18. YÊU CÁI BIẾT 01

[3 GIẢ TƯỞNG VỀ TIẾP NHẬN/ TỪ CHỐI TIẾP NHẬN]

Cái mới, cái xa lạ, cái khác với cái hiện có luôn bị mỉa mai, bị miệt thị, bị chối bỏ, hơn thế – bị đàn áp không nương tay nếu phía kia đang quyền lực.
Có 3 trường hợp xảy ra:
– Do thiếu thông tin. Hậu hiện đại chẳng hạn không được dạy trong trường, cả ở cấp Đại học. Thiếu thông tin, nên khi ra trường đụng phải tác phẩm hậu hiện đại, ta dị ứng và phản ứng.
Tương tự, Akhar thrah cải cách, nhiều người do thiếu thông tin [theo Quang Cẩn] – thành ra: bác bỏ.
– Có đầy đủ thông tin, được dạy ở các cấp học, chỉ vì do “ngu”, do thiếu nhạy cảm với cái mới, nên không hiểu, không thể hấp thu được từ đó không chấp nhận cái mới, cái khác, cái xa lạ kia.
Về hậu hiện đại, có thể còn do gu thưởng ngoạn nữa. Ví dụ, thời Tiền chiến, Hoài Thanh không thể không biết đến chủ nghĩa Siêu thực, chỉ do gu của ông, ông chỉ có thể dừng lại ở Lãng mạn, và một phần – Tượng trưng.
– Có thông tin, hiểu đủ đầy, vẫn biết cái mới kia hay, lợi nhưng vẫn chống.
Do định kiến, mặc cảm hay ác cảm, không chỉ với chính bản thân cái mới, cái lạ kia, mà có thể chỉ do mặc cảm hay ác cảm với “phe” bên kia đã dùng nó; hay thuần túy do nó đụng đến quyền lợi ta.
Hậu hiện đại “bọn”/ “đám” Mở Miệng đã dùng, ta không ưa tụi nó, ta chối bỏ luôn phong trào hậu hiện đại.
Akhar thrah của BBS, có thể [có thể thôi, nhé] ta cũng thấy nó đúng, nó hay, nhưng do ta ghét cánh ấy, ta cứ viết theo kiểu ta, và ta quyết chống, đến cùng. Đó là chưa nói đến có thể [lại là: có thể thôi] vì “chuẩn hóa” ấy đụng vào nồi cơm của ta.

Có phải tất cả như thế không? Hay đó chỉ là những thứ giả tưởng đánh lừa cái tin của bạn? Hãy lật ngược, lộn trái lại ba giả tưởng ấy, ta sẽ thấy vấn đề khác đi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *