HIỂU THÌ YÊU HƠN: NỀN TẢNG DIỄN NGÔN TINH THẦN CON NGƯỜI CHAM & VĂN HÓA CHAM

Sinh hoạt đời sống văn hóa Cham, hẳn các bạn từng gặp không ít vị nổ “gì cũng biết”, gì cũng giải thích được. Mang danh nhà văn, nhà nghiên cứu, tiến sĩ, giáo sư… lẽ nào không hiểu về dân tộc mình, quê chết! Thế là ‘diễn’. Dĩ nhiên, nếu có người trẻ hay người ngoài có xíu tinh thần phản biện, ‘diễn’ kia hố là cái chắc.
Qua một Status, bạn trẻ thắc mắc về giải thích Haumkar của PD và tôi. Ai cũng có lí cả, vậy tin ai đây? Tôi nói: chớ tin, mà hãy nhìn.

Các bạn chú ý, đây là loạt bài chuẩn bị hoàn chỉnh cho MINH TRIẾT CHAM sắp tới. Ở đó, tôi diễn ngôn văn hóa và tinh thần Cham. Diễn ngôn, tôi đặt mỗi vấn đề trên 3 chân kiềng:
[1]. Tài liệu nguyên ủy: sử liệu, nguồn tiếp nhận gốc. – Thế Ninh Thuận nếu chỉ tập trung vào [1], bạn là tín đồ thuyết Duy sử không hơn không kém.
[2]. Biểu hiện trong đời sống, tín ngưỡng… qua khảo tả chuẩn xác. – Còn chỉ tin vào khảo tả không thôi, bạn chỉ là nhà nghiên cứu thuần túy.
[3]. Trí thức dân gian: qua tục ngữ, truyện cổ, Damnưy… – Chỉ bám vào mục này, bạn trở thành đồ đệ của thứ Triết lí Hổng chân: suy diễn và suy diễn.
Thiếu một trong ba, diễn ngôn kia bị đặt vào thế chông chênh dễ đổ.
[Chú ý, diễn ngôn đời sống tinh thần con người của Krishnamurti khác trời vực với cách thức diễn ngôn một nền văn hóa nào đó, ở đây là văn hóa Cham].

Cụ thể, xin trở lại họa phẩm một họa sĩ Phan Rang cách nay 3 năm về một vị Acar râu dài trắng đang tụng kinh lễ ở Ghur. Đưa lên website, tôi làm cuộc “đố vui có thưởng”, bức tranh đúng sai chỗ nào?
– Sai, bởi chưa thấy Acar có râu, đó là biểu hiện [2]
Nhưng tại sao Acar bên Awal không có râu?
– Acar tượng trưng nữ, Ahier tượng trưng nam: nữ thì không có râu. Tục ngữ Cham: Xa-ai Cham adei Bini: Anh Cham, em Bà-ni [3].
– Chuyện này đã được lịch sử Cham giải quyết [1].
3 chân kiềng này còn có thể diễn dịch rất nhiều khía cạnh khác trong lịch sử và văn hóa Cham…

Trở lại việc diễn ngôn Haumkar. PD rất đúng: anh đã truy nguyên tài liệu gốc, và giải thích Haumkar Cham theo nguyên gốc này [1]; kiểm chứng nó không khó: các bạn vào Google hay giở cuốn Huyền thoại thế giới (C. Scott Littleton, Chương Ngọc dịch, NXB Mĩ thuật, 2004) sẽ thấy ngay. Nhưng theo Minh triết Cham, như thế là chưa đủ, chưa có yếu tố bản địa, nghĩa là giải thích chưa chạm tới bản sắc Cham.
Truy nguyên nguồn gốc HAUMKARA Ấn Độ [1] là cần thiết, cạnh đó khi AUM nhập địa Cham, ta cần xem xét Tri thức dân gian [3] biến cải và giải thích nó theo tinh thần đực/ cái thế nào, và sau rốt ta phải biết quan sát thêm nó được biểu hiện ở chính bản thân Haumkar (số 6-3, mặt trăng-mặt trời) và trong sinh hoạt tín ngưỡng Cham [2] ra sao nữa.
Chỉ khi đó, ‘diễn ngôn” của bạn mới khả tín.
Toàn bộ sự kiện và chi tiết về tinh thần và văn hóa Cham trong MINH TRIẾT CHAM sẽ được diễn ngôn trên nền tảng kiềng 3 chân đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *