Website Inrasara và thơ Chế Mỹ Lan

(Thư Inrasara, và phụ lục tái hiện còm của Jalo_panrang, Nguyễn & Đàng Trinh)

[Tôi nhận thấy các bạn đang cố ý đánh lạc hướng dư luận. Bài của Nguyễn và lời bình của độc giả Inrasara.com tập trung vào phê phán lời “giới thiệu” của Amasaty chứ không phải thơ CML. Làm như thế, các bạn đang tìm sự đồng thuận của cộng đồng Chăm về một người nữ từng có đóng góp ít nhiều cho cộng đồng, nay đang bị đối xử BẤT CÔNG.

Nếu BBT web Chamunesco.com một mực [qua lời 30 độc giả nào đó] cho rằng “Inrasara có hành xử không tốt về tập thơ CML”, xin các bạn hãy chỉ ra cụ thể cho tôi biết, tôi “hành xử không tốt” ở điểm nào, để tôi còn học tập.]

2013.3-PoDam.7

Thư gửi BBT web Chamunesco.com

Các bạn thân mến!

 

Chiều nay, 16:40g – 29-6-2013, một bạn thơ trẻ gửi cho tôi đường link web Chamunesco.com, đến bài viết ngắn mang tên “Website Inrasara và thơ Chế Mỹ Lan”. BBT viết như sau:

“Từ ngày 20/6/2013 đến nay, web. Chamunesco.com có nhận trên 30 thư độc giả qua email phản đối Inrasara có hành xử không tốt về tập thơ CML. Độc giả yêu cầu web.chamunesco.com mở trang comment để trao đổi lại. Vì web. Inrasara không công bằng, những comment nào khen và viết cùng quan điểm với Inrasara thì  cho đăng, còn comment và bài viết nào phản đối cách  hành xử không tốt của Inrasara thì  cho ẩn (email của nguyenvanhuong).”

 

Tôi vốn mang tiếng với văn giới Việt Nam là quá thẳng thắn, thẳng thắn và sòng phẳng đến… đáng phiền. Nay có web của chính đồng tộc tôi nghĩ ngược lại. Đây là lần đầu tiên tôi đọc web Chamunesco.com, và cũng là lần đầu tiên tôi có đối thoại với BBT web này, vì tôi còn chút hi vọng là các bạn hiểu được vấn đề. Xin nói rõ vài điểm sau:

1. Bài viết của độc giả Nguyễn (là người thật, nếu là nicknamne cũng không quan trọng) đúng như tên gọi của nó: “Amasaty đã viết giới thiệu thơ Chế Mỹ Lan kém cỏi như thế nào?”, là viết phê phán “Lời giới thiệu” của Amasaty, chứ không viết về thơ Chế Mỹ Lan. Tác giả này chỉ nhắc qua tập thơ CML một đoạn rất ngắn, để làm mào đầu.

Tác phẩm ra đời có kẻ khen người chê. Ông Nguyễn có chê thơ CML là quyền của độc giả, nếu gọi đó là BẤT CÔNG, thì tôi không hiểu nổi. Có ai copy đoạn Nguyễn viết về tập thơ CML gửi cho các nhà phê bình chuyên nghiệp đi, hỏi họ có cho đó là “bất công” chỗ nào, cho tôi hay với.

Với tư cách nhà thơ, Inrasara đã bị chê không ít, tôi đọc, và tôi chấp nhận đó như là một sự đón nhận một cách khác của độc giả. Với tư cách nhà phê bình, tôi đã từng chê thơ của nhiều nhà thơ nổi tiếng, chưa ai dùng từ “bất công” để định danh thái độ này cả.

2. Tác giả Nguyễn viết phê phán nặng lời bài giới thiệu của Amasaty. Tôi chưa thấy một “phản hồi” nào bác lại rành mạch nội dung tác giả này viết. Họ chỉ phản ứng về giọng điệu.

Nếu bạn nào bất kì (kí tên thật hay nick cũng được) viết để bác lại luận điểm của tác giả Nguyễn, tôi sẽ đăng ngay trên web của tôi. Chỉ có cách ấy thôi, bạn mới đánh bạt được luận điểm của tác giả Nguyễn, qua đó đòi lại sự CÔNG BẰNG cho Amasaty.

3. Kì 1, ở bài của tác giả Nguyễn, tôi cho hiện tất cả comment. Chỉ ở bài 3, bài của tác giả Thiên Sầu, sau khi thông báo “đóng còm”, tôi mới đưa vào “spam” 12 còm của bạn đọc, trong đó có nhiều bài đồng ý với web Inrasara.com. Các độc giả này là: .daovan (2), Jalo_panrang, Đàng Trinh (2), Hán Dương Phú, Kalalu, KLANAHOK, KKK, Nguyễn (2), Jaya Mrai. Ngoài Kalalu, KLANAHOK, còn lại tất cả nick khác tôi đều nhận ra họ có thật ngoài đời.(*)

Spam này còn ở trong “nháp” computer.

Tôi không tìm thấy còm nào có tên “nguyenvanhuong”. Nếu bạn [hay ngoài quen với bạn] có còm mà tôi không đưa lên, xin “nguyenvanhuong” gửi lại, tôi sẽ đưa lên ngay, để độc giả bình luận. Hoặc bạn đọc cứ viết nguyên bài phản bác lại web Inrasara.com hay tác giả Nguyễn hoặc Thiên Sầu, tôi sẽ đưa lên entry. Đề nghị như thế đã SÒNG PHẲNG chưa?

4. Về Chế Mỹ Lan, bạn viết thư yêu cầu tôi cho ngừng. Tôi đã ngừng. Nhưng nơi khác có ngừng đâu! Tôi không cho là họ sai. Họ cũng có quyền bàn về một tác phẩm đã ra đời. Riêng bạn, nếu thấy tôi ứng xử BẤT CÔNG ở chỗ nào đó, hãy viết một bài phản bác lại Inrasara đi, viết cho thật đĩnh đạc vào, tôi sẽ đăng ngay. Hai anh em mình kéo nhau ra trước tòa án công luận. Web Inrasara.com mỗi ngày có đến 5-6.000 lượt truy cập, độc giả cả Chăm lẫn Việt sẽ phán xét công bằng. Và nếu viết, hãy gửi cho vài địa chỉ email nữa, để tiện đối chứng. Không khéo “người ta” cho tôi giấu nhẹm nó đi, càng phiền hơn. Nhé?

Cuối cùng, cho tôi xin nói thêm. Chính tôi biên tập tập thơ đầu của CML. Tôi có thể cho đó là tập thơ khá. Rồi tập thứ hai, chính tôi cũng là người biên tập. Thế nhưng, cho dù biên tập, tôi vẫn có quyền cho là nó không hay.

Nhưng ở đây, tôi chưa có một lời nhận xét nào về tập thơ này của CML. Vậy xin hỏi BẤT CÔNG ở đâu?!

Kết luận

Tôi nhận thấy các bạn đang cố ý đánh lạc hướng dư luận. Bài của Nguyễn và lời bình của độc giả Inrasara.com tập trung vào phê phán lời “giới thiệu” của Amasaty chứ không phải thơ CML. Làm như thế, các bạn đang tìm sự đồng thuận của cộng đồng Chăm về một người nữ từng có đóng góp ít nhiều cho cộng đồng, nay đang bị đối xử BẤT CÔNG.

Nếu BBT web Chamunesco.com một mực [qua lời 30 độc giả nào đó] cho rằng “Inrasara có hành xử không tốt về tập thơ CML”, xin các bạn [và cả những người mà các bạn nhân danh] hãy chỉ ra cụ thể cho tôi biết, tôi “hành xử không tốt” ở điểm nào, để tôi còn học tập. Chứ nói lửng lơ như thế, thì hơi khó cho nhau.

Còn nếu chỉ vì tôi “cho ẩn” còm của độc giả nào đó mà “nguyenvanhuong” cho là thế, để quy kết là tôi “BẤT CÔNG” với thơ CML, vâng, tôi chấp nhận. Nhưng tại sao độc giả “nguyenvanhuong” không viết trực tiếp cho tôi, lại email đến Chamunesco.com? Bạn có ý gì đây, tôi không hiểu…

Đây là lần đầu tiên tôi đọc và trao đổi với các bạn. Vậy hãy thật sòng phẳng để còn có thể nói chuyện ở lần khác. Còn không, tôi sẽ là người bỏ chạy trước tiên.

 

Thân mến.

Inrasara

(*)

Ví dụ, trong 12 phản hồi mà tôi cho ẩn, đây là phản hồi khá công phu của Jalo_Panrang, 14:54, 24-6-2013. Nguyên văn:

“Bài viết góp ý này của anh Thiên Sầu tương đối trọn vẹn ý và cũng hơi … chí lý. Trong sự kiện này, tôi nghĩ người Chăm ta chắc cũng phân định rõ ràng thôi, không đến nỗi hiểu lầm nhau lớn đâu. Chẳng qua cộng đồng Chăm mình nhỏ mà nặng tình nữa (những ai là ngoại tộc khó hiểu điều này), và trước đây hay có những vấn đề xáo trộn. Vì vậy mà anh Sara phải minh giải, vì lo nó trở thành vấn đề nhạy cảm mà hỏng – chính anh Sara đôi lần nói rằng ‘rất ngại đến vấn đề Chăm’ là vậy, chứ trong sinh hoạt văn chương đối với anh, tôi nghĩ đây chỉ là điều rất bình thường. Vì vậy người Chăm ta, tôi nói chung là đừng nên quá đặt nặng ở những vấn đề nếu nó không lớn lắm. Chỉ có như vậy chúng ta mới tránh được những đánh giá là chúng ta là cộng đồng “chưa được nâng tầm” – cụ thể như bạn TVQ đã có ý đó, là điều đáng tiếc.

Trở lại bài này của anh Thiên Sầu, tôi có một ý nhỏ thế này: về câu của Tuân Tử mà anh đã trích dẫn, (chỉ bàn ở phạm vi câu nói thôi nhé) tôi thấy câu này chưa hẳn đúng trong mọi hoàn cảnh hay mọi tình huống được. Xưa, những người quân tử cho dù quang minh chính đại cỡ nào thì những ý khen/ chê/ nịnh bợ chỉ thông tin trong phạm vi hẹp, hoặc là trà đạo hoặc là ở những người thâm tình hoặc… Nó khác xa với thời buổi của thế giới mạng thông tin hiện nay. Nên, những điều tế nhị cần đặt đúng đối tượng để tránh những nhận định phiến diện làm ảnh hưởng đến cá nhân, chứ không phải toạc ra hết là quân tử.

Bàn về sự kiện bài viết của Nguyễn và việc quyết định đăng của nhà thơ Inrasara, tôi thấy tiếc một điều tôi cho là không may cho CML, và gây tâm lý không thỏa mãn cho những ai yêu thơ CML. Đó chính là yếu tố THỜI ĐIỂM đăng. Tại sao?

Ít nhiều tôi hiểu trong nghệ thuật Kiến trúc, người ta tránh việc bố cục tương phản, mà hay áp dụng lối bố cục đối xứng và vi biến dần để tạo ra một không gian hài hòa trong con mắt. Ví dụ, các cột mặt tiền nhà phải cân và đối xứng, hai cột biên phải to hơn các cột phía trong, các cột phía trong kề cột biên thì nhỏ dần (vi biến) chứ không đột ngột gây tương phản trong mắt nhìn… Vậy, điều tôi muốn nói ở đây là vấn đề hai sự kiện quan trọng trong Chăm đã xảy ra cùng một lúc, cùng lĩnh vực nhưng lại là một tình huống tương phản nhau. Các bạn biết đấy, giữa lúc chúng ta đang hân hoan chúc tụng và đón nhận sự ra mắt tập thơ đầu tay của một nữ sĩ Chăm mới xuất hiện, đang mang lại một luồng khí rất hớn hở và là niềm hãnh diện của Chăm trên thi đàn Việt Nam – Một Kiều Maily trẻ, xinh, thơ được nhiều người trong giới nhìn nhận là đầy triển vọng, với tập thơ đầu tay Giữa hai khoảng trống mà được chính Nhà thơ Inrasara đứng ra tổ chức, tôi cho là rất thành công, cùng với sự đăng tải rềnh rang của một tờ báo lớn + báo của Hội. Thì, ngược lại, ở cái “cột” phía bên kia của cộng đồng, một nữ thi sĩ Chăm khác cũng rất trẻ, xinh, cũng không ít đọc giả yêu thơ chị nhưng, với tập thơ DCVN mới ra mắt của mình, Chế Mỹ Lan lại đón nhận một luồng khí ảm đạm hơn, vì cái lời tựa tập thơ được viết bởi bút danh không rõ danh tích – Amasaty mà bị Nguyễn phê là “dở ẹt” và cũng không ít độc giả đồng thuận.

Nhìn nhận sự việc này, riêng bản thân tôi thấy, vấn đề không có gì là trầm trọng lắm với thơ của CML. Nếu nhìn nhận ở góc độ sinh hoạt nghệ thuật của VN thì chỉ là chuyện bình thường, nhưng với cộng đồng nhỏ hẹp của Chăm thì giữa lúc chúng ta đang hân hoan đón nhận một gương mặt nữ thi sĩ mới thì một nữ thi sĩ Chăm hiếm hoi khác trên thi đàn VN lại đón nhận một luồng khí tương phản đến với CML mà đáng ra, đa số người Chăm yêu thơ văn mong muốn cả hai cùng cộng hưởng trong niềm vui đó thì sẽ toại nguyện và đẹp biết mấy. Đó là điều đáng tiếc mà tôi cho rằng trong một thời điểm thật không may cho CML, dễ đem lại cái tâm lý bẽ bàng. Nhưng dù gì đi nửa, tôi thấy rất hãnh diện cho Chăm với sự góp mặt của hai nữ sĩ Chế Mỹ Lan – Kiều Maily trên thi đàn. Tôi tin và chúc cho hai em gái sẽ cùng cộng hưởng và thăng hoa trên thi đàn trong tương lai không xa.

——-
Tôi muốn nói ngắn lại nhưng không hết ý, nếu được đăng còm, mong các bạn thông cảm cho.

Đoa karun bih adei xaai saung mikwa, tadhuw yuh jap karo Ppo pajơng.”

 

Nhận xét của Inrasara:

Một còm rất công phu, chí tình chí lí (không ca tụng Inrasara, không bất công với CML), vậy mà vì do thông báo ngưng đợt 2, tôi phải đành lòng mà xin lỗi Jalo_panrang cho ẩn. Ẩn cùng lúc với 11 còm khác. Bạn đọc nghĩ thế nào? BBT web Chamunesco.com nghĩ thế nào? Tôi có bất công với Jalo_panrang không? Hay các bạn lại cho đó là nặc danh? Các bạn không tin, tôi cho hiện ngay, đúng giờ và ngày mà bạn đọc này viết còm.

 

Thêm

Nguyễn viết lúc 18:15 cùng ngày:

“Ôi Chế Mỹ Lan ơi là CML ôi. Tôi có chê thơ nàng đâu. Tôi chưởi là chưởi ông Ama dốt nát đấy chứ. Về tập thơ nàng, tôi nói lối trình bày thì nhà quê, còn thơ thì không tiến bộ so với tập trước. Lối chê nhẹ còn hơn lông ngỗng. Vậy mà nàng quá quắt đến đi bắt ép ông anh từng yêu quý nàng là ngài thiên tài Inrasara.

Tôi chưa thấy ông Chăm nào tội nghiệp như ông này. Hết giải thích đến đính chính rồi giải minh. Hiền và lành quá hóa NGU.”

 

Đàng Trinh viết lúc 19:58 cùng ngày:

“Hán Dương Phú ah! bạn có ý nghi ngờ các nick sao? Với ai thì tùy, nhưng riêng tôi thì xin xác nhận nick Đàng Trinh là của tôi – đang sống và làm vc tại Phan Rang. Tôi có biết số của bạn trên web này (XXXX XX 4604). Nếu bạn đang dùng số này và thấy cần thiết thì cho cái gật, tôi sẵn sàng gọi vào và mình gặp nhau cafe’ trao đổi làm quen cũng được (trường hợp bạn ở PR).

Mến chào.”

 

Còm này chẳng phiền ai, vậy mà tôi cho ẩn!!! Tại sao? Vì tôi tin nghe lời yêu cầu của CML và 2 ông anh từ Hoa Kỳ. Lần nữa, tôi thành thật xin lỗi các bạn đọc đã có ý kiến phản hồi.

 

18 thoughts on “Website Inrasara và thơ Chế Mỹ Lan

  1. Nguyenvanhuong co gui cho toi nhung loi phe phan tren face. Toi chui ngay vi do la nhung loi khong dung (chui the luon). Toi tin Sara, con nhung chuyen cac ban Cham trach Sara toi cho la khong dang va Sara noi qua dung nen ho trach.

  2. Cái ông Sara này nói vậy là không được rồi ấy nha,tôi đã vào trang chamunesco.com nội dung họ đăng như vầy nè:
    Vấn đề Web Inrasara và Thơ Chế Mỹ Lan
    Thứ hai, 24 Tháng 6 2013 10:49 Quản trị viên

    Kính thưa quý độc giả,

    Từ ngày 20/6/ 2013 đến nay, web. Chamunesco.com có nhận trên 30 thư độc giả qua email phản đối Inrasara có hành xử không tốt về tập thơ CML.Độc giả yêu cầu web.chamunesco.com mở trang comment để trao đổi lại. Vì web. Inrasara không công bằng, những comment nào khen và viết cùng quan điểm với Inrasara thì cho đăng, còn comment và bài viết nào phản đối cách hành xử không tốt của Inrasara thì cho ẩn (email của nguyenvanhuong).

    Kính thưa quý độc giả,

    Nhận thấy những bài mà độc giả gửi đến web Chamunesco.com đa số đều là những email nặc danh phản bác Inrasara với những lời lẽ không tốt, kích động web.Chamunesco.com chống lại web.inrasara.com nên chúng tôi không đăng. Hơn nữa web.chamunesco.com không chủ trương mở comment để một số người nặc danh lợi dụng tôn sùng cá nhân hoặc viết kích động người Chăm cấu xé lẫn nhau.

    Vì web.chamunesco. com mang tầm quốc tế nên ngoài bài viết ở những lĩnh vực khác, chỉ chấp nhận đăng những bài trao đổi khoa học nghiêm túc, ghi rõ tên tuổi; bài viết có động cơ trao đổi lành mạnh, trong sáng vì học thuật và tất cả phải vì lợi ích cho dân tộc.

    Xin cáo lỗi cùng quý độc giả.

    Trân trọng cảm ơn.

    BBT.
    Như vậy họ đang bảo vệ ông đấy chứ,tôi chưa bàn thêm việc trang mạng champaka có một bài viết chỉ trích ông có lẽ ông nên có một bài viết trả lời cho độc giả Inrasara.com đi nào??????.

  3. Thưa bạn KLANAHOK!
    Có mấy điều nói lại nhé:

    1. Đức Khổng nói đại ý: Với bằng hữu, nói một lần bạn không nghe, là mất lời; nói lần thứ hai bạn không nghe là mất cả lời lẫn bạn. Với Champaka, tôi đã nói một lần rồi, tôi sẽ không bao giờ nói nữa. Ở web Inrasara.com, độc giả Nguyễn hay “khích” tôi trao đổi lại với CPK, bị nhiều độc giả khác phản đối. Cho nên mong bạn đừng nhắc CPK ở đây.

    2. Tôi không bàn về ý định hay ý hướng tốt đẹp của web Chamunesco.com, rằng web ấy chỉ làm “khoa học nghiêm túc”, “tầm quốc tế”, không bàn – vì đó là chuyện riêng của bên ấy. Tôi càng không trông đợi web Chamunesco.com “bảo vệ” tôi, như bạn cho là thế. Còn việc bạn tin đoạn văn sau, là quyền của bạn nữa:
    Nhận thấy những bài mà độc giả gửi đến web Chamunesco.com đa số đều là những email nặc danh phản bác Inrasara với những lời lẽ không tốt, kích động web.Chamunesco.com chống lại web.inrasara.com nên chúng tôi không đăng”.
    (Tôi rất cần một bài viết nghiêm túc phê bình tôi. Còn ở chủ đề này, tôi rất cần bài viết đầy tính khoa học để phản bác lại tác giả Nguyễn).

    3. Tôi chỉ muốn hỏi 2 câu:
    – Web Chamunesco.com nhân danh 30 thư độc giả nào “phản đối Inrasara có hành xử không tốt về tập thơ CML”? Nếu độc giả này không có, hay nếu độc giả này không chỉ ra tôi đã hành xử không tốt với thơ CML ở đâu, thì tại sao một web làm khoa học tầm cỡ quốc tế có thông tin như thế?
    – Web Chamunesco.com nhân danh độc giả nào viết còm mà tôi “cho ẩn” để bảo “web. Inrasara không công bằng, những comment nào khen và viết cùng quan điểm với Inrasara thì cho đăng, còn comment và bài viết nào phản đối cách hành xử không tốt của Inrasara thì cho ẩn”?
    Trong một thông tin ngắn mà từ “Inrasara không công bằng” đến 2 lần “hành xử không tốt của Inrasara”, bạn hiểu là web.Chamunesco.com “đang bảo vệ ông”, thì tôi thấy cực kì lạ!

    Bạn KLAHANOK thấy đó, bạn là độc giả “mới” viết còm ở Inrasara.com – nói theo ngôn ngữ mà nhiều người “chưa có tâm thế mạng” hay dùng là đều “nặc danh” cả – vậy mà tôi có phân biệt đối xử đâu, vẫn trả lời nghiêm túc với bạn. Nói vui, dù bạn là “khách hàng” mới, tôi vẫn trân trọng như mọi bạn hàng lâu năm quen thuộc.
    Thân mến.

  4. Tôi thử kê ra trang mạng của cei Inrasara đăng 3 bài ca ngợi thơ Chế Mỹ Lan là:
    – Inrasara: Chế Mỹ Lan, như màu mây qua tháp.
    – Jalau Anưk: Chế Mỹ Lan, cô đơn đến mùa bừng khởi.
    – Jaya Bahasa: Nỗi nhớ bangsa Champa của nữ thi sĩ Chế Mỹ Lan.
    Rất trân trong!
    Thế mà ông Nguyễn chỉ chê có 1 đoạn ngắn là trình bày quê mùa, thơ thì so với tập cũ chưa tiến bộ, vậy mà ta đành đảng quy là web Inrasara bất công với thơ CML. Xin hỏi bà con là có công bằng với nhà thơ Inrasara của chúng ta không? Thi sĩ CML nghĩ sao đây? Em hỏi thật chị đó…

  5. Tôi từng khích ông Inrasara đáp lại CPK, mãi bây giờ khi tôi đụng đầu, tôi mới biết tôi nhầm. CÁC BẠN CHĂM CỨ ĐI LẠC ĐỀ. Quả thật ông Inrasara thông minh hơn tôi, biết tránh xa sớm.
    Đây tôi xin nói thắng vào đề:

    A/- Có bạn nào bẻ lại được các luận điểm của tôi không? Tôi chỉ cần 1 thôi: – thơ CML không xuất sắc như Amasaty tán – Ama viết 2 câu văn vô nghĩa – Ama dùng 3 thuật ngữ văn học sai cả 3. Bẻ được tôi 3 luận điểm này mới gọi là làm khoa học.

    B/- Còn web Chamunesco đòi làm khoa học nghiêm túc, thì tôi xin nghiêm túc đây. Thơ ca không phải là chuyện chơi, nó còn hơn khoa học, nó là siêu khoa học. Nó có tiêu chí hẳn hoi, chớ không phải mơ màng. Ông Ama tán tỉnh là thơ CML xuất sắc, vậy trong 3 tiêu chí căn bản để phận biệt thơ nào đó có xuất sắc hay không là: – tứ thơ – ngôn từ thơ – kỹ thuật thơ. Tôi xin phân tách như sau:

    1/- Kỹ thuật thơ CML: rất yếu. Đó là do ông Inrasara đã chỉnh sửa. Còn không thì nó như kẻ tập làm thơ. Các bác tán thơ CML hãy dè chừng. Trước đây tôi tình cờ đọc bài chị trên facebook, nay có dịp đem ra so sánh mới thấy. Ông Inrasara sửa có đến 30% là ít.

    2/- Tứ thơ: cả tập hoàn toàn không có tứ mới. Tôi lấy thí dụ gần nhất, tập thơ của Kiều Maily có rất nhiều tứ thơ mới, độc đáo. Bài “Con nút”, bài “Tờ vé số duyên”; còn bài “Mương đực – Mương cái” ý thì cũ nhưng tứ rất mới lạ. Nhiều… Còn thi ảnh mơ trong mơ cô em gái hứa mai sớm đi tìm dòng sông cho chị thì đây là tôi đọc thấy lần đầu. Quá hay!

    3/ Ngôn từ: rất cũ. Không thể tìm thấy trong tập thơ CML kiểu nói như sau:
    Sáng nay cụm mây năm ngoái về
    Về đâu?
    Đồi cũ nằm ườn quê cũ
    .
    (nhà văn LAH, Ban biên tập báo Tiền phong chủ nhật cho đó là lối nói lạ, sử dụng ngôn từ độc đáo).
    Hay: “hoa nắng đang thơm – ngỡ thơm hương anh”.

    Tôi nói chừng đó thôi. Còn các bác có huy động cả lực lượng để cảm nhận thơ CML, là vấn đề của các bác. Quý nhau thì quý, không phải vì ngoài đời quý nhau mà đi hùa khen thơ nhau.
    Khía cạnh này, phải công nhận là ông Inrasara số một. Không phải số 1 Chăm đâu, mà cả Việt Nam. Ông ta bao giờ cũng sòng phẳng và rạch ròi giữa đời và nghệ thuật. (không muốn khen mà đành phải hạ bút khen ông).

  6. Nói thêm lý do phân tách về thơ CML. Đáng lẽ chỉ nói về mục A thôi, là bài giới thiệu của Amasaty. Nhưng trang mạng Chamunesco bỏ bóng đá người: bỏ chuyện tôi phê phán Amasaty mà đá sang thơ CML, nên cực chẳng đã tôi phải đưa thơ CML vào mục B, để bàn.
    Xin lỗi độc giả.

  7. Vài giọng rất xấc xược như giọng ông Klahanok nào đó viết: “Cái ông Sara này”. Ông là ai mà nói chuyện với nhà thơ như thế? Vậy mà nhà thơ đã trả lời ông rất lịch sự.
    Còn chị Chế, chị hãy nói 1 câu đi. Nhà thơ Inrasara có bất công với thơ CML không? Em chỉ cần 1 tiếng nói của chị là CÓ hay KHÔNG thôi, là em không đọc chủ đề này nữa.

  8. Độc giả Nguyễn có một ý rất sai khi cho là thơ CML có đến 30% Inrasara là ít. Tôi không đọc Facebook CML nên không biết thế nào, nhưng bạn cẩn thận xíu. Có thể CML đã sửa lại bài thơ sau đó. Còn biên tập, sau tôi còn có biên tập viên của NXB nữa.

    Chú ý thêm: Chủ đề nào khi được đưa ra thảo luận cũng căng thẳng, đó là lẽ thường tình. Tôi chỉ yêu cầu bạn đọc xem lại QUY ĐỊNH về phản hồi.

    Inrasara.com quy định nội dung về các phản hồi:
     Phản hồi liên quan đến chủ đề
     Có thể chê khen, nhưng cần có dẫn chứng thuyết phục
     Các phản hồi hữu ích cho học thuật, xây dựng cộng đồng, đoàn kết dân tộc
     Không đăng các phản hồi cụt ngủn, phản hồi dùng ngôn từ tục, phản hồi mang tính công kích cá nhân.
    Cho nên, dù tinh thần của Inrasara.com là tôn trọng độc giả tối đa, nhưng nếu lời bình phạm vào các quy định trên, BBT xin miễn đăng lên.
    Kính báo

    Ví dụ có phản hồi viết nguyên văn về Inrasara như sau: “Inrasara không được CML mời viết giới thiệu nên tức, mất miếng ăn lộn gan lên đầu”. Tôi không thể đăng nguyên văn như thế, nhưng cũng đã tóm tắt ý. Không đăng vì nó sai: nguyên tắc của tôi là không viết giới thiệu cho tác giả nào lần hai. Còn ở mệnh đề sau, thì mang tính công kích rất rõ.

  9. Salam.
    Mong các bác tha cho CML và thơ đi. CML cũng có một lần tâm sự, chị ấy có thích thơ thẩn gì đâu chứ, làm cho vui và cho đọc giả đọc vui thôi mà. Cứ quan trọng hóa thơ với thẩn. Chamunesco – Inrasara, hai trang web có hai mục tiêu, phương hướng,… khác nhau mà, cớ gì mà phải tranh đua hơn thua! Làm thế được gì cho Chăm? Và “suy cho cùng, trong mỗi cuộc tranh đua – bên nào thắng thì Chăm đều bại”. Xin lỗi, đã sửa và trích lại từ ý thơ của Nguyễn Duy.

  10. Đồng ý với Jamo. Đồng ý luôn với Ja Baong Alah.
    1/- Nếu web bên ChamUnesco chỉ cần thông báo đơn giản với độc giả là web này không bàn về thơ văn, cũng đủ. Nếu vậy thì tôi tin chắc nhà thơ Inrasara không phải mất thời giờ viết bài giải thích và đặt câu hỏi.
    2/- Tôi cũng thấy nhà thơ Inrasara chưa hề viết chống 1 web của người Chăm nào đó. Đồng ý với Alah là chống nhau thì người Chăm không ai có lợi cả.
    3/- Đồng ý với Jamo là nữ sĩ CML chỉ cần nói một câu trên web Inrasara là: web Inrasara không bất công với thơ mình là đủ. Như độc giả Japok đã chỉ ra. Tôi cũng thấy là nhà thơ Inrasara không bất công tí nào với thơ chị. Nhà thơ còn quá ưu ái nữa là đằng khác.

  11. Nhà thơ Inrasara cho comment thêm ý này.
    Xin lỗi anh Tuệ Nguyên cho tôi so sánh. Thơ anh rất hay (nhà phê bình Việt cũng công nhận), anh đã in 6 tập thơ, vậy mà nhà thơ Inrasara chỉ có 1 bài khen, còn CML mới có 1 tập mà có đến 3 bài khen đăng trên web này. Hỏi bất công chỗ nào?

  12. Chuyện rất nhỏ mà sao…ồn ào thế nhỉ? Từ từ mọi người sẽ bình tâm lại và nhận ra ai đúng, sai thôi mà.

    (Có một số người muốn lợi dụng chuyện hiểu lầm nhỏ xíu này để bôi xấu hình ảnh nhà thơ Inrasara, như thế không hay và không công bằng tí nào.)

    Mình rất yêu quý CML, dù chưa có duyên gặp mặt.

    Mình tin CML sẽ hiểu và… cười khì, chẳng thèm giận làm chi cho… mệt. 😀

  13. Tôi xin nêu ví dụ này.
    Bài tiểu luận rất nổi tiếng của nhà thơ Inrasara là “NHẬN DIỆN CÁC TRÀO LƯU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI” vào năm 2010. Tiểu luận đăng rất nhiều báo và tạp chí: Hợp Lưu ở Mỹ, Tiền Vệ ở Úc, báo Người Hà Nội, web Nhân Quyền, Diễn Đàn… Anh đã phê bình các nhà thơ, nhà phê bình Việt cũng khá nổi tiếng như sau:
    Nhà thơ Mai Văn Phấn: “phát ngôn còn mang nặng ảo tưởng về quá khứ”
    Nhà phê bình kiêm nhà thơ Đinh Quang Tốn: “Sai lầm mang tính nhận thức luận”
    Nhà thơ kiêm nhà phê bình Lê Thiếu Nhơn: “Vội vã và hời hợt của thao tác khái quát”
    Thơ Khiêm Lê Trung là “thơ miền Nam nối dài”
    Còn các nhà thơ Vi Thùy Linh, Văn Cầm hải, Đỗ Thượng Thế là thơ “với bao nhiêu từ mòn nhẵn”.
    Không ai bảo nhà thơ Inrasara bất công với họ cả. Vậy mà chị CML mới “trình bày thơ quê mùa”, “tập thơ không tiến bộ so với tập trước” mà đã giẩy nẩy lên. Mà đâu phải Inrasara viết, một độc giả viết, anh chỉ đăng thôi. Tình thật tôi vô cùng ngạc nhiên. Còn web nào đó thì bảo bất công nữa thì rất lạ đời. Nhà thơ Inrasara có tiếng là hiểu dân tộc mình, nhưng té ra cũng còn nhiêu khê lắm…

  14. Cảm ơn “Đứa con cham” đã nhắc đến tên tôi. Nói thật với bạn, tôi vẫn ổn về mặt tâm lý – dù có ai khen hay chê.

    Xin lỗi quý độc giả trang web inrasara.com – tôi xin vài lời lan man một tí.

    Với nặc danh! – Dù biết đó là nặc danh, nhưng họ cũng là những người trong công chúng – họ là những độc giả cũng muốn chơi chữ nghĩa – đôi lúc, sự thái quá của họ không sợ bị quy trách nhiệm – nên họ sẵn sàng vác búa, vác liềm đòi quyền nhận định & phát ngôn – bởi tác phẩm họ đọc phải đã đụng chạm tới sự hiểu biết của họ. Những nhà thơ, nhà văn cần có tâm thế chấp nhận để đối thoại với họ trước công chúng. Về việc này, nữ sĩ Chế Mỹ Lan và đạo sĩ Amasaty cũng nên phát ngôn giải minh trước lời ra tiếng vào của quý độc giả liên quan tới tập thơ “Dấu Chân Về Nguồn”- dù họ chính danh hay nặc danh.

    Thường thì tâm lý người đời thích khen hơn là chê. Khen thì mừng như trẻ con, chê thì giận hờn vu vơ. Về điều này, với tư thế của người viết lách – tác giả cần phải đủ bản lĩnh để đối thoại và giải quyết vấn đề – dù vấn đề đó đến từ độc giả nặc danh hay chính danh. Tôi nghĩ, tác giả hay những người say mê tác giả (ấy) không cần vạch mặt để trừng trị họ mà làm chi – không nên trách móc hay than phiền gì cả – nếu đã muốn chơi chữ nghĩa thì chính tác giả phải giải quyết những vấn đề mà họ đặt ra – rốt ráo và thuyết phục trước công chúng. Đừng lạc đề để khỏi rơi vào cuộc cải vã vô nghĩa – va chạm đến đời tư. Về điều này – tôi nghĩ nữ sĩ Chế Mỹ Lan và đạo sĩ Amasaty nên có lời lẽ trước diễn đàn văn học Chăm nói riêng và VN nói chung – với ông Nguyễn (nhắc tới ông Nguyễn – ông Nguyễn đừng phiền nhé – bởi mọi thứ đang xoay quanh bài viết của ông).

    Với Internet. – Internet chưa xây được đạo lý của nó – nó vẫn ảnh hưởng từ đạo lý cuộc sống ngoài đời. Quyền tự do ngôn luận luôn được hạn hẹp trong nội quy từng trang blog, trang web đặt ra – và, nội quy này thì cũng muốn tránh những kẻ nặc danh lúc nào cũng ẩn núp để khủng bố tinh thần những bài viết/những tác giả và đưa ra những tiếng nói không đồng quan điểm với blog/web đó. Giữa web lựa chọn chấp nhận hay từ chối nặc danh thì có từ này: “BẤT CÔNG” – chữ này được nặc danh “nguyenvanhuong” nêu lên và được trang web chamunesco.com nhắc lại – trong khi đoạn sau BBT chamunesco viết:

    “Hơn nữa web.chamunesco.com không chủ trương mở comment để một số người nặc danh lợi dụng tôn sùng cá nhân hoặc viết kích động người Chăm cấu xé lẫn nhau.”

    Ừ, không mở comment cho nặc danh sao lại quan tâm để lôi lời nặc danh ra viết bài?

    Riêng tập thơ nữ sĩ Chế Mỹ Lan nói chúng – và lời tựa của Amasaty nói riêng – vì lý do gì đó mà chị ấy, anh ấy không muốn đứng trước công chúng để đối thoại thì cứ theo đạo lý văn chương – “để cho những bài viết nói lên thông điệp của chính người viết.”

    (Thêm tí nữa. Là, tôi luôn thích trò chuyện với bóng ma – nhưng không có diễm phúc như Chế Lan Viên luôn trò chuyện với Ma Hời – tôi chấp nhận mọi giống loài ma. Quý nặc danh nào có nhu cầu cứ liên lạc với tôi qua: Email: thach.michelia@gmail.com)

    Thân ái!

  15. Cho tôi mạn phép đưa cách tổng kết để kết thúc câu chuyện này.
    Việc nhà thơ Inrasara yêu cầu “nguyenvanhuong” gửi email để anh trả lời, là không thực tế. Hadra Yatha khẳng định đó là nội dung chỉ đáng chửi. Có thể là nó lạc đề hay dùng ngôn từ tục gì đó.
    Còn việc ai đó bảo “bất công”, “đối xử không tốt” vân vân thì chỉ là suy luận, không đáng tin. Thế nên không đáng bàn.
    Ý kiến Nguyễn Anh Thy thì đúng nhưng xa đề quá.
    Còn như Trần Can nói là chuyện nhỏ, mọi hiểu lầm sẽ qua, là giải quyết bằng tình. Chỉ tạm được thôi.
    Bây giờ chúng ta bàn trong chủ đề. Tôi đồng ý với Nguyễn, Thiên Sầu, Tuệ Nguyên. Nhất là ý Tuệ Nguyên đã yêu cầu đối thoại, rất hay.

    1/- Về CML, Nguyễn chê “trình bày quê mùa” hệt chú bác ông ta ở phường xã. Thiên Sầu bảo nói vậy là hạ thấp các chú bác ở quê. Vì trình bày của chú bác ở quê không tệ như thế.
    CML thấy sai thì trao đổi lại với 2 độc giả này đi.
    Còn câu Nguyễn viết “không tiến bộ hơn so với tập trước” là không phải câu chê.

    2/- Về giới thiệu của Amasaty, Nguyễn nêu cụ thể 3 luận điểm. Yêu cầu Amasaty đối thoại trực tiếp về 3 luận điểm đó với Nguyễn và Thiên Sầu trên web này. Hay đối thoại với Tuệ Nguyên qua địa chỉ email mà anh cho. Hoặc người nào bảo vệ Amasaty đối thoại cũng được.

    Chỉ 2 điều đó thôi.
    Nếu CML và Amasaty từ chối đối thoại, thì thôi.
    Còn nếu có ai nói qua chuyện khác hay suy diễn này nọ, yêu cầu nhà thơ Inrasara KHÔNG cho hiện. Không ai cho anh bất công cả, đừng ngại.
    Chỉ vậy chúng ta mới kết thúc câu chuyện nhỏ mà có nguy cơ lớn này.
    Thân ái.

    Lời BBT:
    9:50g sáng nay, tôi nhận tin nhắn từ máy bạn thơ Diễm Sơn:
    “Sáng nay Diem Son có ghé đọc hết toàn bộ chuyện thơ CML. Chuyện nhỏ, đơn giản và rất dễ hiểu. Ấy vậy mà cứ làm sôi sục nhau lên. Sau bài này, cei Sara đóng nốt là vừa. Kajap karô.”

  16. Tôi thấy Chàm rất dở, hay nói ra là chị Chế nhà ta rất dở. Kẻ chê mình là thầy mình, cần học hỏi và cảm ơn. Chứ nghe lời khen sai tè le mà mụ mị thì đúng là tự lừa mình.

    Liệu chị Chế có đủ trưởng thành và dũng cảm để nhận ra để cảm ơn lời chia sẻ thực quá thẳng thắn của ông Nguyễn lạ mặt kia, hay vẫn cứ chê xấu sau lưng người ta? Nếu chị đúng vậy thì bà con đừng có phí thời gian góp ý cho chị ta nữa. Chị chỉ thích nịnh bợ mà phóng đại chuyện góp ý văn học thành chê bai cá nhân thôi. Take it too personally!

    Cái web Chamunesco càng lạ hơn. Nhân danh khoa học mà không nhận biết được chuyện này bé đến thế nào, chuyện nó dễ hiểu quá hay sao mà lại đưa chuyện cá nhân lên một website thuần về nghiên cứu và văn hóa dân tộc thế kia?

    Thật quả lạ. Tôi chịu rồi.

  17. Thắc mắc ở câu “web mang tầm quốc tế” lại tập trung các anh chị TS,Ths mà lại 90% là copy các trang mạng không rõ danh tính và không mang tính học thuật.
    Cái câu “mang tầm quốc tế” thấy vui vui.

  18. BBT tuyên bố đóng “phản hồi” về chủ đề này lần cuối ở đây. Inrasara sẽ có bài tổng kết.
    Kajap karo thuk siam.
    Inrasara

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *