PHỤ LỤC. HIỂU THÌ YÊU HƠN. Nhân một còm của bạn fb TL, nghĩ về thói tật trong trao đổi

Champa không còn, Cham tản mác đi các nơi, tài liệu thất tán và chìm khuất, thế nên hiểu cho đúng nền văn hóa dân tộc mình là điều khó.
Câu tôi thường nói: “Nghiên cứu văn hóa Cham, không ai dám nhận mình đúng cả… với tôi, diễn ngôn văn hóa Cham, có đúng có sai, có hay có dở”. Thêm, mới nhất, cái tít tôi đặt trong trả lời phỏng vấn tại Heritage Space: “Nói những điều ai cũng đồng ý là hoàn toàn không cần thiết, với tôi”. Do đó, tôi rất cần sự phản biện, phản bác; rất cần câu nói: “ở khoản này, ông Inrasara sai rồi”.
Ở Status: “HIỂU THÌ YÊU HƠN: NỀN TẢNG DIỄN NGÔN TINH THẦN CON NGƯỜI CHAM & VĂN HÓA CHAM”, “phản bác” tôi, TL đã phạm mấy sai lầm trong trao đổi.

1. Ở Status trên, tôi nêu luận điểm (mệnh đề chính): Diễn ngôn một vấn đề văn hóa Cham, cần dựa trên 3 chân kiềng. Sau đó, tôi đưa ra 2 luận chứng (mệnh đề phụ): Haumkar và Acar không để râu.
TL viết: “Tram noi nguoi Cham lap ra On Mudwon la de quan binh giua Balamon va Bani… khong phai la dien giai tao lao sao!” Bạn fb không phản bác ý chính, càng không phản bác 2 luận chứng tôi nêu, mà đưa ra luận chứng khác [ngoài bài] để phản bác ý chính của tôi.
Là lạc đề. Đó là sai thứ nhất. Nhưng không sao!

2. Bạn fb không dẫn chứng nguyên văn tôi viết/ nói ở đâu. Khi tôi hỏi vặn, mới viết mơ hồ: “Trong video clip Tram noi tieng Cham (sic), mot cau be (sic) nguoi Kinh dich lai tieng Anh va hom ay co ca Ja Ka nua”.
Video clip nào, ngày nào, ở đâu – không thấy. Nguyên văn ra sao, ở trong đoạn nào – cũng không? Tôi đã đưa các luận chứng nào để nói lên luận điểm đó, càng không!
[Chưa kể TL đã nhớ rất tồi: tôi chưa bao giờ thuyết trình bằng tiếng Cham; chưa hề có cậu bé Kinh nào dịch cho tôi; cậu bé Kinh thì càng không thể hiểu tiếng Cham để dịch ra tiếng Anh].
Đó là sai thứ hai.

3. Từ sai thứ hai đó dẫn đến sai thứ ba.
Giả dụ nếu tôi có nói nguyên văn như thế, bạn fb này chưa đưa ra luận chứng nào hay hơn, toàn diện hơn, thuyết phục hơn để phản bác luận điểm của tôi, mà chỉ phán 1 CHỮ: “tào lao”. Là cái sai mang tính đạo đức trong tranh luận.

Đề nghị bạn TL rút kinh nghiêm. Và đây cũng là bài học cần thiết cho các bạn trẻ Cham trong trao đổi học thuật.
Karun!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *