MUÔN MÀU VĂN HÓA SỢ

Nửa thế kỉ qua, nền giáo dục ta đặt nền tảng chủ yếu trên “văn hóa sợ” (chữ của Phạm Lưu Vũ), thế nên đại đa số sự việc đều lén lút, giấu giấu giếm giếm. Từ việc lớn như chi tiêu ngân sách Nhà nước cho đến sinh hoạt vụn vặt nhất ở đời thường. Văn hóa sợ phát triển vô cùng phong phú và đa dạng…

Giáo viên bị Hiệu phó Trường Nội trú DT Ninh Phước đì “oan”: Chuyện bản thân ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự và cơm áo mình mà mình không dám đứng tên thật tố giác, lại lập nickname cậy tôi lên tiếng can thiệp, là do văn hóa sợ ám – SỢ KHỜ.
Năm ngoái, mươi nhà văn dự Liên hoan Thơ châu Á Thái Bình dương thì hết mười sẵn sàng kể với riêng tôi mọi tiêu cực về nó, mà không một ai dám nói lên ý kiến của mình trên diễn đàn báo chí, cũng do phát sinh từ văn hóa sợ – SỢ KHÔN.
Nhà phê bình không nêu tên nhà văn bị ông/ bà ta phê bình, dù các câu trích dẫn đều được cho vào ngoặc kép, là do nhiễm văn hóa sợ – SỢ NHÁT.
Nói xấu và xuyên tạc người khác sau lưng, là biểu hiện văn hóa sợ ở dạng bình dân và sơ khai nhất – SỢ HÈN.

“Đường đường chính chính” được từ điển định nghĩa là “đàng hoàng, không có gì phải giấu giếm”. Nói theo ngôn ngữ thời thượng hiện nay là: dám công khai, minh bạch, nhất là sự việc liên quan đến cộng đồng.
– “Tại sao không là chính bạn, mà lại xúi tôi lên tiếng?”
– “Nếu anh, chị, tôi, em đều sợ thì đến phiên anh, chị, tôi, em bị, còn lấy ai lên tiếng?”
– “Bởi sợ tôi, họ mới nói xấu tôi sau lưng, sao bạn bõ công kể lại cho tôi nghe?”
Hỏi được các câu hỏi tương tự, là góp phần chặt đứt sợi dây dẫn văn hóa sợ truyền lan vào cộng đồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *