Tào Lao: Bằng cách nào để người ta giết chết một tác phẩm nghệ thuật?

Dân tộc Do Thái nổi tiếng thông minh, đến thành huyền thoại “thông minh Do Thái”. Chuyện kể, nếu có 9 người Do Thái nhất trí về điều gì đó bất kì, luôn luôn có 1 người nói ngược. Dù là điều hiển nhiên tới đâu, vẫn NÓI NGƯỢC LẠI, đưa ra ý kiến phản bác lại. Đó là điều rất cần thiết trong thời đại tràn ngập thông tin hôm nay.

Vấn đề liên quan đến vụ Tiếng trống Paranưng, xã hội Cham chưa có 1 người như thế. Nay xuất hiện Thiên Sầu (Tào Lao). Người có quan hệ mật thiết với anh chị em Cham, đã có ý kiến ngược, và quan trọng hơn – ý kiến không quá khích, khả dĩ mở ra cuộc tranh luận nghiêm túc, và hữu ích.

Sau bài viết của nhà thơ Đồng Chuông Tử, Inrasara.com xin đăng lại ý kiến ngắn của Tào Lao, từ facebook của anh.

Inrasara.

 

*

Bằng cách nào để người ta giết chết một tác phẩm nghệ thuật? Bằng cách thông qua Hội đồng kiểm duyệt để trao án tử vì “tác phẩm không phản ánh thực tế cuộc sống” như cuốn phim Bụi Đời Chợ Lớn. Hay kêu gọi tẩy chay bởi vì “vi phạm thuần phong mỹ tục” như trong phim “Tiếng Trống Baranung”, trong khi cuốn phim này vẫn đang nằm trong kho chưa được công chiếu. Cái mà các bạn thấy trên báo chỉ là những hình ảnh rời nhằm mục đích PR cho cuốn phim.
Chúng ta lên án hội đồng kiểm duyệt đã giết chết một tác phẩm nghệ thuật như phim BĐCL, vì hội đồng này tước bỏ quyền được thưởng thức nghệ thuật của người dân. Thì nay, chính các bạn lại ủng hộ Hội đồng này, kêu gọi hội đồng này lần nữa tước đoạt quyền thưởng thức của người dân. Nhưng, các bạn đã coi phim này chưa?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *