Chuyện văn nghệ VN 16. ĐƯỜNG BIÊN & BÀN TRÒN VĂN CHƯƠNG

2007-BTVC-10
Limuk sup mưta: Ghét tối mắt – dân gian Cham kêu thế. Không riêng gì ghét, yêu quá cũng thành “tối”. Nóng giận dẫn tới vô minh, nhẹ hay nặng tùy.
Nhớ năm xưa, trao đổi với tôi đuối lí, một bạn thơ Cham khá thân đã “tối mắt” đi lạc [qua đời tư của tôi] khá là bậy. Vừa qua, bàn về vụ Formosa, một bạn FB lạc đề [sang tinh thần làm việc của tôi] rất trật, nguyên văn như sau:
[Tôi] “nghi ngờ việc anh chủ trì hội nghị bàn tròn bàn méo gì đó về văn chương. Sẽ thiên vị lắm đấy!”.
Việc lạc đề thì rõ rồi; còn chuyện không biết điều gì đó không phải vô minh, mà vô minh nằm ở giọng điệu. Để giúp sinh linh rời bỏ cõi vô minh [nhất thời] ấy, tôi mới giải thích [chứ không phải tranh luận]. Chuyện cũ rồi, đáng lẽ cho nó vào… văn học sử, nhưng do sự cố không đáng trên, xin ghi lại để tránh ngộ nhận về sau:

Bàn tròn Văn chương là sáng kiến của nhà văn PT Vàng Anh (đương kim Ủy viên BCH Hội), và tôi. Là hoạt động ngoại biên của Hội Nhà văn Việt Nam, kéo dài 2 năm 2007-2008.
– Vai chủ trì là do PT Vàng Anh đề nghị tôi, vì lúc đó chị đang Hà Nội. Bên cạnh chủ trì, đều có phó chủ trì [trẻ tuổi] được BTVC bầu ra cho mỗi kì, để giúp chủ trì điều hành. Nhiệm vụ của chủ trì tóm gọn trong 3 chữ: “gợi ý” nếu BTVC túng ý, “gợi hứng” nếu chán, và “cắt” nếu lạc đề. Chủ trì không được quyền nói nhiều.
– Ở Sài Gòn và tỉnh lân cận: 8 kì; ở Bắc [không liên quan đến BTVC ở Sài Gòn]: 4 kì, và…
– Chủ đề tự do, người tham dự tự do, thảo luận tự do.
– Tất cả chủ đề đều do BTVC kì trước đề nghị cho kì tới, 15 kì tôi tuyệt đối chưa có đề nghị nào.
– Quy ước BTVC: không đọc tham luận, không lạc đề và ngoài lề, không khen không chê.
– Sau mỗi kì đều có thư kí ghi Biên bản BTVC: đúng, cụ thể, chi tiết và đầy đủ. Biên bản được gửi đến các thành viên chỉnh sửa câu chữ, tuyệt đối không sửa ý vì có sự tương tác.
– Kì đầu tiên 25 người tham gia, kì 7: 60 người; sang kì 8, lúc đó tôi bận việc Kon Tum không dự, con số rơi xuống còn 17 người. Sau kì 8, Sài Gòn nghỉ. Các nơi khác làm theo mô hình BTVC mời tôi chủ trì, tôi chỉ trách nhiệm điều hành, còn các sự vụ ngoài lề họ lo.

+ BTVC làm việc theo tinh thần dân chủ chưa từng có trước đó, thế nên nó mới hấp dẫn các cây bút đến với nó, dù mỗi kì Hội Nhà văn cho 300 ngàn đồng, đúng mỗi người 1 li trà đá. Chuyện vui: trong khi nhà văn Lê Văn Thảo khen BTVC chuyên nghiệp và hay, thì nhà thơ Hữu Thỉnh rất là lơ là.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *