‘Trí/ Thức’ giới thiệu – ‘Encounter’ presents Inrasara

 Inrasara_mailchimp_Inrasara là diễn giả thuộc chương trình Trí / Thức nằm trong dự án liên ngành mang tên Nhận thức Thực tại’ do Mạng lưới Quỹ Hoàng Tử Claus với Sàn Art tài trợ.Inrasara participates in Encounter, a lecture series which is part of a large artistic endeavour called Conscious Realities, initiated and organized by San Art in partnership with Prince Claus Fund.Inrasara sẽ giải nén lịch sử của ba vương quốc cổ đại làm nên đất nước Việt Nam ngày nay, từ đó nhận định nguyên do tại sao lịch sử phải thừa nhận không chỉ là những tường thuật mang tính áp đặt trong quá khứ, mà còn là, câu chuyện dân tộc nhỏ hơn nhưng không kém quan trọng làm nên sự hợp nhất của một dân tộc, một cộng đồng, một quốc gia.

2011.Jaya03

Buổi diễn thuyết I: Sự bí ẩn Chăm, một hành trình cổ xưa

Thứ Ba, 8 tháng Tư.  6 giờ 30 chiều

Phòng NZ0903 (lầu 9), ĐH Hoa Sen, 8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, Tp. HCM.
Inrasara chia sẻ thành quả nghiên cứu của mình về sự đóng góp của người Chăm vào nền văn hóa Việt Nam, từ văn hóa biển cổ đại của Vương quốc Champa (tk 2-1832), về sự kết nối giữa Champa với Nhật Bản, với Malaysia; hay những câu chuyện quanh địa danh Harơk Kah hoặc đức lý của Chế Bồng Nga đầy sức mạnh nhưng không tham lam chiếm hữu cái không phải của mình. Đối với Inrasara, phát hiện những huyền thoại này và cả tính toàn vẹn của nền văn học đa dân tộc Việt Nam là để nhận chân giá trị của chúng, từ đó cung cấp ý nghĩa và định hướng cuộc sống đương đại.

Buổi diễn thuyết II: Tinh thần mở – Hồi giáo Bà-ni Chăm ở Việt Nam

Thứ Năm, 10 tháng Tư.  6 giờ 30 chiều

Phòng NZ0204 (lầu 2), ĐH Hoa Sen, 8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, Tp. HCM.
Inrasara sẽ tập trung vào vai trò của Hồi giáo Bà-ni trong tinh thần mở của người Chăm. Đặc biệt là đức tin ấy đã cung ứng phương tiện cho sự cởi mở của người Chăm đối với sự khác biệt như thế nào. Ông cũng sẽ đề cập đến mối tương quan giữa kiến trúc và thái độ con người. Trong suốt quá trình tồn tại, vương quốc Champa thể hiện sự hòa hợp tuyệt vời giữa đức tin khác nhau và dân tộc khác nhau. Ở người Chăm, đức tin Bà-la-môn (Ấn giáo cổ) và Phật giáo từng sống chung với nhau, điều đó thể hiện rất rõ trong kiến ​​trúc. Ông cũng chia sẻ những câu chuyện buôn bán xưa của người Chăm, từng được xem là những “Digan Đông Nam Á”; đặt nghi vấn về lý do người Chăm ưa thích buôn bán nhưng vẫn còn thiếu hiệu quả.

Inrasara will unpack the history of the three ancient kingdoms of Vietnam, to remark on why history must acknowledge not only the dominant narratives of the past, but also the smaller, ethnic narratives that are equally significant to the union of a people, of a community, of a nation.

First lecture: The mystery of Cham, an ancient journey

Tuesday, 8 April. 6.30 pm

Room NZ0903 (9th Floor), Hoa Sen University, 8 Nguyen Van Trang, District 1, HCMc
Inrasara will share his research, such as the contribution of the Cham to Vietnamese culture from ancient marine culture during the Champa Kingdom (2th Century-1832), which gives brilliant illustration of these regions connections to present day Japan and Malaysia; to the moral tales of Che Bong Nga and Harok Kah whose folklore to this day provide caution against greed and self-indulgence, to name but a few tales. For Inrasara, uncovering myths and the integrity of literature is to recognize their value in providing meaning and guidance to contemporary life.

Second lecture: Open spirit – the Bini of Cham in Vietnam

Thursday, 10 April. 6.30 pm

Room NZ0204 (2nd Floor), Hoa Sen University, 8 Nguyen Van Trang, District 1, HCMc
The Champa Kingdom (2th Century-1832) expressed great harmony between different faith and peoples. This kingdom was one of three ancient kingdoms in Vietnam, though it is sadly often overlooked for its significance to contemporary understandings of this country. Under the Cham, Vedic Brahmanism (ancient Hinduism) and Buddhist faith lived together, particularly evident in the architecture of its time. In this lecture, Inrasara will focus on the role of Islam (Bini) in the open ethos of the Cham, particularly how its beliefs provided means for openness towards difference. He will share the stories of ancient trade of the gypsies; the relationship between architecture and human behavior; questioning also why the Cham were so efficient at business and yet so markedly humble with their profits.

Inrasara sinh năm 1957 tại Ninh Thuận, làng Chakleng, làng cổ nhất của Chăm, là đứa con Chăm sống và viết giữa hai dòng văn hóa Chăm – Việt. Làm thơ  và sưu tầm văn học dân tộc từ thuở Trung học, mãi tuổi tứ thập ông mới in công trình nghiên cứu đầu tiên: Văn học Chăm khái luận (Giải thưởng CHCPI, Sorbonne) và in tập thơ đầu tay: Tháp nắng (1996, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam). Ông cùng với vài trí thức Chăm ra đặc san Tagalau – Sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu Chăm, để bảo tồn tinh hoa văn hóa dân tộc. Sau 14 năm, Tagalau giới thiệu nhiều các cây bút mới góp mặt trên diễn đàn văn học cả nước. Làm thơ là chính, vài năm qua, ông dấn mình vào lĩnh vực tiểu luận và phê bình văn học. Đối với ông, “Phê bình Lập biên bản” là phê bình ý hướng đạp đổ bức vách ngăn văn học ngoại vi với trung tâm, đấu tranh cho mọi dòng văn chương, mọi khuynh hướng sáng tác tồn tại công bằng trong một nền văn học lành mạnh. 

Inrasara was born in 1957 at Ninh Thuan province, Chakleng village, the oldest one of Cham. He started writing poems and collecting traditional literature since high school, and published his first research ‘Cham Literature Outline’ (Sorbonne CHCPI Award), as well as his first poetry collection “The Temple of Sunlight” (1996, Vietnam Writers’ Association Award) in his 40s. He also works with several intellects to publish ‘Tagalau’, a unique publication comprising of writings, collections and researches about Cham to preserve the essence of traditional culture. After 14 years in circulation, ‘Tagalau’ has brought many new writers to the national literature forum. While Inrasara works primarily with poetry, in recent years he has taken up essay and literature critique. To him, the purpose of such a “Record Critique” endeavour is to demolish the wall between literature’s ‘external’ genres with its core, fighting for the vocation of all genres for their righteous positions in literature.

 

Chương trình miễn phí. Buổi diễn thuyết sẽ được phiên dịch Việt – Anh.Chỗ ngồi trong khán phòng có hạn. Xin vui lòng đến sớm để có chỗ ngồi tốt.The event is free of charge; English and Vietnamese translation will be provided.

Seats inside the auditorium are limited. Please arrange to come early for the best available position.

 

 

2 thoughts on “‘Trí/ Thức’ giới thiệu – ‘Encounter’ presents Inrasara

  1. Chương trình này có ích để Sara trao đổi và giới thiệu đến quí độc giả trong và ngoài nước về dân tộc bản địa Champa. Buổi diễn thuyết sẽ diễn ra hấp dẫn, sôi động bàn về tinh thần mở – Hồi giáo ở Việt nam. Chúc buổi diễn thuyết thành công, tốt đẹp.
    p/s: không dự được thấy tiếc…

  2. Tadhuw wan đôm pôc siam mưkrư, ghơh ghaang. Inrasara laang yah ka dôm mưrak ka akhar tapuk biak gap bbiah. Mưraat đôm ralô ka mưng pơh prong gruk thuw haluh pakar Cham drei. Karun.

Leave a Reply to kaka Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *