THỬ TÌM SINH LỘ CHO CHAM AHIÊR-AWAL 49.

Bia kí Champa có mâu thuẫn?
[câu chuyện về mẫu hệ/ phụ hệ trong xã hội Cham]

“… không biết Cham thời đó [thời kì Ấn hóa] theo chế độ phụ hệ hay mẫu hệ. Vì rằng một bia kí ghi bằng hai ngôn ngữ mẫu thuẫn nhau. Phần viết bằng tiếng Phạn thì nhấn mạnh về vai trò phụ hệ trong triều đại vua Harivarman IV (đầu tk XII), trong khi đó phần viết bằng tiếng Cham lại tôn vinh quyền mẫu hệ trong gia đình của ông ta… Cho đến hôm nay, không ai có thể trả lời cho sự mâu thuẫn này”.
(Pièrre-Bernard Lafont (2011), Vương quốc Champa – Địa dư, Dân cư và Lịch sử, Hassan Poklaun dịch, IOC ấn hành, Califfornia, Hoa Kỳ, p. 62-63).

Lafont cho rằng: “không ai trả lời được”, vì người Tây phương nghiên cứu Cham từ ngoài nhìn vào, còn nếu từ trong ngó ra thì dễ ợt. Tục ngữ Cham:
Likei di bang mưthuh, kamei di bang mưnük
(Phận của đàn ông là chiến đấu/ Phận của đàn bà là sinh nở)
(Cũng có thể hiểu: Đàn ông ở vị thế chiến đấu, đàn bà ở vị thế sinh đẻ).
Phận của đàn bà là sinh nở, vậy hãy để cho họ cai quản gia đình. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ cao cả của họ. Còn nam giới, hãy trang bị cho họ đầy đủ vũ khí sắc bén để họ lăn xả vào cuộc chiến lớn, khốc liệt hơn. Khác đi, hãy để cho họ toàn quyền cai quản xã hội.
Do đó:
– “Phần viết bằng tiếng Phạn thì nhấn mạnh về vai trò phụ hệ trong triều đại vua Harivarman IV”. Chú ý mệnh đề: “vai trò phụ hệ trong triều đại vua”: là đúng rồi.
– “phần viết bằng tiếng Cham lại tôn vinh quyền mẫu hệ trong gia đình của ông ta’. Lưu ý: “tôn vinh quyền mẫu hệ trong gia đình” càng không sai.

Nhắc ngài giáo sư Lafont cái lạ [đầy “mâu thuẫn” – chữ của giáo sư] khác của Cham: Các tu sĩ của đa số tôn giáo khác có vợ cũng được, không có càng tốt; riêng Cham: PHẢI CÓ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *