NÉ, XẠO & CHỬI [hay Bảo Vệ Môi Trường Ngôn Ngữ]

1. Vụ Cá Chết, cơ quan trách nhiệm né tránh, không nói ai cũng biết rồi.

2. Chuyện Bầu Cử,
“Trao đổi với báo giới sáng 22.5, Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói… cho đến nay, báo cáo chung chưa phát hiện tình trạng bầu hộ, bầu thay”.
XẠO này, rất nhiều người quyết thử để trưng ra bằng chứng xác thực không thể cãi.
Riêng tôi, không cần phải đi đâu, không bị định kiến thao túng, cũng biết là XẠO.
Ở một làng quê Cham, hơn phân nửa người ở tuổi lao động đi làm ăn xa, ngày bầu cử họ không về. Trong đó có gia đình 4-5 cử tri không ai ở nhà; có gia đình còn mỗi mẹ già. Vậy tỉ lệ 99% có số lẻ cử tri đi bầu, đào đâu ra, nếu không phải là XẠO?
Cơ sở BÁO CÁO xạo, cấp cao nhất NGHE xạo, từ đó PHÁT NGÔN xạo trên khắp phương tiện thông tin đại chúng. Vậy, mà kêu giáo dục nhân dân, đòi định hướng quần chúng – ma nào nghe?

3. Chuyện bức xúc, mọi người đổ xô vào Chửi.
Nhiều, khá nhiều. Đó là người biết chữ, biết lên mạng – nghĩa là người CÓ HỌC. Chuyện lây lan sang cả cộng đồng mạng Cham: vài bạn trẻ có học cũng học đòi, chửi.
“ĐM”, “đếch biết”, “đéo cần”, “thằng cha”, “con mẹ”, vân vân.
Phê phán “chế độ” với lập luận thuyết phục như Nguyễn Hưng Quốc; dẫn chứng khả tín như Hoàng-Ngọc Tuấn; văn viết lôi cuốn như Tuấn Khanh… Họ có chửi đâu!
Bức xúc không chịu nổi, chửi – đúng lắm. Thế nhưng không ít Fabookers lấy chửi làm gốc, ngàn người vào like, love… Và ta tưởng hay, tiếp tục phát huy văn hóa chửi.
Không chửi có được không?
Lẽ nào văn hóa Việt Nam hôm nay trở thành thứ văn hóa chửi. Chú ý, đây cũng là một cách bảo vệ môi trường: Môi trường ngôn ngữ.
Tại sao bạn không thử tập CƯỜI?

[Tham khảo K. Marx: “Muốn tống tiễn một hình thái xã hội già cỗi đến nghĩa địa, thì lịch sử trải qua rất nhiều giai đoạn. Giai đoạn cuối cùng chính là tấn hài kịch dành cho nó (…). Tại sao? Để nhân loại vẫy tay giã từ quá khứ một cách vui vẻ”.]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *