CHAM AHIER, THỬ TÌM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 03

Bài 03. Vấn đề tôn giáo mở

Địa thế Champa xưa mở, lịch sử Champa là lịch sử mở, tinh thần Cham mở, thế nhưng – lạ, quan niệm về tôn giáo Cham lại đóng cách kì lạ.
Ở Pabblap, chưa có trường hợp con gái Việt lấy chồng Cham được chôn trong Ghur; một đàn ông Việt lấy vợ Cham mất đi được ưu ái, là ca duy nhất.
Bên Cham Ahier, trước đây không lâu, sinh linh lai [Cham + …] khi mất đi, sau khi làm đám thiêu, tinh cốt trong Klaung ông/ bà ta đã phải chịu nằm ngoài Kut lihin [địa phận Kut “không lành” nằm xa khuất Kut chính], mỗi bận làm lễ trong Kut là mỗi bận người thân họ khóc lóc, bởi tình trạng đơn côi này.
Ta phân biệt đối xử vậy, thì làm sao người ngoài còn “dám” lấy Cham? Và làm sao con cái Cham lấy người ngoài “dám” nhập vào cộng đồng Cham? Mà chúng ta có ngăn được mình không lấy người ngoài? Và, chúng ta có “thuần harat” mãi được không?
Như thể ta đang xua đuổi họ vậy.
Trong khi Islam chẳng hạn, dù nam hay nữ, khi lập gia đình, đối tượng đó cũng “buộc” phải “vào” Islam.

Tôn giáo tín ngưỡng đã vậy, ngoài đời Cham cũng chả hơn gì.
Chị Phú Thị Mận kể có một ông trí thức đàng hoàng đã la vào mặt chị, rằng: Chị đã vào Tin Lành, chị không là Cham nữa, thì chớ nói chuyện về văn hóa Cham. Chị kêu: Ai có thể quyết tôi là hay không là Cham? Mèng ôi!

Chuyện video clip vừa qua, xin nhắc lại:
“Sinh linh Cham Ahier 2. Yêu dân tộc, làm văn hóa Cham. Bản thân và gia đình theo Công giáo. Mất tại Sài Gòn. CHA ĐẠO VÀ GRU KALƠNG CÙNG HÀNH LỄ CHÔN CẤT tại Sài Gòn. Vài năm sau, bên họ hàng đương sự yêu cầu thỉnh “cốt” về quê làm Đám thiêu, không thì phiền lắm. Gia đình ông không chịu: như vậy là mất mồ mả cha/ chồng tôi làm sao?!”
Giải quyết ra sao?

Một ví dụ ở Chakleng. Người Việt sống trong palei bị mất ngoài palei, thi hài không được cho vào palei. Tục Cham: phải làm lễ ngoài làng; tục Việt: cần được đưa vào nhà. Khi không thể đưa vào làng, người Việt tìm cách chui. Nếu làng có bắt được thì làm lễ chịu tôi.
Khác gì đánh lừa nhau. Sau, dân Chakleng có đề nghị rất hòa: Cứ thành thật khai báo, cho phép làm lễ “rửa” sau.
Linh hoạt như vậy, không hay sao?!
Các bạn có chứng kiến vụ nào khác không? Và đâu là cách giải quyết?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *