Inrasara, Akhar thrah, và… 04.2

Sài Gòn, 1-8-2013

Mik wa, adei xa-ai và yut ranam!

Bạn đọc cần hiểu cho vài điểm:

1. Web Inrasara.com chưa bao giờ đặt Akhar thrah thành vấn đề, nên chưa mở cuộc trao đổi về nó. So sánh Akhar thrah với các vụ CKT, NTT hay ĐHN… là trật vấn đề.

2. Tôi không đi hàng hai như có bạn nghĩ, tôi hoàn toàn không xem đây là vấn đề ngay từ 1981, khi lần đầu BBS mời dự hội thảo về Akhar thrah. Và bây giờ cũng thế.

3. Tôi và thầy Tỷ thâm tình, tôi với Quang Cẩn cũng thế. Nhưng không phải vì tình cảm mà phải theo nhau. Thầy Tỷ muốn giải quyết vấn đề, tôi thì cứ để cho vấn đề tự giải quyết. Khi ta không quan tâm đến vấn đề nữa, sẽ không còn là vấn đề, – Krishnamurti!

Lẽ nào suy nghĩ tiêu cực thế, lẽ nào cứ để vấn đề diễn ra như thế? – Vài bạn có thiện chí sẽ đưa ra câu hỏi đó. Xin hỏi: 6 năm qua, ngay mấy bên chịu ngồi lại với nhau để bàn cho nghiêm túc, cũng chưa có! Mà nếu có ngồi lại, mạnh ai nấy giữ lập trường, thì vấn đề sẽ đi tới đâu?

Cho nên tôi tránh xa. Nêu chi tiết này, tôi rất mong tôi sai, nhưng rủi ro thay: đó là sự thật đang diễn ra.

4. Nếu không xem Akhar thrah là vấn đề, tại sao nhà văn phải nhắc đến nó với tiêu đề “Inrasara, Akhar thrah, và…”, có người hỏi thế. Xin thưa một lần cho trót:

– để trả lời câu hỏi của vài độc giả còn thắc mắc gửi đến. Ít thôi, nhưng có. Và tôi phải phục vụ “khách hàng” của mình, khi tôi còn giữ web này.

– để nói rõ hơn quan điểm của tôi: đặt nặng về TIẾNG NÓI chứ không phải chữ viết. Việc làm của tôi vài chục năm qua cũng đã thể hiện rất rõ quan điểm đó.

– và nhất là, để giúp bạn đọc hiểu “vấn đề”, từ đó bước ra khỏi vũng lầy của “vấn đề”, mà chuyển hướng sang nhiều câu chuyện khác, quan trọng hơn ngàn lần.

5. Một ý mà rất nhiều bạn đọc Chăm nhấn vào là: Inrasara phe BBS, Sara là đối thủ của PD, Sara theo bên nào là cán cân nghiêng hẳn về bên đó, nhưng Sara đi hàng hai… Xin lỗi, tôi không hiểu nổi, và khi nghĩ về nó tôi không tránh khỏi buồn cười. Tâm lí chính trị hóa vấn đề rất phổ biến trong văn giới Việt Nam. Năm ngoái tôi có bài viết giải minh vấn đề này trên Tienve.org: “Văn học Việt Nam và tinh thần đảng [phe, bè…] phái”.

Hơn nửa thế kỉ trước, André Gide nhận định sinh hoạt của văn chương Pháp, rằng vài nhóm chưa thành trường phái đã ra phe phái. Lời nhận định không sai, nếu áp dụng cho văn học Việt Nam hôm nay. Có khi ở ta, nó càng chính xác và có sức nặng hơn nữa. Bởi giai đoạn qua, văn học Việt Nam hình thành và phát triển trong môi trường xã hội rất đặc thù

Nếu thay chữ “Việt Nam” bằng “Chăm”, thay “văn chương” bằng “Akhar thrah” thì nó cũng hệt vậy. Tại sao lại cứ phải là phe này hay phe kia?

6. Cuối cùng, bạn đọc thấy đó: 6 năm qua, có bao giờ ai chịu thua ai đâu. Ngay mục thảo luận này, cũng đã khác biệt cả trời vực rồi. Bạn đọc chớ nghĩ Akhar thrah ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội Chăm. Nhắc đến “vấn đề” Akhar thrah, bà con ngán ngẩm thốt ra câu: “lại mấy ông trí thức chửi nhau”, rồi thôi.

 

Tóm lại, cá nhân tôi do ưu thế “nhà văn” thường xuyên đi vào lòng quần chúng, 12 năm đứng chủ biên Tagalau, 7 năm làm web Inrasara.com mang tính “trung lập”… bà con hay tâm sự và thư cho tôi. Tôi hiểu, bà con ít quan tâm đến Akhar thrah lắm, mà đặt nặng vấn đề kinh tế, ĐHN, sự tan rã của môi trường văn hóa nông thôn… nhiều hơn.

 

Thug siam!

 

11 thoughts on “Inrasara, Akhar thrah, và… 04.2

  1. Chỉ có một nhúm người trên tổng số hơn cả trăm ngàn quan tâm tranh với cãi. Nhúm kia người thì không chịu làm “leo”, nhúm này người thì không chịu làm “lông”, quanh năm suốt tháng cứ quanh quẩn với Akhar Thrah mà cứ lấy tên “Chăm ta” ra réo gọi làm đại diện.
    Tôi lạy các cụ, các bác, các anh cùng các chị, đừng lấy từ “Chăm” xưng hô đại diện cho chuyện tranh cãi trong cái nhúm của mình, kẻo nhân loại nhìn vào khỏi hoa mắt lắc đầu, “diện” ai thì nấy cơi ra, còn với danh Chăm thì xin hãy đừng.
    Cũng mong bác Inrasara đừng quá phí sức. Mong lắm thay.

  2. Sáng ra đọc còm của anh Đàng Trinh thấy tuyệt quá.
    Nhà văn Inrasara viết câu cuối nói lý do như sau:
    “- và nhất là, để giúp bạn đọc hiểu “vấn đề”, từ đó bước ra khỏi vũng lầy của “vấn đề”, mà chuyển hướng sang nhiều câu chuyện khác, quan trọng hơn ngàn lần.”
    99,9% người Chăm ra khỏi vũng lầy rồi, xin nhà văn cũng cắt đuôi nó đi.
    Đwa karun anh Đàng Trinh, đwa karun nhà văn.

  3. Bài thơ viết tặng vinh
    Năm 2007: nhà thơ Inrasara “đính chính” thì bị CPK đánh.
    Năm 2008: Ban biên soạn viết thư riêng cho PD, bị CPK đánh.
    Năm 2009: Bà con viết thư chung giải thích về akhar thrah bị CPK đánh luôn.
    Năm 2010: tiến sĩ Quang Cẩn trao đổi có bài bản, cũng bị đánh.
    Năm 2011: Đạo Văn Chi viết trao đổi bị liệt vào “đội ngũ bút chiến Hà Nội”
    Năm 2012: Quang Cẩn viết lại bị đánh tiếp.
    Năm 2013: thầy Tỷ viết “tổng kết” cũng bị đánh luôn.

    … Năm 2020: nhà thơ Inrasara viết, bị đánh tiếp.
    Năm 2030: tiến sĩ Quang Cẩn viết, lại bị đánh tơi bời.
    Năm 2045: nhà thơ Inrasara trao đổi cũng bị đánh te tua.
    Năm 2060…
    53 năm xã hội Chăm trở thành diễn đàn đánh nhau vì akhar trah, và toàn xã hội chìm trong tăm tối sang thế kỷ thứ 22….

    • Bảng liệt kê, í quên… bài thơ của bạn Klaikluk y như bảng kê ‘Những lời tiên tri của Vangan’ í, đọc thấy nhột nhột nhưng không dám cười vì sợ rằng nó đúng cho sau này thì … khổ muôn đời. Sợ vì đến thế kỷ thứ hai hai, loài người chuẩn bị cho cuộc di cư sang sống ở hành tinh khác rồi mà ‘anh em ta’, không chịu buông nhau ra, vẫn còn dìm đầu nhau xuống…

  4. Inrasara đang bài KKK và Klaikuk đang đối thoại với tôi mà, sao không đăng bài của tôi vậy anh?

    Inrasara trả lời: Tôi không mở mạng suốt 18 tiếng đồng hồ, bạn chớ nóng vội. Đã đăng! Thân mến.

  5. Về đề tài Akhar thrah Chăm đến giờ phúc này chắc chắn chưa có hồi kết. Vì Chăm ta có nhiều quan điểm rất khác biệt nhau, chưa ai nghe ai như nhà thơ Inrasara nói: bài tổng kết Akhar thrah Chăm chưa hẳn đã giải quyết vấn đề mà ngược lại vô tình sẽ làm cho trường phái khoa học CPK càng tức tối thêm. Cụ thể bài của thầy vừa đăng lên wwwnguoicham.com, sau đó được Ts PD viết bài chính danh trả lời ngay tức khắc phản đối thầy Nguyễn Văn Tỷ về Akhar thah Chăm. Theo tôi lúc này hơn bao giờ hết cứ để ai thích sử dụng loại chữ Chăm nào thì cứ sử dụng, bởi vì bên nào cũng đưa ra quan điểm theo một logic lí thuyết khoa học nhằm mục tiêu giúp Akhar thrah Chăm thêm trong sáng, chứ không ai tàn phá Akhar thrah Chăm như CPK đả kích đâu. Vừa qua bài góp ý CPK của anh Đạo Văn Chi, theo tôi là rất chân tình của trí thức thức trẻ và anh cũng hết ca ngợi công lao của nhóm khoa học CPK và Ts PD nhưng sau đó anh bị nhóm CPK đánh tơi bời. Vì tôi chưa bao giờ biết anh nhưng qua lời giới thiệu người bạn, tôi có gặp anh một lần công tác ở Phanrang, hỏi anh khị CPK tấn công, được anh tâm sự là anh rất thất vọng, vì CPK quá lãng phí thời gian để viết bài trả lời cho anh, vì nội dung hoàn toàn hạ bệ đả kích anh chứ không phải là phản bác quan điểm anh. Vậy theo tôi trong lúc này người Chăm không ai đủ sức tập họp mọi quan điểm còn khác biệc để thống nhất Akhar Chăm. Đúng là bấc hạnh cho xã hội Chăm quá!

  6. Kính gởi: Anh Inrasara
    Vì sao anh mở chuyên mục bình luận chữ Chăm, mà không dám đăng bài bình luận của độc giả, tôi cho rằng anh thiếu công bằng, không có lập trường.

    Inrasara trả lời: Tôi không hiểu bạn nói gì? Bạn phản hồi ở đâu mà tôi không đăng nhỉ?

  7. Gửi VINH!
    Về chuyện AT, tôi đọc hết (cả bài nặc danh bên này hay bên kia) thấy có mấy bài và tác giả chính thống có giá trị tuần tự theo thời gian như sau:
    1. Bài của Inrasara năm 2007, bài chủ đạo trong hội nghị chính quy của Bộ, có thứ trưởng đến dự.
    2. Bài của Quang Cẩn, nhiều bài phân tích khoa học, trong đó có 1 bài nhà thơ Inrasara đăng ở Tagalau 12.
    3. Bài của giáo viên Đạo Văn Chi, giáo viên uy tín nhiều năm đứng lớp.
    4. Bài của 1 trí thức Chăm ở hải ngoại là Lâm Gia Tân gửi email cho bà con.
    5. Bài của Nguyễn Văn Tỷ, Trưởng BBSCC, mang tính tổng kết.
    Theo tôi các bài này viết rất hay và thuyết phục. Riêng bài anh Lâm Gia Tân và thầy Tỷ vẫn còn ham chửi nhau quá.

    II. Duy nhất bài của Inrasara là đăng ở web mình, ngoài ra không có bài nào khác đăng ở đây (VINH đòi đăng bài thầy Tỷ là sai). Lý do rất chính đáng: nhà thơ không muốn bàn về AT, vì anh nói việc đã quyết rồi (anh nêu vấn đề AT ra là để mọi người hiểu chuyện này và THOÁT khỏi nó). Còn cãi nhau với web ở tận Tây, ai lại mất công đi cãi vả nhau. Bộ quyết lâu rồi, ông VINH còn năm mơ hay sao??? Nếu VINH muốn cãi nhau thì cãi đi, sao xúi web nhà thơ Inrasara cãi.

    III. VINH có vài từ xúc phạm mà Inrasara vẫn đăng. Ví dụ “chỉ làm kế toán”, nghĩa là không biết gì. Anh thử hỏi anh em BBS đi, hỏi luôn cả thầy Tỷ: ông ta được Bộ mời thẩm định sách giáo khoa dân tộc đó, vì ông ta chỉ làm kế toán thôi. Bậy! Thầy Tỷ và anh Inrasara rất thâm tình, anh đâm thọc thế là có ý định gì. Bài thầy Tỷ có nhiều phê phán ai cũng thấy, đâu phải mỗi mình Inrasara thấy! (anh Inrasara nói từ “thị phi”).

    IV. VINH là ai nhỉ? Tên họ đâu? Sao không ký tên thật để trao đổi như Nguyễn Văn Tỷ, Quang Cẩn, Inrasara, Đạo Văn Chi, Lâm Gia Tân?
    Anh khích người Chăm chống nhau là không hay lắm đó! CPK ở Tây, họ nói gì hay chửi ai kệ họ, Bộ và người Chăm có hề hấn gì đâu. Đọc cho vui thôi.
    Thân chào!

    (*) Chú thích thêm, BBS cho biết đáng lẽ chữ AT đã duyệt dạy cấp II và cấp III đầu niên học năm này rồi, nhưng do có thư thầy Tỷ gửi cách đây 5 tháng nên trên đã “xem lại”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *