Câu chuyện Cham-72-73-74. ĐÂU LÀ LUẬN-01,2,3

Tôi-11. ĐÂU LÀ LUẬN-01

[hay. Cham giáo dục người nam: Tôn thờ AKHAR sự Hiểu biết]

“Đi tìm sinh lộ cho Cham Ahiêr-Awal”, tôi bắt gặp vô số điều lạ, độc trên hành trình gian nan, hấp dẫn và thú vị ấy. Ở đó, giáo dục là một.

1. Giáo dục nam: Ariya Patauw Adat Likei dạy tôn thờ TRI THỨC

2. Giáo dục nữ: ‘Kabbôn’ Muk Thruh Palei dạy Cham LÀM GIÀU

3. Giáo dục chức sắc tôn giáo Ahiêr Awal: Baic Pakaup Kinh nhật tụng ĐẠO ĐỨC

4. Luận sư: “Nhập cuộc về hướng MỞ”, học để cống hiến cho nhân loại.

Po Riyak là Thần Sóng được cộng đồng Cham thờ phụng tại khu đất thuộc thôn Vĩnh Trường, Ninh Thuận. Năm 1960, chiến tranh lan tràn, dân Chakleng thỉnh Ngài về quê mình làm Thần Làng, tôn là Thần Tri thức. Lạ không?!

Trích: Văn học Cham khái luận-1994:

“Sẽ không có gì là bất công cả khi đàn ông Cham không được phân chia tài sản lúc ra khỏi gia đình cha mẹ [để cưới vợ] hay gia đình mình [nếu li dị]. Bởi ngay từ tấm bé, anh đã được cha mẹ [có khi cả vợ, trường hợp anh lấy vợ sớm] trang bị hành trang tri thức như là một thứ vũ khí để lăn xả vào cuộc chiến lớn hơn, quyết liệt hơn mà chiến trường là cuộc sống bao la đầy bất trắc ngoài xã hội.

Một quan điểm dứt khoát và rạch ròi. Đàn ông sinh ra cho chiến tranh, cho những cuộc chiến đấu cam go để tồn tại, để thống trị, với thiên nhiên, với kẻ thù trong kinh tế, văn hóa, chính trị… Do đó, cần phải để cho anh nhẹ bớt trách nhiệm gia đình, để chất nặng hơn trong nghĩa vụ xã hội. Cần trang bị cho anh thứ vũ khí đặc biệt cho cuộc chiến đấu kia: akhar “chữ”, “tri thức”.

“Akhar” trong Ariya Patauw Adat Likei được tác giả đồng hóa với tri thức ‘ilimo’:

Dwah akhar cek di ruup

Dịch từng chữ là: “tìm chữ để nơi mình”, hay “tìm chữ cất trong mình”, nghĩa là rèn luyện tri thức. Có tri thức là có tất cả: sức khỏe, tiền bạc, đạo đức, văn chương, triết lí…

Tri thức hiểu theo nghĩa Swami Vivekananda – một tư tưởng gia Bà-la-môn – là ánh sáng, là thiện. Tri thức là tiền đề của mọi nền văn hóa, là đòn bẩy xốc vác xã hội đi lên.

Ngay trong câu nói cửa miệng của dân gian Chăm vẫn thấy có sự trân trọng đặc biệt tri thức, sự khinh miệt đối với kẻ thiếu tri thức:

Ô hu akhar K wak di tangi: Không có chữ K đeo vành tai

Thiếu tri thức được nhà thơ đồng hóa với khờ dại ‘gila’, một vô trách nhiệm với tiền nhân:

Uraang pajiơng akhar ka drei roong ba mưng rineh

Người tạo chữ cho ta, nuôi dạy ta từ bé.

Suốt tác phẩm Ariya Patauw Adat Likei, người đọc hoài công tìm một tứ thơ khả dĩ nhắc đến sự ràng buộc đàn ông Cham với gia đình. Không một từ nào nói đến trách nhiệm người cha đối với con cái hay người chồng đối với vợ.

Cả một tập thơ là một lời ngợi ca tri thức, nêu cao tinh thần tôn kính người truyền tri thức: thầy ‘gru’.

Tôi-12. ĐÂU LÀ LUẬN?-02

[hay. Cham giáo dục người nữ: Trân quý MƯDA TIỀN CỦA]

‘Likei bang mưthuh, kamei bang mưnưưk’: Đàn ông cho chiến đấu, đàn bà cho sinh nở – Ông bà Cham dạy thế.

Muk Thruh Palei nói hình ảnh hơn: Đàn ông ‘naou glai’ “đi rừng”, đàn bà ‘khik sang’ “giữ nhà”. “Bà Tổ Quê hương”, dạy người nữ Cham biết biến gia đình thành tổ ấm cho một chiến sĩ dừng chân sau khi dự phần vào cuộc chiến đấu ngoài kia.

Giữ nhà, Muk Thruh Palei dạy bạn giỏi đối nhân xử thế. Với chồng, với khách của chồng, và cả với người ở. Từ lời ăn tiếng nói cho đến lễ đám họ hàng, làng xóm.

Giữ nhà, người nữ quán xuyến việc nhà, từ bếp núc cho đến dệt may, chuyện chi tiêu cho đến tính toán tương lai con cái.

Và trên hết, Muk Thruh Palei trân quý MƯDA sự giàu có về tài sản. Hệt chủ trương của người Do Thái. Bà Tổ nói nhấn:

Kathot roong reh uraang klao bilei’: Nghèo kiết xác người đời cười chê      

Bà coi nghèo cực đồng nghĩa với tội lỗi.

Nguyễn Công Trứ: “Vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn hẳn có”

Thế nên, bà luôn khuyến khích việc làm giàu. Giàu để nuôi dạy con cái được đàng hoàng, giàu để khẳng định vị thế của chồng ở ngoài xã hội. Và giàu để giúp đời:

Mơy hu mưda drap ka ra dwah’:Em có giàu của cải bà con mới tìm đến [nhờ].

Dĩ nhiên, đó phải là GIÀU bằng trí lực của chính mình. Chứ không phải, quan thì ăn của dân không chừa thứ gì, “nghệ sĩ” thì dùng ngôn từ xạo xạo chuyên dòm túi tiền thiên hạ mà tìm cách moi.  

Còn tệ hơn người nữ mà Muk Thruh Palei tạo dựng.

Tôi-13. ĐÂU LÀ LUẬN?-03

[hay. Cham giáo dục ‘Halau janưng’: ADAT ĐỨC là tối thượng]

Trích: I n r a s a r a, AGAL CHAM AHIER (Kinh sách Cham Bà-la-môn, 2018-2022, bản thảo sắp hoàn thành)

[10] AGAL PAKAUP KINH NHẬT TỤNG

Kinh gồm 461 chữ, được đọc ở tối cuối cùng Lễ Tôn Phó Cả sau khi thầy Paxaih đã chính thức thành Baic [hay Tapah].

Tôn giáo nào bất kì đều có lời răn và điều cấm. Răn cho tín đồ, cấm với chức sắc. “Răn” thì có thể vi phạm, chứ “cấm” là tuyệt!

Halau janưng Ahiêr, Tapah/ Bac là cấp cao nhất ở đó Pô Adhya sắm vai chức vụ lãnh đạo phụ trách ‘bimông’ (tháp). Thế nên lên đến cấp Tapah, là đã học hết bài!

Agal pakaup “kinh nhật tụng” cấp Tapah cấm làm những điều gì?

Không giết người đứng đầu bảng.

Không giết người, cả không làm bị thương người, đơn giản bởi họ là con người. Ở thế buộc, Ông cũng có thể tham dự vào cuộc chiến giết người, nhưng đó phải là chiến theo tinh thần của Krishna trong Bhagavad-gita: Thực thi bổn phận để hóa giải khủng hoảng, và sau đó là lòng từ ái khoan dung.

Không tham. Từ tham của cải cho đến ái dục, tham quyền đến tham danh. Bởi từ tham dẫn đến sân và si chỉ cách nhau nửa bước chân. Mọi tội lỗi xuất phát từ tâm tham đó.

Lời, cần cẩn ngôn.

Ngôn ngữ Ông biểu hiện trí tuệ Ông. Ông cẩn ngôn với hàng lãnh đạo, người kinh nghiệm (‘uraang taha’ người già), cả với sinh linh thấp kém nhất, là người giúp việc.

Cẩn ngôn trước hết là với “con Thầy”. Thầy biểu trưng cho trí tuệ, con Thầy là phần mảnh của Thầy. Tôn trọng con Thầy tức tôn trọng trí tuệ.

HÀNH ĐỘNG tuân theo trí tuệ, chứ không qua cảm xúc nhất thời.

Ông ý thức thường trực về vị thế Ông: một Đạo sĩ. Tuyệt không để hỉ nộ ái lạc của phường giá áo túi cơm lung lạc Ông. Nhớ, Ông cứu độ họ chớ không để cho họ lung lạc.

Chữ ‘hix’ rất quan trong. ‘Hix’ là bị xúc động, cái cảm xúc mang tính tiêu cực.

Cụm từ ‘hix di gai grưng’ rất khó dịch. ‘Gai grưng’ cây trượng là biểu tượng tối cao, là vật bất li thân của vị Đạo sĩ Tapah.

Để chế ngự sự sự trên thế gian (‘pagrưng rim pakaar’), Ông không được để cho xúc động chi phối. Ở đó rượu chè là một trong những căn cớ của rời bỏ trí tuệ.

Cuối cùng…

Phó thác mình vào GAI GRƯNG, Ông đọc câu thần chú sôrli lôgla sôrbik thì thân tâm Ông vững vàng, Ông vô ngại và bất hại giữa trần gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *