The Purification Festival in April: Translator’s Introduction

The Purification Festival in April – Lễ Tẩy trần tháng Tư
Alec-2011
This collection represents a broad range of Inrasara’s poetic oeuvre to date, tracing his diverse journeys through storytelling, forays into a varying array of narrative modes and transitions through lyric and narrative verse. Like all great storytellers, Inrasara pulls from a wide network of experience, weaving together the past and the present into a tapestry of the personal and collective, blending the real and the mythical. Wandering across history, literature, folklore, song, philosophy, Hinduism, Buddhism, pop culture, myth, war, peace, harvest, community, tradition, dream, language, ritual, epic and the everyday, Inrasara’s poems sing not only the song of the Cham people in modern Vietnam, but also of all human experience – of our imagining of self and of the myriad innermost emotional lives of globalization and modernity. Deeply rooted in his readings of the Cham epics, Inrasara’s verse somehow also resonates with the flowing lines of Whitman and Hughes, a montage of human experience and insight, both singular and universal.
Inrasara’s use of the Vietnamese language is highly complex and philosophical, and naturally impossible to translate into English to its full extent. All Cham language terms have been italicized and left in the original, with an index of notes provided at the back of this book. This collection meanders through the languages of the classic Cham and Vietnamese epics, colloquial Cham, modern Vietnamese, Sino-Vietnamese, Sanskrit, classical Chinese, Zen philosophy, folksong, physics, ecology and beyond. Through use of linguistic elements which do not exist in English, such as bound morphemes and a complex pronoun address system, Vietnamese contains a multitude of subtleties which are essentially untranslatable. I have attempted to retain the original flow of the language wherever feasible, translating on a line-to-line basis when able and often retaining the Vietnamese order of information, to stay as true to the original narrative architecture as possible. I hope that the reader will find this bilingual edition not only a guidebook to Cham culture, tradition and daily life, but also a useful tool to engage with the depths of the modern Vietnamese language. Inrasara’s epical lingual explorations wander through lyric verse to freeform, short odes to long narratives, across the geography of native land and soul, inviting the reader into a world both known and unknown, foreign and familiar, ordinary and wondrous.

-A.G.S.
TẠM DỊCH

Tuyển tập giới thiệu các tập thơ của Inrasara đã in, như một ghi nhận hành trình đa dạng của anh qua cách kể chuyện, đồng thời thâm nhập vào một mảng độc đáo của chế độ tường thuật và chuyển tiếp thông qua thơ trữ tình và thơ kể. Như những người kể chuyện tuyệt vời khác, Inrasara thu thái từ những trải nghiệm rộng, qua đó kết nối quá khứ và hiện tại thành kinh nghiệm trường của cá nhân và tập thể, pha trộn các hiện thực và huyền thoại.
Du hành băng qua lịch sử, văn học, văn hóa dân gian, dân ca, triết học, Ấn Độ giáo, Phật giáo, văn hóa pop, huyền thoại, chiến tranh, hòa bình, mùa màng, cộng đồng, truyền thống, giấc mơ, ngôn ngữ, lễ nghi, hoành tráng và đời thường, những bài thơ Inrasara hát lên không chỉ là riêng người Chăm ở Việt Nam hiện đại, mà còn là của kinh nghiệm mang tính nhân loại – của trí tưởng tượng chúng ta về bản thân và về cuộc sống tình cảm thẳm sâu phong nhiêu trong thời đại toàn cầu hóa và thời hiện đại. Cắm rễ sâu vào vùng đất sử thi Chăm, thơ Inrasara – bằng cách nào đó – tạo nên sự vang vọng trong cùng dòng chảy với Whitman và Hughes, một mảng lắp ghép lớn từ kinh nghiệm và nhận thức bề sâu của con người, cả đơn lẻ lẫn phổ quát.
Cách sử dụng tiếng Việt Inrasara phức tạp và đẫm chất triết lý, thế nên thật khó dịch sang tiếng Anh đến mức đủ đầy. Các từ tiếng Chăm in nghiêng được giữ nguyên theo bản gốc với ghi chú ở phần cuối cuốn sách cung cấp cho độc giả một hiểu biết nhất định. Thi tuyển này dịch chuyển qua dòng ngôn ngữ sử thi Chăm và thơ Việt cổ điển, ngôn ngữ thông tục Chăm lẫn tiếng hiện đại Việt, từ Hán Việt, tiếng Phạn, tiếng Hoa cổ điển, triết lý Thiền, dân ca, vật lý, sinh thái học và hơn thế nữa. Việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ không có mặt trong tiếng Anh, như các hình vị, các âm tiết cùng loạt địa chỉ cực phức tạp, đó là thứ tiếng Việt phong phú, đa dạng và tinh tế, về căn bản là không thể dịch.
Tôi cố gắng lưu giữ dòng chảy nguyên ủy của ngôn ngữ thơ Inrasara trong khả năng có thể, sau đó chuyển dịch trên cơ sở line-to-line, đồng thời thường xuyên duy trì trật tự từ tiếng Việt, để theo đúng kiến trúc tường thuật ban đầu của bài thơ ở mức độ cao nhất. Hy vọng người đọc sẽ tìm thấy ở phiên bản song ngữ này không chỉ là một cuốn sách dẫn đến thế giới Chăm, văn hóa truyền thống và đời sống thường nhật, mà còn là một công cụ hữu ích để tham dự với các độ sâu của tiếng Việt hiện đại. Khám phá ngôn ngữ sử thi của Inrasara lãng du qua dòng thơ trữ tình đến thơ tự do, từ đoản thi ngắn đến chuyện kể dài, băng qua vùng đất mẹ vừa mang tính địa lí vừa đẫm chất tâm linh, để mời gọi người đọc đi vào một thế giới đã biết và chưa biết, xa lạ và quen thuộc, bình thường và kỳ diệu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *