Câu chuyện văn học Việt Nam 20. Văn chương kích động… chánh trị

Trên tc. Hồn Việt do MQL làm Tổng biên tập, tác giả Vũ Hồng Ngự (?) sau khi mang một bài thơ của Nguyễn Hữu Hồng Minh ra phân tích, vô cớ đã tố cáo tôi:

“Tuyên bố như ông Inrasara, người luôn cổ vũ, tuyên truyền cho các dòng thơ phá phách “hậu hiện đại” này… thì là phi lịch sử và nhất là ẩn đằng sau những lời lẽ cổ vũ ấy là những hàm ý sâu xa hơn, thách thức hơn, kích động hơn, không khó nhận thấy.”

Tôi đã trả lời như sau (trích):

“Báo Thể thao – Văn hóa ngày 23-10-2007 đã “cắt dán” tham luận của tôi in bên cạnh bài báo “Văn hóa thời hội nhập, Bài 1: Ai là sát thủ của cái mới?” của nhà thơ NHHM. Đây là việc làm của tòa soạn, không can dự đến tôi.

Đoạn văn của tôi nằm trong hệ thống toàn bài tham luận “dài 9.000 chữ, [anh] có sự phân tích khá sâu sắc và không giống với nhiều người khác về sự xuất hiện của dòng thơ hậu hiện đại, về nhóm thơ nữ ở TP Hồ Chí Minh và phong trào nữ quyền trong văn chương, về lối thoát cho văn chương (Internet), về một hoạt động phê bình không ăn theo sáng tác mà gợi mở, thậm chí dẫn đạo cho sáng tác” (Nhận định của Ban tổ chức Hội thảo “Văn học – Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh 20 năm đổi mới”).

Nó không liên hệ anh em gì đến bài thơ đơn lẻ kia, càng không dính dáng bà con máu mủ gì đến bài báo của nhà thơ trên. Tôi càng chưa có ý kiến nào ở bất kì đâu về bài thơ “Lổ thủng lịch sử” cả! Vậy mà quý ngài đã viết: “ẩn đằng sau những lời lẽ cổ vũ ấy là những hàm ý sâu xa hơn, thách thức hơn, kích động hơn, không khó nhận thấy.” Đúng: ngài đã “không khó nhận thấy”, nhưng tiếc là quý ngài nhận thấy trật.

Viết, và cất đi, chứ không đăng đâu cả!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *