INRASARA DẤU VẾT CHỮ NGHĨA 2016

jaka-2014

suphi-10-2016
Hôm nay, 12-12-2016 sinh nhật Inrajaka.
Gia đình tôi mỗi năm một tổng sinh nhật, chính là ngày này. Năm nay không gom được, tạm miễn. Thế nên, hôm qua tôi về quê mang quà cho Jaka. Trao quà, đồng thời trao cây gậy tiếp sức: những gì về văn hóa Cham mà tôi làm còn dang dở.
Tôi được rảnh [đầu mình và tứ chi] lo chuyện của tôi. Tôi sở hữu bạt ngàn câu chuyên Cham mà chưa kể, tạm gọi đó đó là narrative của tôi. Từ nay trở đi, tôi chỉ làm mỗi việc đó.
Ngay cả INRASARA DẤU VẾT 2016 dưới đây, tôi cũng mong Jaka xem nó là một món quà:
2016-11-26-ghurdarakneh04
1. Sáng tạo: tác phẩm
– Minh triết Cham [về tâm hồn Cham & tinh thần văn hóa Cham]
– Cham toàn cảnh [Từ điển Văn hóa Cham], xong 80%
– Sa mạc lan dần [về đời sống văn học VN đương đại], bản thảo.

2. Nghiên cứu: 2 bài nghiên cứu quan trọng
– “Văn học Cham toàn cảnh”
– “Po Riyak Thần Sóng Cham”

3. Thuyết trình
– Văn chương tan rã [về suy đồi của văn học Việt Nam]
– Minh triết Cham [3 buổi thuyết trình]
– Hải sử Cham & Văn hóa biển Cham [4 buổi thuyết trình]
– Xuất bản tự do [tại Sàn Art, về văn học ngoại vi]
– Văn học miền Nam 1954-1975 [2 buổi thuyết trình]

4. Phê bình – Tranh luận văn học
– Nhà Phê bình mù & Chỉ điểm không cần phê bình
– Trung Việt Việt Trung của Đỗ Quyên
– Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng của Ngô Thế Vinh
– Văn minh vật chất của người Việt, Phan Cẩm Thượng

5. Phản biện xã hội
– Nghĩa từ Formosa [& 2 bài thơ, bình trên RFA]
– Câu chuyện Đàng Ngọc Thủy [4 bài về sự cố này]
– Ninh Thuận thực sự cần gì? [trả lởi phỏng vấn RFA]
– Giàu, đẹp & tanh bành
– Trước sự cố “Văn hóa Sa Huỳnh”, thế hệ trẻ làm gì?
– Số phận văn hóa dân tộc: sứ mệnh nhà văn & tiếng nói trí thức [tham luận]

6. Ghi chép
– Urang Cham: 28 nhân vật
– Câu chuyện văn nghệ Việt Nam
– Câu chuyện học
– Câu chuyện truyền thống & sáng tạo

*
I. Tiểu luận – báo lẻ
01. Văn học Chăm, một cái nhìn toàn cảnh, tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 9-2015
02. Đọc lại thơ Thảo Phương, tạp chí Thơ, 12-2015
03. Có ngôi nhà Cham như thế ở thế kỉ XXI, Bình Thuận cuối tuần, 8-1-2016
04. Hành động trong chân trời khả thể, Vanviet.net, 8-1-2016
05. Văn học Việt Nam sợ gì?, Vanviet.info, 11-1-2016
06. Thay đổi thói quen – thay đổi truyền thống, Inrasara.com, 13-1-2016
07. Ba “không” của người Chăm, Bình Thuận cuối tuần, 15-1-2016
08. Thành công, tự do & niềm vui, Inrasara.com, 15-1-2016
09. Huyền thoại về tác phẩm có vấn đề, Vanviet.info, 27-1-2016
10. Hồ sơ biên bản so sánh 18. Thơ trẻ Cham và thơ của các dân tộc thiểu số phía Bắc, Vanviet.info, 30-1-2016
11. Tại sao lại né tránh nhạy cảm?, Inrasara.com, 6-2-2016
12. Thơ, tiếng thở dài mỏi mệt, Vanviet.info, 6-2-2016; tạp chí Nhật Lệ, tháng 4-2016
13. Thẩm mĩ thơ đương đại, từ quê xuống phố, Văn nghệ Tây Ninh, xuân 2016
14. Di cư ngôn ngữ ở nhà văn đương đại, ChưYangSin, xuân 2016
15. Sáng tạo và khoa bảng, giải nghịch lí để hội nhập, Bình Thuận cuối tuần, 26-2-2016
16. Ba trụ cột của nhân cách Chăm, Đà Nẵng cuối tuần, 28-2-2016
17. Vấn đề thơ tuyển, tạp chí Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật, 2-2016
18. Hành trình Phê bình Lập biên bản, Vanviet.info, 4-3-2016
19. Nữ quyền, thơ và cái bẫy ngôn từ, Tia sáng, 8-3-2016
20. Từ cái nhìn sòng phẳng đến nỗ lực sáng tạo, Bình Thuận cuối tuần, 11-3-2016
21. 5 lãng phí của giáo dục Việt Nam nhìn từ bên trong, Bình Thuận cuối tuần, 1-4-2016
22. Hành hương Po Riyak, Vanviet.info, 16-4-2016; Boxitvn.net, 17-4-2016
23. Giới thiệu thơ nữ Bình Thuận, Bình Thuận cuối tuần, 29-4-2016
24. Văn chương tan rã: tín hiệu tốt lành, Damau.org, 30-4-2016
25. Về đâu, phê bình hậu hiện đại Việt Nam, Vanviet, 7-5-2016
26. Thế hệ nhà văn sau 1975, có gì mới, Bình Thuận cuối tuần, 13-5-2016
27. Cá chết, biển chết, và thơ… chết, Vanviet.info, 19-5-2016
28. Minh triết Cham, Tia sáng, 2-6-2016
29. Phê bình nhìn toàn cảnh văn học Việt, Bình Thuận cuối tuần, 3-6-2016
30. Po Riyak – Thần Sóng: Lịch sử, truyền thuyết và tục thờ cúng, tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số 2-2016
31. Cham: 3 Giai đoạn – 3 Thông điệp, Inrasara.com, 9-6-2016
32. Từ dữ liệu qua thông tin đến tri thức, Inrasara.com, 20-6-2016
33. Văn chương né tránh hiện thực, tại sao?, Bình Thuận cuối tuần, 24-6-2016
34. Nhà phê bình của thế hệ, 1-7-2016; Vanviet.info, 11-7-2016
35. Mưdwơn gru Hán Phải, Bình Thuận cuối tuần, 8-7-2016
36. Chúng ta đang tàn phá sinh lực tinh túy nhất của chúng ta, hàng ngày, Inrasara.com, 13-7-2016
37. Tiếng nói đường biên, Inrasara.com, 14-7-2016
38. Tập thói quen đọc sách từ khi bé chưa biết… chữ, Bình Thuận cuối tuần, 22-7-2016
39. Chuyện văn nghệ VN: Văn chương tan rã 02, Vanviet.net, 23-7-2016
40. Muôn vẻ người Cham, Văn hóa Nghệ An, 25-7-2016
41. Thơ, vần hay không vần?, Bình Thuận cuối tuần, 29-7-2016
42. PoP của Phan Châu Trinh, Bình Thuận cuối tuần, 5-8-2016
43. Thơ Việt, thế hệ hậu hiện đại mới, tạp chí Sông Hương, 8-2016
44. Để nâng cao chất lượng văn học ngoại vi, Bình Thuận cuối tuần, 12-8-2016
45. Hành trình vào minh triết Cham, Văn hóa Nghệ An, 10-8-2016
46. Thơ và ngôn ngữ đời thường, Bình Thuận cuối tuần, 19-8-2016
47. Chuyện học và thay đổi tư duy giáo dục, Bình Thuận cuối tuần, 26-8-2016
48. Truyền thống, bản sắc & sáng tạo, Vanviet.info, 1-9-2016
49. Sự vô ích kì diệu của thơ ca, Bình Thuận cuối tuần, 2-9-2016
50. Khóc lên đi, ơi quê hương yêu dấu, Vanviet.info, 8-9-2016
51. Xới lại việc dạy và học tiếng Hán Trung trong nhà trường, Bình Thuận cuối tuần, 9-9-2016
52. Cắt lát vài thông điệp từ Giải Sách Hay, Tia sáng, 20-9-2016
53. Thơ đương đại và hành trình tìm thủ pháp mới, Chư Yang Sin, 9-2016
54. Mỗi cuốn sách là một thông điệp, Bình Thuận cuối tuần, 23-9-2016
55. Một cuốn sách hay, lạ từ một giải thưởng, Đà Nẵng cuối tuần, 28-9-2016
56. Đi Katê hiểu thêm về Katê, Bình Thuận cuối tuần, 30-9-2016
57. Câu chuyện Tagalau, Tagalau 20, 9-2016
58. Người Cham nói…, Inrasara.com, 1-10-2016
59. Từ bàn chân Việt đến cái đít Việt, Vanviet.info, 5-10-2016
60. Tiếng Việt – tiếng Chăm bổ sung cho nhau chứ không loại trừ nhau, Bình Thuận cuối tuần, 7-10-2016
61. Chuyển dịch Bob Dylan, Vanviet.info, 15-10-2016
62. Thế nào là nhập cuộc chịu chơi?, Inrasara.com, 19-10-2016
63. Việt Nam, dấu ấn Đông phương nhìn từ Chăm, Bình Thuận cuối tuần, 21-10-2016
64. Trước sự cố “Văn hóa Sa Huỳnh”, thế hệ trẻ làm gì?, Inrasara.com, 26-10-2016
65. Suy nghĩ từ hội thảo Văn học và Ngôn ngữ miền Nam, Bình Thuận cuối tuần, 28-10-2016
66. Biên bản tóm tắt Cà phê Văn học, Vanviet.info, 31-10-2016
67. Văn học miền Nam 1954-75 có gì [mà miền Bắc không có]?, Vanviet.info, 2-11-2016
68. Tâm lí tong thuộc của người Việt, Inrasara.com, 5-11-2016
69. Bước chân chữ bát trên lộ trình Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận, Boxitvn.net, 11-11-2016
70. Văn học miền Nam, hóa giải & hòa giải, tạp chí Nhật Lệ, tháng 10-2016
71. Cham Ba-ni weddings, Vietnam Heritage, 10-2016
72. Đàng Năng Quạ, nhạc sĩ mang trái tim Cham, Dân tộc & Phát triển, 18-11.2016
73. Việt Nam, giàu đẹp từ góc độ khác, Bình Thuận cuối tuần, 25-11-2016

II. Dư luận – Phỏng vấn
01. Lại Nguyên Ân, Cảm nhận về loạt bài phê bình “Hồ sơ Biên bản so sánh” của Inrasara, vanviet, 10-11-2016
02. Giải chính thức cho nhà phê bình Inrasara với loạt bài Hồ sơ biên bản so sánh, Vanviet, 4-3-2016
03. Chế Diễm Trâm, Inrasara – nhà nghiên cứu, phê bình thơ thời kì Đổi mới, Vanchuongviet, 27-3-2016; tạp chí Non Nước, 5-2016; tạp chí Nha Trang, 5-2016
04. Về đâu, phê bình hậu hiện đại Việt Nam, Tham luận “Một số vấn đề lý luận và phê bình văn học thời kì Đổi mới”, Đại học Hùng Vương – Phú Thọ, 14-4-2016
05. Đổi mới thơ, khác biệt mang tính vùng miền, Tham luận tại Đại học Văn hóa, 4-2016
06. Mai Văn Phấn, Nhà thơ Inrasara, người khai hoang ánh sáng, Maivanphan.com, 14-4-2016
07. Jacket2.org giới thiệu thơ Inrasara, 10-5-2016
08. Trà Chân, Minh triết Chăm dạy tôi cư lưu trên mặt đất này, Bình Thuận cuối tuần, 22-4-2016; Đà Nẵng cuối tuần, 10-6-2016
09. Kiều Trang, Inrasara và Minh triết Cham, Inrasara.com, 25-5-2016
10. Lê Ngọc Trác, Inrasara – Tagalau của người Chăm, Bình Thuận cuối tuần, 27-5-2016
11. Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara: “Tôi còn viết là tôi còn yêu”, Lao Động chủ nhật, 7-8-2016
12. “Meet Inrasara, the poet keeping Cham culture alive”, Zelda Rudzitsky, Saigoneer, 9-8-2016
13. Một phiên bản khác của Formosa tại Ninh Thuận, RFA, Mặc Lâm, 7-9-2016

III. Thuyết trình
01. Từ Phê bình Lập biên bản đến phê bình khai phóng, Cà phê thứ Bảy, 9-4-2016
02. Minh triết Cham, góc nhìn từ bên trong, Đại học KHXH&NV Hà Nội, 4-2016
03. Cà phê sách: Minh triết Cham, Cà phê thứ Bảy, 14-5-2016
04. Thơ Đổi mới nhận ảnh hưởng gì từ thơ miền Nam 1954-1975?, tham luận tại ĐH Thủ Dầu Một, 28-10-2016
05. Cà phê Văn học: “Chúng ta nợ gì Văn học miền Nam 1954-1975?”, 30-10-2016

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *