Tuyên ngôn muộn có muộn không? 8

2002-Fim Suthi
“Chớ lo lắng về vài khác biệt của Akhar thrah. Ông bà ta từng khác biệt, Akhar thrah vẫn tồn tại. Dạy con cái trong nhà nói tiếng Cham, cố gắng nói harat tiếng Cham, thì tiếng Cham không thể mất.”

Từ thời Po Rome, lối viết Akhar thrah chữ Cham truyền thống qua các thế hệ có những sai biệt nhất định. Đó là quy luật chung của mọi ngôn ngữ. Chữ Cham chưa qua kĩ thuật in ấn, mà phải chép tay, thì sai biệt càng lắm. Đó là chưa nói đến nguyên do các bộ phận Cham luân lạc qua nhiều vùng đất khác nhau. Mà thực tế, chữ Cham cũng chịu bị sai biệt như từng xảy ra.
Dù thế nào đi nữa: ba thế kỉ qua AKHAR THRAH VẪN TỒN TẠI.
Ở đây tôi xin miễn đề cập về CHỮ, mà là TIẾNG. Thế nên, khi có bạn trẻ hỏi tôi về đúng sai của sự chuẩn hóa Akhar thrah của Ban Biên soạn sách chữ Chăm, tôi không trả lời. Vì nó không thuộc phạm vi nghiên cứu của tôi; hơn nữa – tôi không muốn mình bị cuộn xoáy vào vòng tranh luận không biết bao giờ kết thúc.
Tôi đặt mối quan tâm và cả việc làm cho sự tồn tại và phát triển của tiếng Cham.
Alphonse Daudet trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” (“La dernière classe”), viết: “Quand un peuple tombe esclave, tant qu’il tient bien sa langue, c’est comme s’il tenait la clef de sa prison” (Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ mà còn giữ được toàn vẹn tiếng nói, coi như dân tộc đó vẫn giữ được chìa khóa mở cửa ngục tù kia). Đây là ý tưởng mượn lại từ Fréderic Mistral.
Phạm Quỳnh, bên cạnh câu nói nổi tiếng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”, còn có câu: “Tiếng là nước, tiếng còn thì nước còn; tiếng mất thì nước mất, mà mất đó mới thật là mất hẳn, không sao vãn hồi được nữa” (tạp chí Nam Phong, số 101, 12-1925).

Tuyên ngôn muộn có muộn không? – KHÔNG.
Hãy “dạy con cái trong nhà nói tiếng Cham, cố gắng nói harat tiếng Cham, thì tiếng Cham không thể mất.” Tiếng Cham không mất, thì dân tộc Cham không mất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *