Văn chương & Tư tưởng II-121

Nhà văn hậu hiện đại mang cảm thức hậu hiện đại, từ đó dẫn đến hành động đẫm tính “ngoại biên”. Hành động này biểu hiện qua bốn yếu tố. Thứ nhất, tâm lí. Dù hậu hiện đại chủ trương phi tâm hóa, nhưng ở thời điểm hiện tại, nó luôn hướng về ngoại biên, về bộ phận thiểu số, thân phận bên lề. Nó luôn ở thế sẵn sàng đối kháng với văn học trung tâm ở nhiều khía cạnh. Đại đa số nhà văn hậu hiện đại không ý định vào hội đoàn chính thống các loại. Nhất là, văn học ngoại biên này không ý định đánh bật văn học trung tâm để chính mình trở thành trung tâm.

Thứ hai là cách viết, nhà văn hậu hiện đại sử dụng nhiều thủ pháp chưa từng có mặt trong lịch sử văn chương tiếng Việt. Lắm lúc, vài thủ pháp cũ dùng lại chỉ với mục đích giễu nhại. Kế đến là cách xuất hiện. Vì đối kháng với văn học chính lưu, các nhà văn hậu hiện đại chọn mạng để xuất bản tác phẩm của mình, hoặc chọn in ở các nhà xuất bản ngoài luồng, hay tùy nghi. Cách công bố tác phẩm của Bùi Chát, Lê Vĩnh Tài, Tuệ Nguyên, Lưu Mêlan… trong mấy năm qua được xem là rất tiêu biểu. Và cuối cùng là sự chọn lựa thái độ. Đại bộ phận nhà văn hậu hiện đại làm nghệ tự do, không bám vào cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan có quan hệ với chữ nghĩa, thậm chí có bộ phận chấp nhận sống “vỉa hè”.

Inrasara, 2012

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *