Ariya Cam – Bini by English

Nguyên tác tiếng Chăm, Ariya Cam – Bini và bản tiếng Việt của Inrasara, trong Văn học Chăm I – Khái luận – văn tuyển, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994, tr. 322-338.
Translated by William B. Noseworthy
Sinh viên thạc sĩ – Lịch sử Đông Nam Á
UW-Madison Wisconsin


*
This is an epic poem that I will now reveal before you
That I will bring out for all to hear

Why, I ask, must love be like this, oh my love (do you hear?)
For love, I have composed myself and built up (falsely, I fear) Continue reading

Nói chuyện về Văn chương Chăm

Dàn bài nói chuyện Lớp tiếng Chăm – sinh viên Chăm TPHCM, 18-11-2010

* Lớp học tiếng Chăm – Photo Nguyễn Á.
*
Chuẩn bị tinh thần cho cuộc trao đổi
1. Bố trí bàn theo hình tròn hay vòng cung, là tốt hơn cả.
2. Không gọi Sara bằng “gru”, “thầy”; gặp gỡ nói chuyện là trao đổi hai chiều: song thoại. Nghĩa là không phải chỉ một bên phát một bên nhận đơn thuần.
3. Loại bỏ mọi định kiến đã có về người nói, dù đối tượng nổi tiếng tới đâu hay có vai vế, vai trò quan trọng nào bất kì. Continue reading

Nhập cuộc về hướng mở

Về thơ tiếng Việt đương đại của tác giả Chăm.
Tham luận tại Hội thảo khoa học Văn học, nghệ thuật với hiện thực đất nước hôm nay, của Hội đồng Lí luận Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương – Đà Lạt, 12-7-2010.

* Mơ mộng – Photo Inrajaya, 2009.

1. Đất nước thống nhất. Cách mạng phương thức sản xuất. Chia ruộng đất cho nông dân. Hợp tác hóa nông nghiệp, người cày chịu thương chịu khó nhưng vốn nếp sống tùy tiện tập làm quen thái độ ra đồng theo tiếng kiểng đội sản xuất, ăn chia theo công điểm. Khoán sản phẩm, ba khoán, rồi khoán trắng, để cuối cùng là giải thể hợp tác xã chuyển qua kinh tế thị trường – kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Mười năm bay vèo như giấc mộng Continue reading

Thân phận vấn đề lục bát

Lục bát Chăm do tôi phỏng dịch từ chữ ariya Cam. Ariya có ba nghĩa:
– Trường ca. Ariya Cam – Bini: Trường ca Chăm – Bàni.
– Thơ. Sa kadha ariya: một bài thơ.
– Thể thơ. Cwak twei ariya: sáng tác theo thể thơ.
Vấn đề được bàn sơ bộ ở “Phần dẫn nhập” (viết xong 12-1992) cuốn Văn học Chăm I – Khái luận, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994. Sau đó tôi triển khai thêm trong tham luận “Văn học Chăm – Việt, vài điểm nhìn tham chiếu”, do Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật tổ chức vào tháng 10-2001 Continue reading

Nguyễn Đức Hiệp: Inrasara và Văn học Chăm

Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, ngoài những khám phá các di chỉ khảo cổ mới quan trọng ở Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam, đã có những công trình nghiên cứu đáng kể về nền văn minh Chăm được xuất bản, nối tiếp truyền thống nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc của các nhà sử học và khảo cổ người Pháp thuộc trường Viễn đông Bác cổ vào những năm đầu đến giữa thế kỷ 20. Các công trình này cho ta hiểu rõ thêm về lịch sử và văn hóa của dân tộc Chăm ở Việt Nam.
Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển tìm hiểu một nền văn minh cổ bản xứ, rực rỡ và rất đặc thù ở Đông Nam Á Continue reading

Vài điều cần biết khi vào nhà một người Chăm

(gợi í ngắn)

Twai tamư paga yuw ba mưda tamư sang
Khách bước vào cổng nhà như mang cái giàu vào nhà

Câu tục ngữ nói lên đầy đủ tính hiếu khách của Chăm. Giàu hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này. Ta giàu bạn, giàu tình, giàu của cải, “giàu” con cháu (ginup),…
Chăm sẵn sàng mở rộng cửa, rộng lòng để đón khách thập phương. Nhưng ngược lại, người khách cần có lối ứng xử đúng điệu, để hai bên không bị phiền hà khi tiếp xúc, bịn rịn lúc chia tay, và nhất là – nở nụ cười hay vỗ vai hẹn ngày tái ngộ Continue reading

Shiva, ý nghĩa của phá hủy và ý hướng sáng tạo

Trong kho tàng nghệ thuật điêu khắc Champa, tượng thần Shiva chiếm số lượng và vị trí vượt trội. Sự vượt trội này thể hiện ngay cả trên bi ký.
Trong 128 bi ký được tìm thấy dọc dải đất miền Trung Việt Nam, có 92 minh văn đề cập hay tôn vinh Shiva và hóa thân của Ngài, 5 minh văn về Brahma, 3 về Vishnu, 7 về Phật và 21 chưa được xác định (theo P. Mus). Continue reading

Canh bồi Chăm

IA HABAI NHJƠM PAGAUK hay
CANH BỒI CỦA CHĂM

Đến các vùng đồng bào dân tộc Chăm, khách luôn được thưởng thức các món ăn lạ. Nhưng có lẽ món đặc trưng, phổ thông hơn cả và, có thể nói đậm đà bản sắc Chăm hơn cả là: Ia habai nhjam pagauk Chăm. Continue reading