SARA. TỔNG KẾT 04-10 PHÁT NGÔN CỘM

2015-7-4-Caphethu7-7

“Cộm”, bởi nó có… gây xôn xao dư luận chút chút. Mỗi phát ngôn đều có phần lí giải dài dòng. Bà con có phản biện cứ tùy nghi góp công điểm vào hợp tác xã văn học này, cho vui. Trích theo trật tự thời điểm…

1. Thứ thơ rác [rưởi] đặc hiệu này mang trong mình làn gió thối thổi vào không khí thơ Việt. Nó buộc nhà thơ hôm nay quay lại nhìn nó. Và nhìn lại cả mình nữa! Lâu nay, mình có quá thơm, quá diêm dúa lắm không! (Tienve.org, 2004)

2. “Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo” (tạp chí Văn, số 20, tháng 11-2004)

3. “Nhà thơ cần học biết sợ thơ để người đọc còn cần đến thơ” (tạp chí Tia sáng, 20-5-2006)

>4. “Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần” (Hội thảo thơ, TPHCM, 7-2006)

5. “Độc giả cũng cần phải được đào tạo” (tạp chí Thơ, số 1, 2006)

6. “Thơ dân tộc thiểu số Việt Nam vừa đi vừa ngủ; mươi năm qua, nó vừa ngủ vừa đi” (Talawas.org, 12-4-2006)

7. “Văn học Đông Nam Á là vùng trũng của văn học thế giới, đó là điều cần được nhìn nhận và nói lên” (tạp chí Tia sáng, 20-7-2006)

8. “Thơ Việt đang khủng hoảng, một khủng hoảng phải được xem như một tín hiệu tốt lành” (Hội thảo 20 năm Mỹ thuật đổi mới 1986-2006, Hà Nội, 4-2007)

9. “Nhà văn Việt Nam chưa bao giờ giỏi lập ngôn cả… Còn nhà phê bình, vì thiếu tư tưởng, nên mãi ăn theo sáng tác” (báo Lao động, 11-8-2007)

10. “Việt Nam không có truyền thống triết học. Chúng ta cũng chưa sẵn sàng cho truyền thống đó. Triết học ta đang dạy trong nhà trường là thứ triết học Theo-ism” (Vietnamnet, 10-10-2008)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *