Inrasara: Tôi có quá tô hồng Mây lắm không?

Về truyện ngắn “Huyền thoại Apsara trắng” đăng Tagalau14, bạn đọc Vicha Phong góp ý ở mục phản hồi:

“Dear anh Insara! [Truyện ngắn của Inrasara ở] Tagalau 14 không phản ánh đúng bản chất người phụ nữ Chăm lúc bây giờ. Không cần thiết phải dùng từ mang tính dâm dục nhiều quá. Rất mong anh rút kinh nghiệm cho lần ra mắt Tagalau sau này. Trân trọng! Chào anh – Vicha Phong”

Sau đó, tôi nhận link từ một người bạn dẫn đến một tác giả (kí bút danh) viết trên Champaka.info tố cáo truyện ngắn tôi “dâm dục”. Về một bút danh viết bài đăng ở CPK, tôi có đọc tít, và cho qua. Bởi nhân vật này không là nhà phê bình văn chương, và nhất là – không kí tên thật, nên tôi cho là không đáng đọc và không thể trao đổi.

Riêng phản hồi của bạn đọc Vicha Phong, tôi thành thật nói lời cảm ơn, và xin trình bày như sau. Dẫu sao qua sự thanh minh bất đắc dĩ này, tôi có thể giúp bạn đọc Tagalau hiểu vấn đề đúng hơn.

*

Truyện ngắn “Huyền thoại Apsara trắng” là một mảnh cắt ra từ tiểu thuyết mở: Palei có gì lạ không em? đăng dài kì trên Inrasara.com từ đầu năm 2013. Truyện này cũng đã đăng 3 kì liên tục (từ 6 đến 8-5-2013) nguyên văn trên báo Người Đại biểu Nhân dân, mà không bị cắt bỏ chữ nào.

Tiểu thuyết Palei có gì lạ không em? đụng đến hầu hết đề tài xảy ra trong xã hội Cham hôm nay: Về ứng xử tệ hại với di tích văn hóa Cham, nạn Email nặc danh tố cáo nhau trong cộng đồng, sự bất an về Dự án Điện Hạt nhân, về nỗi buồn ở Hội trại sinh viên, hay mâu thuẫn không thể giải quyết trong vấn đề hôn nhân Cham – Việt, trong đó có hôn nhân giữa nữ Cham và nam Việt…

Truyện ngắn “Huyền thoại Apsara trắng” đề cập thẳng đến vấn nạn này.

Với tư cách trí thức, trong thời đoạn tạm thời, tôi có thể “lẩn tránh” một vấn đề nào đó; riêng với tư cách nhà văn, tôi tuyệt đối không ngại đụng đến bất kì đề tài nào. Không ít lần tôi phê phán nhà văn Việt Nam lẩn trốn đề tài bị cho là nhạy cảm: chiến tranh biên giới Tây Nam hay biên giới Việt Trung, cải cách ruộng đất… Đó là một phần khiến cho văn học Việt Nam không thể LỚN.

 

Truyện ngắn “không phản ánh đúng bản chất người phụ nữ Chăm”, Vicha Phong viết thế.

Có đúng vậy không?

 

A. Hoàn cảnh khách quan

Môi trường nông thôn Cham bị phá vỡ, hàng ngàn cô gái Cham tràn vào thành phố học hành, làm việc, kiếm sống… là chuyện có thật.

Họ phải chấp nhận hòa nhập vào nhịp sống thành phố, ở đó xảy ra nhiều chuyện bị lợi dụng rất đau lòng… là chuyện có thật nữa.

“Huyền thoại Apsara trắng” chỉ kể một phần nhỏ trong khối chuyện có thật xảy ra đó.

[Nếu muốn văn chương “phản ánh” hiện thực đời sống, truyện ngắn này đã phản ánh đúng sự thật, mà chỉ là một phần nhỏ thôi.

Bản thân tôi có thể vắng mặt ở cuộc họp mặt sang trọng nào đó của anh chị em Cham thành phố, nhưng với sinh hoạt đầy bấp bênh của con em công nhân Cham mới vào Sài Gòn, tôi chưa bao giờ xa cách họ. Luôn gần gũi – để hiểu, cảm thông và chia sẻ.]

 

B. Cạm bẫy ở thành phố

I. Mây đã vượt qua cạm bẫy đời sống mới ở thành phố:

Thành phố đầy hấp lực với muôn cạm bẫy, cạm bẫy xảy ra lồ lộ, mỗi ngày. Cứ đọc báo Công an Thành phố là đủ thấy. Hiện thực là vậy. Điều quan trọng là nhân vật chính phản ứng thế nào? Tôi đã cho Mây đã phản ứng rất tích cực.

 

1. Với em chồng toan hãm hại Mây:

Hắn cắm cúi cởi… Ngay lúc đó, em chộp lấy cây chổi, quay ngoắt lại, dồn hết sức phang vào đầu hắn. Hắn rú lên một tiếng và loạng quạng bước lui. Em đạp cánh cửa sổ mở toang hoác. Câm mồm! – Em hét lên, trong khi hắn trố mắt ngó em. Dòng dõi mầy đấy – Em hất hàm về phía bé Dinh đang ngủ trong nôi, – bế mà cút khỏi nhà này. Cút đi… cút…

Và hắn cút.  

– Từ đó em không gặp người gia đình đó nữa. Em nghĩ mình cũng đã mất luôn bé Dinh rồi…

[Bình: người nữ Cham sẵn sàng rời bỏ đứa con rứt ruột đẻ ra, để bảo vệ danh dự của bản thân và dân tộc mình].

 

2. Với đại gia ý định lợi dụng nàng:

Nhưng lạ là em đã rất bình tĩnh đọc nó lần thứ hai, kết nối các manh mối. Em gập máy đứng dậy thì sếp lớn cũng vừa đi tới. Ông vỗ vào mông em. Chính xác vậy – vào mông, mất dạy thế chứ. Như muốn nói mình rành nhau quá mà.

Welcome! – Ông nói.

– Ông đợi cho vài phút. – Em nói, cầm giỏ xách đi thẳng khu toilet, xong, ra đường cái vẫy taxi về Sài Gòn. Rồi, như trong một giấc mơ, em thu dọn đồ đạc, trả phòng, ra đón xe đò về quê ngay tối hôm đó.

[Bình: Nếu chiều lòng đại gia này, Mây sẽ được rất nhiều thứ, nhưng nàng đã quyết “vứt” để bảo toàn nhân phẩm].

 

II. Thái độ trước xung đột văn hóa Cham – Việt:

Mãi tháng sau em mới hiểu ý nghĩa của cái miếng vải mắc dịch kia. Do những lời chì chiết bóng gió của bà mẹ. Anh biết ý nghĩa Kut với đàn bà Chăm thế nào rồi… vậy mà em cũng đã bỏ… trong khi cái miếng giẻ chết tiệt kia, anh ta không dám vứt đi… hỏi có điên không…

[Bình: Miếng vải trinh là chi tiết được Nhất Linh dùng trong Đoạn Tuyệt thời Tự lực Văn đoàn cách nay non thế kỉ, để nêu sự xung đột cũ – mới của thời đó. Tôi dùng lại để nói lên sự khác biệt văn hóa Cham – Việt, qua đó tạo xung đột:

Trong khi cô gái Cham sẵn sàng bỏ Kut để đến với người yêu, vậy mà chàng trai Việt vì định kiến vụn vặt, mà để cho hạnh phúc đổ vỡ].

 

Qua xung đột văn hóa, qua thử thách từ cuộc sống đầy cam go, từ đó mới lộ rõ bản chất ĐẸP của người nữ Cham thời nay.

C. Bản chất ĐẸP: bảo vệ văn hóa Cham, bảo vệ hình ảnh người nữ Cham

1. của ông bố:

Do cái số sao ấy, trụ quê nhà chưa đầy tuần thì đạo diễn tên H đánh chiếc Mercedès láng coóng dựng ngay cửa ngõ, bước vào nhà xin gặp. Gặp riêng Mây rồi gặp chung cả cha mẹ. Ông cha rất dứt khoát, bà mẹ thì ngần ngừ. Mây cho là do cát-xê khá lớn, nên mẹ ham. Cuối cùng ông cha quyết: tuyệt đối không có màn hôn hít, không pha bạo lực, nhất là không phản bội văn hóa Chăm. Và không kéo dài quá ba tháng. – Nếu ba tháng con không về, thì biến luôn đi.

[Bình: không cần bình].

 

2. của Mây – nhân vật chính:

– Về cách xưng hô:

Dân tộc Chăm không có truyền thống xưng hô adei – xa-ai anh – em. Tất tần tật đều là dahlak – xa-ai tôi – anh hoặc dahlak – ông tôi – ông, ông à. Hồi tôi còn nhỏ, nhiều cặp tình nhân hay vợ chồng còn xưng hô kau – hư tao – mầy với nhau nữa, như Tây ấy. Làm phim về Chăm, không nắm được mấy vi tế đó của văn hóa Chăm, ông có nước đãi sạn cho bà con lỡ bỏ tiền mua vé xem phim thôi.

 

– Về làm mờ cảnh múa Apsara:

Hôm cuối cùng cả đoàn đi xe vào Phan Thiết tìm cảnh cho đoạn phim, đạo diễn H kéo Mây lại, nói riêng: – Tôi xuống nước lần cuối, nếu làm mờ còn 65-35, cô chịu không? Ngưng một lát, thấy Mây không phản ứng gì, ông tiếp: – Còn không thì hãy vứt mẹ phim này đi. Ở thời điểm quyết định, Mây mới lộ bày ra hết tính bất trị của nó: – Thì vứt! – Nó nói, nguyên văn thế.

[Bình: nếu chấp nhận cảnh múa: lộ 35, mờ 65 như ý định đạo diễn, Mây nhận được rất nhiều: đóng vai chính, tiền bạc và danh vọng… Vậy mà nàng đã nói không. Để bảo vệ hình ảnh người nữ Cham].

 

Truyện ngắn xây dựng người nữ Cham: tài năng, thông minh và đầy bản lĩnh như thế; mấy lần bị đẩy vào hoàn cảnh oái ăm, đã thoát ra một cách kiêu hãnh như thế, mà bảo “tà dâm” thì đúng là cây viết lách nào đó trên CPK mang con mắt… tà dâm hạng nặng rồi còn gì!

Riêng tôi, tôi cứ áy náy: mình có “quá” tô hồng hình ảnh Mây lắm không?

 

Sài Gòn, 25-9-2013

19 thoughts on “Inrasara: Tôi có quá tô hồng Mây lắm không?

  1. Bài này ông Inrasara viết hay lắm! Khen ông một tiếng…
    Còn cái bài của tay Jakathuot, tôi có đọc. Đúng là vừa mù vừa ngu.
    1/- MÙ: chuyện tệ nạn xảy ra khắp, không chừa dân tộc nào. Báo Pháp Luật, báo Công An đăng đầy ra. Có mù mới không thấy.
    Trong cộng đồng Chăm đây: Vụ [nghi án] rùm beng về ÔK lợi dụng hàng loạt nữ sinh viên Chăm, báo chí đăng đầy. Không biết là mù chứ còn gì nữa.
    Mấy cô gái Chăm ngây thơ thiếu kinh nghiệm, dễ bị lợi dụng. Ông Inrasara đưa nhân vật Mây ra là giúp họ cần trang bị được sự “thông minh và bản lĩnh” để vượt qua. Quá đẹp đi!!!

    2/ NGU, mới không thấy nhân vật Mây đẹp.
    Thông minh nè, nhan sắc nè, rất bản lĩnh nữa nè… Qua nghịch cảnh Mây biết bảo vệ hình ảnh phụ nữ Chăm và văn hóa dân tộc nè.
    Tôi còn cho rằng ông Inrasara thiên vị. Thử coi ông xây dựng nhân vật nam Kinh thế nào nhé:
    – nhân vật chồng: hiền quá hóa đần.
    – em chồng là hỗn láo và ác.
    – đạo diễn thì tà dâm, chuyên dắt gái cho sếp.
    – đại gia thì… khỏi bàn.

    Jakathuot dốt văn chương mà cũng đòi bàn văn chương!!!

  2. Ông Nguyễn viết mạnh tay, nhưng vô cùng đúng.
    Ông Inrasara đã “dùng” đàn ông Việt làm bàn đạp cho cô gái Chăm tên Mây thể hiện bản lĩnh và bản sắc Chăm mình. Vậy mà cái ông Jakathuot nào đó (tôi chưa đọc bài này) viết bậy bạ, vô cùng bậy bạ.
    Ông Inrasara làm vậy là có lí của ông ta. Mấy đàn ông Việt thời bây giờ cũng sằng bậy nhiều. Nhưng cô gái Chăm mà ông Inrasara xây dựng như thế là hơi bị TÔ HỒNG đó. Cô gái Chăm mà thông minh với chơi đẹp như Mây, thì quá tuyệt vời…

  3. – Bài này hay/thích: nhiều người đã thấy rõ.
    – Nhưng bài này không hay/ không thích: ai cũng thấy rõ…
    S sáng tạo, S bị tấn công, S tự đi phân tích, tự S đứng ra “bảo vệ” “đứa con tinh thần” của mình e… chủ quan chăng?
    – Giá mà người viết bài này ko phải S thì mới thực là hay.

  4. CPK vừa ngu vừa dốt, toàn thứ mò mẫm suốt ngày cứ theo dõi rồi la làng, vậy sao ko bỏ mẹ cái trang web CPK đi. Vậy mà có người nói ngon lắm web CPK ta ko ai là nặc danh cả toàn người thật, thật đó thật mà ngu chẳng hiểu 1 chữ gì về văn chương còn tệ hơn 1 đứa con nít lớp 3 đang tập viết bài văn…
    Cei sara là một người có tài, thông minh… Tôi đã từng tiếp xúc và đọc rất nhiều bài của Cei. Thật sự mà nói không ai bằng, chỉ có những người ngu đần mới không biết trọng dụng. Truyện ngắn của Cei rất hay và tôi lấy rất làm hãnh diện cho nhân vật Mây một người phụ nữ Chăm là nhân vật mà Cei đã dựng lên thật ấn tượng và thông minh….

  5. 1. Trả lời Cam Kau
    Xin các bạn đừng phê phán CPK ở đây. Hãy xem bài trả lời của tôi như bức thư gửi bạn đọc Vicha Phong (về “bản chất phụ nữ Cham”), chứ không phải dành cho 1 bút danh trên CPK. Tôi chưa đọc bài trên CPK, chỉ đọc tít qua kink người bạn dẫn, và chỉ nhắc sơ qua bút danh này đã quá nhấn mạnh ở chuyện dâm dục mà đặt tít cho bài viết. (Còn Vicha Phong, anh chỉ nhắc tôi về “dùng từ” chứ không phải câu chuyện).

    2. Trả lời cho K.
    Cả 3 mệnh đề của bạn (- Bài này hay/thích: nhiều người đã thấy rõ. – Nhưng bài này không hay/ không thích: ai cũng thấy rõ… S sáng tạo, S bị tấn công, S tự đi phân tích, tự S đứng ra “bảo vệ” “đứa con tinh thần” của mình – Giá mà người viết bài này ko phải S thì mới thực là hay) đều đúng.
    Dẫn đến kết luận (Phải chăng S “chưa đủ cô đơn” sau sáng tạo?) càng đúng hơn.
    Sara là người đẻ ra cụm từ “chưa đủ cô đơn cho sáng tạo”, đã phân tích rất kĩ về “chưa đủ cô đơn khi tác phẩm chào đời”. Sara chưa hề vi phạm tinh thần này. Không phải thơ S không có người chê, nhưng bạn có bao giờ thấy S đứng lên bảo vệ nó chưa? Nhà phê bình HN đã chê Chân dung Cát, S cũng chấp nhận “cô đơn”. Chỉ khi CPK tấn công nó (S có đọc bài này), S mới nói lại sơ sơ trên web này. Rồi thôi.

    3. Ở đây Sara trả lời, có mấy lí do:
    – Truyện ngắn đăng ở đặc san Tagalau, nếu không giải thích, hiểu lầm sẽ ảnh hưởng đến tập thể.
    – Bài viết hay, bạn nói thế, dĩ nhiên nếu người nào đó đứng tên viết thì hay hơn – bạn thêm. Nhưng cộng đồng Cham hiện nay chưa có ai làm giúp cho S công việc này.
    – Cuối cùng, web Inrasara.com là diễn đàn, S cần giải đáp thắc mắc của bạn đọc .
    OK?

  6. Chị K có mơ mộng lắm không? Làm gì xã hội Chăm có nhà phê bình tầm ông Inrasara mà bảo viết bài phản bác? Nhà phê bình Việt Nam lúc này còn như lá mùa thu. Đâu phải không nguyên do mà ông Inrasara được mời liên tục làm diễn giả. Ở Salon Cà phê Văn học, năm ngoái ông diễn giả về hậu hiện đại, năm nay lại ông Inrasara diễn giả về tân hình thức. Sắp tới ông còn là diễn giả ở hội thảo Thơ ở Huế nữa. Tổ chức nhà nước thì nói làm gì, ai làm to người nấy được mời. Còn ông Inrasara dân tự do mới oách, phi-nhà nước mời.
    Nói sao để đồng bào đọc được, viết sao giới chuyên gia nghe được mới nói chớ. Cộng đồng Chăm có ai? Tôi sợ không ai đọc thấu ông ta nữa là! Cho nên tôi mới bảo, giá mà ông Inrasara nhảy vào vụ Akhar thrah, là CPK tiêu từ đời nào rồi. Vậy mà mọi người đổ tội cho tôi xúi Chăm oánh lộn. Nên tôi không nói nữa.

  7. Nhà văn Inrasara viết: “Truyện này cũng đã đăng 3 kì liên tục (từ 6 đến 8-5-2013) nguyên văn trên báo Người Đại biểu Nhân dân, mà không bị cắt bỏ chữ nào.”
    Nếu truyện này mà để cho ông Chăm nào đó kiểm duyệt, chắc ổng cắt bỏ đến đỗi nhà văn bỏ viết văn luôn. Té ra vài ông Chăm còn bảo thủ hơn cả ban kiểm duyệ của Đảng nữa…

  8. Ông Nguyễn ơi là ông Nguyễn, ông lộ mặt cái cho Cham tui nhờ, ông núp lùm ném đá không ai mà biết, ông nâng Sara quá đi ah. Mệt mấy ông NỊNH BỢ như Nguyễn, Trần Sáng này quá.
    Ông kêu Sara lên tiếng vụ Akhar Thrak xem sao. Làm như Sara 1 tay xoay chuyển được trời đất, xã hội Chăm vậy đó…

  9. Ông Chamtaolao hãy lộ mặt ông là ai, ở đâu đi, tôi sẽ nói tôi là ai và ở đâu.
    Ông núp lùm mà ông bảo tôi núp lùm, tệ thế. Tôi mà nịnh ông Inrasara à? Trước có ông Chăm la tôi chống ô Inrasara, nay lại có ông Chăm chưởi tôi nịnh Inrasara! Hết biết luôn!!!
    Tôi là nhà phê bình người Việt đây. Mấy ông Chăm thì có bao giờ chịu ai tài giỏi đâu.
    Đây tôi dẫn giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đây: “Inrasara là người làm phê bình lỗi lạc”, giáo sư hàng đầu “nịnh” Inrasara đấy, nhé!!!
    Nhà thơ Việt kiều Canada, Đỗ Quyên: “Inrasara là một trong ba nhà văn ảnh hưởng nhất hiện nay”. Họ cũng “nịnh” luôn đó!
    Còn nhiều nhà danh giá khác nữa, Việt có, dân tộc thiểu số có… Họ viết trên giấy trắng mực đen, cả vạn người đọc đó. Chứ viết còm ở đây mà là cái thá gì mà kêu là nịnh bợ, hử ông Chamtaolao? (…) thế chứ!
    Ông có biết ô Inrasara được bình bầu là Nhân vật Văn hóa năm 2005, không? Tại sao ô Inrasara ở trong Hội đồng chấm Giải Sách Hay của năm?
    Nhiều nữa… Nếu ông Chamlaotao mù thì thôi đành vậy. Bye bye…

    BBT: Bạn đọc đã lạc đề rồi, xin mạn phép ngưng tại đây.

  10. Ông Chamtaolao phê phán tôi, tôi chưa được nói mà ông Inrasara bảo “ngừng’ là oan cho tôi. Tôi kêu oan đây, xin ông đăng cho.
    Xin dẹp qua chữ gọi là NỊNH BỢ sang một bên đi.

    1/- Tôi chắc chắn Chamtaolao theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nên ô nhìn ở đâu cũng thấy ông này công an, bà kia an nình cài. Từ đó cái gì người Việt trong nước hay hải ngoại phong tặng cho Inrasara, ông đều bảo do Inrasara nói theo người Việt cả. Bây giờ tôi dẫn chứng người ngoại quốc đây:
    – Về văn chương, Inrasara đoạt Giải thưởng ASEAN danh giá.
    – Ô Inrasara viết VĂN HỌC CHĂM đoạt Giải thưởng Pháp, giáo sư Lafont bảo “đây là công trình có giá trị khoa học lớn”
    – Ông Inrasara có giải thơ ở Úc, Đức…

    2/- Ông Chamtaolao theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, và hẹp hòi thiển cận. Vì ông chỉ nói theo phe ông ta thôi. Tại sao tôi nói như thế? Tôi ví dụ đây:
    – Ông Inrasara dạy cho hơn 200 người Chăm biết chữ Chăm (chữ Chăm mà các ông gọi là truyền thống đó). Chuyện này ai cũng biết, tôi là Kinh tôi biết luôn. Hỏi Chamtaolao dạy ai được chữ nào chưa, mà dám chê ô Inrasara? Tôi chỉ đưa ra 1 bằng chứng thôi, đủ làm cho Chamtaolao á khấu rồi.

  11. Các bác sai rồi.
    Đang nói vụ Tagalau mà lại đi cãi về nịnh bợ hay tài giỏi.
    Người Chăm ta chê nhau thì dữ, chứ ít khi biết khen nhau để cổ động tinh thần anh em. Nhà văn Inrasara làm Tagalau, có 3 điều đáng ca ngợi lắm chứ.
    – Nhiều dân tộc số dân nhiều hơn Chăm ta, như dân tộc Tày có hơn 20 nhà văn, vậy mà Chăm ta chỉ có mỗi mình nhà văn Inrasara mà làm được Tagalau, không đáng khích lệ sao. Theo tôi biết chưa có dân tộc nào làm được như Tagalau.
    – Làm 13 số Tagalau, nhà văn Inrasara mời được nhiều cộng tác viên, đó cũng rất đáng hoan nghênh.
    – Có vài số, nhà văn Inrasara phải bỏ tiền túi ra làm, nhà văn có thông báo cho mọi người biết. Đó là tánh biết hy sinh.
    Đa số người Chăm ta tin nhà văn Inrasara, nên họ mới cộng tác, mạnh thường quân mới ủng hộ Tagalau. Các bạn trẻ khi làm Tagalau mới biết được là cần cố gắng và hi sinh thế nào.

    Tôi xin nói thêm (… cắt bỏ).
    Thuk siam!

  12. Đã nói rồi xin nói cho trót. Bác Jalo Jalai bảo người ta lạc đề mà không nói cho ra lẽ, dễ bị hiểu lầm lắm.
    Tôi thấy hễ ông Nguyễn còm là có vấn đề. Ô Nguyễn nói ông không nhắc đến việc xúi anh Inra chuyện akhar thrah, không nhắc mà ô cứ nhắc, là sao nhỉ? Vì thế nên bác Chamtaolao mới nổi khùng lên mà viết tùm lum, xâm phạm đến anh Inra. Có lẽ bác Chamtaolao theo phe chống BBS.
    Còn bác Chamtaolao, tôi xin kê:
    Là nhà thơ, anh Inra là Phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn VN xem xét chuyên môn thơ cả nước, Là nhà phê bình, anh Inra là Trưởng ban lý luận phê bình của dtst VN. Mới nhất tôi đọc thấy anh Inra nằm trong Hội đồng xét Giải sách hay cả nước. Dễ gì 1 người dân tộc thiểu số không bằng cấp gì cả mà đóng mấy vị trí tối quan trọng đó.
    Tôi xin thật lòng hỏi bác 1 câu thôi: bộ bác không thích người dân tộc mình giỏi hay sao, nhỉ?

  13. Hehe thật ra tui vào đây chơi thì chơi không lại các bác là chắc rồi nhưng cũng muốn thử, hóa ra các bạn còm từ đầu đến cuối đều tung hô y chang 1 ruột không khác mấy. hỏi vài câu là biết người ấy mà, các bác manh động quá. hehe

  14. Email của K.:
    “Chăm anh đúng là rắc rối thật,… chuyện 1 đàng mà cứ quàng 1 nẻo, chẳng thể có chỗ cho luận bàn văn chương. Toàn lạc đề không thôi. Em bỏ ý định còm tiếp rồi đây! ”
    (cho nên, em chỉ viết email gửi anh trả lời riêng thôi).

  15. Quả thật tôi không hiểu Chamtaolao nói gì. Chăm bị K. chê thì đúng quá (K có lẽ là người Việt). Ông Cam Kau, ô Nguyễn hay Trần Sáng ca ngợi anh Inra thì việc của họ. Thế mà bác Chamtaolao viện cớ đó nói lạc đề. Tiểu sử và thành tích anh Inra ai mà chẳng biết. Đánh đồng tôi với ông Nguyễn hay ai đó là không được. Tôi hỏi 1 câu thôi mà bác không trả lời được.
    Tôi đề nghị anh Inra nên cho nghỉ đi.

  16. Trang web cua cei S rat nhieu nguoi vao doc, co nguoi doc cho biet thong tin roi thoi, con mot so thi com lai khi thay van de do can phai co y kien, nhung mot so com qua gay gat, co the noi la hoi lo mang va mat phuong huong cho nen noi qua van de khac. Toi lau lau cung vao trang web nay toi thay ton chi cua cei S dua ra la com phai mang tinh xay dung, dung loi le chung muc, co van hoa theo ca nhan toi ton chi do rat tuyet voi co nhu vay trang web moi thu hut duoc nhieu nguoi doc va khien ho ton trong hon, tu do neu co ai noi xau thi ban doc se danh gia khach quan hon ai la ke xau, dung lo nguoi ta che minh, co che thi moi rut kinh nghiem va hoan chinh minh. Con neu chi thay nguoi ta che ma gan co len cai lai thi nguoi com vi nhu Chamtaolao se che lien chung ta do. Com da so la nach danh kg nen vi the ma chung ta muon noi gi thi noi va dung tu ngu cho bua vao duoc, da biet vao mang de truy cap tin tuc thi it nhat chung ta da co hoc, the thi co hoc phai viet sao cho co van hoa chu. Con neu muon chui nhau thi tu ong GS.TS cho den cau be chan trau khi tuc len cung dung nhung cau tu giong nhau thoi cac bac a. Toi chi co y kien ca nhan mong muon trang web nay trong sang hon khi com dung giong cac trang web khac, nguoi ta da sai ma minh sai nua thi hoa ra cung giong nhau het. Chao xay dung

  17. Oi Cham, nghe Cham ban chuyen toi muon khoc. Khoc khong phai vi ngeo ma khoc vi Cham co lam ke tai nguoi lanh. Lanh qua hoa lanh chanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *