HIỂU THÌ YÊU HƠN 05. Tinh thần Đất

[Tại sao Cham không chiếm đất người khác?]
HamuCrok1985-NVK.02
[Palei Hamu Crauk Bàu Trúc – Photo Nguyễn Văn Kự]
Cưới chồng về, lập gia đình mới, người Cham “Kauh paga rơp lanaung Chặt rào dựng sàn” để làm Sang Yơ là ngôi nhà đầu tiên. Một ngôi nhà chắc chắn, làm tiền đề cho cả cụm nhà trong khuôn viên Wang paga.
Thời còn trẻ tôi rất ngạc nhiên về người Việt, rằng làm sao họ có thể cư trú tạm trong căn lều [hay ngôi nhà rất có vẻ] tạm bợ được, dù thu nhập của họ khấm khá đáo để? Trong khi gia đình Cham, ăn uống kham khổ [ba, bốn lần thua kém] vẫn có thể làm nên cái nhà chắc chắn. Và nhất là trong khi quan niệm đời là cõi tạm ăn sâu vào máu thịt Cham?
Ngôi Nhà chắc chắn trên mảnh Đất chắc chắn: không phải mảnh đất CỦA mình, mà là THUỘC VỀ mình, gắn chặt với thân xác và tâm linh mình.

Người Việt có thành ngữ: “Nơi chôn nhau cắt rốn” để chỉ quê cha đất tổ. Cham thì khác, ông bà nói: “[nơi] chôn nhau đặt viên gạch” (Dar thauk padauk kiak). Chôn nhau thì chỉ mới liên quan đến máu mủ, còn “đặt viên gạch” [dựng tháp] là đặt nền móng cho đời sống tâm linh.
Đó là huyền nghĩa của Đất. Nhà được dựng nên trên Đất đó.

Bimong Tháp Gạch là biểu tượng tâm linh Cham. Ở đâu có Cham là ở đó có tháp, ngược lại ở đâu có tháp, đó là đất Cham. Tháp, để người Cham thờ phụng. Tháp chiếm vị trí tối thượng trong đời sống tâm linh Cham là điều miễn bàn.
Tháp có mặt từ Quảng Bình cho đến tận Vũng Tàu. Còn ở Tây Nguyên, tại sao tháp Yang Prong mọc trên ấy? Cham xâm lược Tây Nguyên, như vài nhà nghiên cứu viết thế chăng? Đây là nhầm lẫn tại hại, do không phân biệt hai khái niệm Cham với Champa. Hiện nay chúng ta quen gọi là tháp Chàm, tháp Chăm chứ bia kí viết tháp do ‘người Champa Orang Champa’ tạo lập, chớ riêng gì Cham đâu!
Ở đâu Cham không đặt viên gạch (padaauk kiak), thì đó không phải đất Cham, Cham không ở. Có cho họ cũng không màng. Bởi mảnh đất muốn thành Đất cần đến các cuộc tẩy rửa bền và lâu. Thời hưng thịnh Champa đã từng chiếm đất Khmer, chiếm để thị uy thôi (ra oai ngap padaup) chứ không có ý đồ “thực dân” vào vùng đất chiếm đóng. Hay khi suy yếu, bị đẩy vào thế buộc, Cham chạy loạn đến ở nhưng họ không coi đó là Đất thuộc về mình [cho dù nó là CỦA mình với những Sổ Đỏ] mà chỉ là miền tạm dung. Tạm dung, để còn phải trở về với Đất. [Ở đây tôi xin chỉ đề cập Cham AhierCham Awal].

Sau Bimong là các Danauk (đền) được dựng lên để thờ phượng các vị anh hùng liệt nữ hay thần làng… rồi là Ghur, Kut

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *