. Ở lứa tuổi thiếu niên tôi không suy nghĩ nhiều nên có thể thi đấu tốt khi đối đầu với bất kỳ ai. Nhưng khi lên sân chơi nhà nghề, tôi rất kính nể mọi người, đặc biệt là những tay vợt hàng đầu. Như lần đầu tiên chạm trán Federer, tôi chẳng thể hiện được gì, tôi ra sân không phải để tìm chiến thắng mà chỉ biết đang đối đầu với thần tượng của mình. Đó là một trong những vấn đề tôi đã trải qua”.

24h.com.vn, 14-11-2014

 

Họ đã nói 75. Giáo dục Việt Nam là gì?

Các triết lý giáo dục cốt lõi của Mỹ bao gồm: Thuyết bản chất (Essentialism), thuyết trường tồn (Perennialism), thuyết tiến bộ (Progressivism), thuyết cải tạo xã hội (Social reconstructionism), thuyết hiện sinh (Existentialism).

Thuyết bản chất đề cao việc dạy các nội dung mang tính bản chất thuộc các kiến thức kinh điển và đạo đức, khuyến khích nhà trường trở về với các vấn đề căn bản Continue reading

Họ đã nói 74

Các nghệ sĩ dòng đại chúng có lẽ ngộ nhận hay chỉ thích lười biếng và an toàn trong cái ao làng thị hiếu của số đông đã đưa ra một luận đề nghe qua khá thuyết phục: Chỉ có công chúng mới quyết định anh đứng ở đâu và là ai, anh có giá trị hay không có giá trị! Trong khi công chúng của nhạc đại chúng cũng đưa ra một luận cứ nghe qua cũng tưởng có lý: tôi thích gì thì tôi nghe, tôi thấy hay thì tôi nghe! Continue reading

Họ đã nói 73

Mặc dù gần một thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Phan Châu Trinh qua đời năm 1926, di sản của ông vẫn còn nguyên giá trị đối với những thách thức hiện nay của Việt Nam.

Tôi tin rằng tất cả các quý vị trong khán phòng này sẽ đồng ý với nhận định rằng cải cách giáo dục là thách thức lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Tôi cũng tin là các quý vị sẽ đồng ý với tôi rằng nếu không cải cách nhanh chóng và cơ bản hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, thì có nguy cơ Việt Nam sẽ không đạt được tiềm năng to lớn của mình. Continue reading