Inrasara: Phản ứng từ ngoại vi của ngoại vi – trường hợp Chăm

HoithaoPleiku

Tham luận “Thực trạng và những vấn đề của mối quan hệ văn hoá trung tâm – ngoại vi ở Việt Nam” của Viện Thông tin KHXH, 25-4-2014, Pleiku – Gialai.

(trích)

1. Hiện trạng…

… Riêng bình diện văn hóa, toàn cầu hóa làm cho nhân loại trên khắp thế giới trở nên giống nhau hay khác nhau hơn, là câu hỏi thường được đặt ra trong các cuộc trao đổi về toàn cầu hóa văn hóa.

Về sự thể này, hiện nay tồn tại ba quan điểm. Thứ nhất, toàn cầu hóa dẫn đến nhất thể hóa văn hóa, qua đó văn hóa trên toàn thế giới sẽ mang chung một bộ mặt; thứ hai ở phía đối trọng, toàn cầu hóa dẫn đến tình trạng phản ứng ngược: các nền văn hóa nhỏ, văn hóa ngoại biên sẽ tự vệ bằng nhiều biện pháp để bảo tồn bản sắc đặc thù, họ chống lại hay tiếp nhận toàn cầu hóa theo cách rất riêng; cuối cùng là xu hướng chiết trung khuyến khích các hình thức lai tạo văn hóa, trên nền tảng bản sắc cũ, họ thâu thái những cái mớiđể tạo nên nền văn hóa mới, đa tạp và độc đáo.

2. Người Chăm, dân tộc bản địa có nền văn hóa – văn minh lâu đời, hiện đã thành thiểu số – với tư cách vùng ngoại vi của ngoại vi – phản ứng thế nào?

2.b. Tâm thức của bộ phận hiểu biết Chăm mươi năm qua – là sự sợ hãi. Sợ hãi lớn.

2.c. Từ đó, nảy sinh tâm lí phó mặc, hoặc phản ứng thái quá.

… Ta lên tiếng chống lại tất tần tật những gì đe dọa sinh mạng Chăm và làm suy thoái bản sắc văn hóa Chăm theo ta hiểu. Do cá nhân hay tập thể, từ cái lớn lao đến điều nhỏ vụn nhất.

Ta phản đối Nguyễn Thành Thống, khi ông phê phán gần như miệt thị toàn bộ giới có học Chăm về các vấn đề liên quan đến văn hóa Chăm [Inrasara viết bài đầu tiên trên web Inrasara.com, sau hai tháng thảo luận, tác giả sửa lại hầu hết luận điểm bị trí thức và còm sĩ Chăm chê trách].

Ta phản bác một bức họa Chế Kim Trung ở chi tiết ta cho rằng có ý xem thường thần Yang Chăm [Trà Vigia mở đầu bằng bài viết trên web Inrasara.com].

Ta bác bỏ ý kiến của Sakaya qua tuyên bố “Đảng đã đào tạo các nhà văn Chăm”, khi ta xem đó là phát ngôn nịnh bợ, bởi điều này không hề có [Đồng Chuông Tử phản ứng đầu tiên trên web Inrasara.com].

Ta chống quyết liệt “Vũ điệu Apsara” của biên đạo múa Đặng Hùng, khi ta cho đây là điệu múa đi ngược với thuần phong mĩ tục Chăm [web Champaka.info và…].

Mới đây, ta phản đối mạnh mẽ phim “Tiếng trống Paranưng”, khi ta – qua hai bài báo giới thiệu phim – cho rằng bộ phim có vài cảnh xúc phạm văn hóa Chăm [vài Facebook, web Gulpataom.com và…].

Xa hơn và lâu dài hơn, ta mở trận phản đối Akhar thrah chuẩn hóa của Ban Biên soạn sách chữ Chăm, chuẩn hóa mà ta cho là “lai căng”, “dám sửa chữ viết của tổ tiên” [nhóm Champaka].

Ta phản bác câu kết của Hồ Trung Tú trong Có 500 năm như thế về thánh địa Mỹ Sơn, đến tác giả đã phải cắt bỏ khi tái bản [Inrasara là người đầu tiên đọc bản thảo, và đề nghị tác giả sửa – in lần thứ nhất, tác giả để nguyên văn – web Inrasara.com mở diễn đàn thảo luận, và Hồ Trung Tú viết còm hứa trên web này là sẽ chỉnh sửa khi sách tái bản – cuối cùng in lần thứ hai, nguyên đoạn văn trên đã được cắt bỏ].

Vân vân… (Chú ý: Các ví dụ nêu trên chỉ làm thao tác liệt kê, không bình luận).

Ta khẳng định, và ta chống. Chống để khẳng định, mạnh mẽ hơn.

Do phản ứng ở thời đoạn mà ranh giới còn – mất của sinh phận dân tộc và văn hóa dân tộc quá mong manh, khi nỗi sợ đang lên đến cực độ, thì thái độ chống được đẩy lên mức tối đa có thể. Ta quyết liệt đến mất mặn mất nhạt, mất cả tình nghĩa anh em bà con. Từ đó, “người ngoài” dễ lợi dụng tình trạng, gây phân hóa thêm. Đến nguy cơ đổ vỡ tất cả. Sự “mất” càng diễn ra nhanh hơn, toàn diện hơn.

3. Nhận diện để tự tin

 

4. Làm gì?

5. Chăm đã làm được gì?

Tạm kết

Hội thảo không đặt ra “giải pháp”, nhưng nếu chúng ta nhận diện đúng “thực trang” và nêu đúng những “vấn đề”, là ta đã đi một phần lộ trình “giải pháp”. Vậy, vấn đề đặt ra là:

Nghiên cứu để làm gì? Sử thi Tây Nguyên chẳng hạn. Chúng ta đã sưu tầm, dịch và in ra mấy chục sử thi, nhưng xin hỏi có gia đình có học người dân tộc ở Tây Nguyên nào sở hữu bộ sử thi ông bà mình chưa? Vậy làm sao có thể truyền bá văn hóa truyền thống tổ tiên?

Rồi, làm gì để tránh hiện tượng giả văn hóa dân tộc? Ở Tây Nguyên, đã có người bịa ra truyền cổ Jrai, Bana; hoặc có không ít tục ngữ Việt biến thành và nằm trong kho tàng tục ngữ Jrai, tại sao?

Cuối cùng, lẽ nào ta sống cứ ngoảnh nhìn về quá khứ? Làm thế nào để trung tâm nhỏ hóa một nền văn hóa ngoại vi? Bởi ngoại vi, nếu ta ý thức sâu đậm văn hóa dân tộc mình, ý thức mạnh mẽ về tiếp nhận và sáng tạo, ta vẫn có thể làm nên những giá trị mới . Và chỉ khi nào đất nước hình cong chữ S này tạo ra được nhiều trung tâm văn hóa nhỏ, ta mới có thể nói đến sự giàu sang của nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *