Inrasara & 3 đêm thơ Nguyên tiêu

1-Ngaytho-BM.2* Tại Cao đẳng Sư phạm.

Tôi khuynh hướng ngoại vi, cả trong thơ lẫn trong sinh hoạt chữ nghĩa. Thường, con người tâm lí hướng tâm, nhất là các quan văn: Hà Nội, Sài Gòn hay các trung tâm văn hóa lớn. Không vấn đề gì trầm trọng cả! Tôi ngược lại, sau một lần ở Văn Miếu và lần nữa ở Sài Gòn, tôi hướng “ngoại”. Sau Tây Ninh, năm nay tôi lên Ban Mê rồi xuống Phan Rang…

21-2-2013: Trường Cao đẳng Sư phạm Dak Lak

– Tham dự: Văn nghệ sĩ thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Dak Lak, thầy cô giáo và khoảng 300 sinh viên Trường tại Hội trường của Trường.

– 8 nhà thơ Hội đọc thơ và giao lưu xen kẽ với 3 bài thơ của học sinh và 3 bài thơ giáo viên, bên cạnh có vài tiết mục hát.

– Nhiều hoa và tràng vỗ tay dành cho nhà thơ.

2-Ngaytho-BM.4

* Tại Trường Dân tộc Nội trú.

– Ở đây MC nhà văn Niê Thanh Mai giới thiệu nhà thơ Inrasara – Phó Chủ tịch Hội đồng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam – là hiện tượng thơ Việt Nam ngay khi vừa xuất hiện. 4 câu hỏi dành cho tôi như sau:

1. Cơ duyên nào đưa nhà thơ đến với thơ? Nhà thơ cũng nên cho khán giả biết về bút danh Inrasara.

– Cô giáo Niê Thanh Mai ra đề thi quá dễ [tôi đùa thế]. Tôi làm thơ từ năm 13-14 tuổi, mãi 40 tuổi mới đăng bài thơ đầu tiên và ra tập thơ đầu tay. Âu cũng do cơ duyên. Tháp nắng ra đời và nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1997, từ đó mỗi hai năm tôi đều có tập thơ xuất bản.

2. Dư luận cho rằng nhà thơ có quy ước cho mình mỗi ngày đều phải viết, có phải thế không?

– Đó chỉ là tiếng đồn. Còn tên Inrasara do ghép hai từ: INRA là họ, SARA là tên, tiếng Việt nghĩa là muối: Muối của dòng họ Inra.

3. Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn, nhà thơ cho rằng thơ và thái độ thơ cũ cần chết đi, chết đi cùng những nhảm nhí của thơ và nỗi đông đúc chen chân không lọt của nhà thơ. Thơ cần chết sớm đi để người đọc khỏi lo lắng về thân phận èo uột của nó, cần chết nhanh hơn để nhân dân khỏi tốn tiền của nuôi nó, nó cần chết ngay tức thì để hàng năm cả chục tấn giấy được dùng vào việc khác thiết thực hơn. Thơ cần chết đi để thế hệ thơ mới và loại thơ mới khai sinh. Có cần thiết không? Vậy thơ nào cần chết đi?

– Nhà văn Niê Thanh Mai đã làm khó tôi rồi. Thơ cần chết đi chỉ là cách nói. Tôi phân ba loài nhà thơ: thứ nhất là Người làm vần để phục vụ đại chúng, gồm các nhà thơ phường xã, câu lạc bộ thơ hưu trí, thơ báo tường, thơ Mực tím, Áo trắng. Thứ hai là Nhà thơ “tiếp hiện” ở tư thế “tiếp nhận” các thành tựu gần, và “thể hiện” vừa với tầm mong đợi của đại đa số độc giả đương thời. Và cuối cùng là Kẻ khai phá luôn trên đường khám phá, thay đổi và làm mới. Họ sẵn sàng làm mếch lòng độc giả đã từng yêu mến họ, bởi họ dám thay đổi cách viết, thay đổi cả mĩ học sáng tạo. Cả ba loại trên, nếu có “tài”, họ đều “hay” cả, “hay” trong chính dòng mình. Ba dòng thơ kia chẳng những không chết mà tồn tại đồng thời, vì cả ba đều có ích cho bộ phận độc giả nhất định. Chúng có mặt là điều cần thiết.

4. Nhà thơ có phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn rằng không cần đề tài lớn, cao siêu mà chỉ cần câu chuyện vỉa hè hay đề tài thông thường người ta vẫn có được những bài thơ hay. Xin nhà thơ chia sẻ ý kiến này với khán thính giả ở hội trường này.

– Vâng. “Đôi giày” của Van Gogh, hoặc hầu hết các đối tượng của họa phẩm của Gauguin đâu có gì là lớn lao. Thế mà qua bàn tay của thiên tài, chúng trở nên bất tử. Thơ cũng vậy.

Tôi không tin! (MC xen vào)

– “Tin thì tin không tin thì thôi”.

Vậy nhà thơ hãy đọc bài thơ để chứng minh luận cứ của mình cho khán thính giả biết đi.

Tôi đọc bài thơ “Thơ tình H[ậu h]iện đại” trong tập Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài thơ tân hình thức.

4-Banme.7

* Tặng thơ cho Thư viện Trường CĐSP.

22-2-2013: Trường Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng

– Tham dự: Văn nghệ sĩ thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Dak Lak – Thầy cô giáo và khoảng 400 em học sinh Trường tại Hội trường của Trường.

– 7 nhà thơ thuộc Hội đọc thơ và giao lưu xem kẽ với 5 bài thơ là thơ của học sinh và 2 bài thơ giáo viên, bên cạnh 5 tiết mục hát múa.

– Rất nhiều hoa và tràng vỗ tay dành cho nhà thơ. Đặc biệt có rất nhiều tiếng cười.

– Câu hỏi dành cho Inrasara:

1. Nhà thơ là người dân tộc thiểu số, một nhà thơ nhà nghiên cứu đã có thành công lớn khi vừa đi nửa đường sự nghiệp, xin nhà thơ có vài tâm sự với các bạn trẻ ở đây.

– Tôi là người dân tộc thiểu số, dân tộc Chăm. Người dân tộc thiểu số hay người cư trú vùng sâu vùng xa vẫn làm nên được điều gì đó giá trị. Tôi sinh trong gia đình nông dân nghèo, bỏ học khi còn chưa học hết năm nhất Đại học mà vẫn thành được như Inrasara hôm nay, là dám loại bỏ mặc cảm đó.

2. Nhà thơ cảm nghĩ gì khi đên giao lưu đêm thơ Nguyên tiêu với của em học sinh trường Dân tộc nội trú?

Lần đầu tiên đến đây, tôi chưa có ý kiến gì cụ thể. Chỉ xin nêu nhận xét về một điều rất rõ, rằng trường nhỏ như thế mà đã cho ra lò hai nhà văn nhà báo sáng giá là Hoàng Thiên Nga và Niê Thanh Mai, là điều đáng hãnh diện. Tôi hi vọng một tương lai không xa sẽ có vài khuôn mặt khác và mới nữa xuất hiện.

3. Xin nhà thơ nêu vắn tắt nhận xét về thơ trẻ hiện nay, và cả thơ của các bạn thơ học sinh trường mà nhà thơ vừa được thưởng thức.

– Nhận xét về thơ trẻ mà không chứng minh tôi e không tiện lắm. Cả thơ của các em học sinh vừa đọc tại đây nữa. Chỉ xin khẳng định một điều rằng, ở Việt Nam hiện hay, có lẽ tôi là nhà phê bình duy nhất viết có chủ định về thơ ngoại vi. Thơ Dân tộc thiểu số, nhà thơ vùng sâu vùng xa, nhà thơ chưa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, thơ hải ngoại, thơ vỉa hè… Các bạn chớ nghĩ kẻ ngoại vi kém cỏi. Cứ nhìn vào thực tế thơ Dak Lak năm 2011-2012, một Dak lak được xem là tỉnh lẻ so với nền thơ Việt Nam, nhưng 2 năm đó bật lên hai điểm sáng. Đó là nhà thơ Đinh Thị Như Thúy đoạt Giải thưởng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam. Và nhất là Lê Vĩnh Tài, hai năm qua là người làm thơ nhiều nhất, và có thể nói – có lối viết cực kì độc đáo.

Được yêu cầu, tôi đọc bài thơ “Tạ ơn” trong Lễ Tẩy trần tháng Tư.

– MC: Vâng, thưa các bạn. Nhà thơ Inrasara vĩ đại (nhà văn Niê Thanh Mai đã dùng chữ này đấy!), nhưng đâu phải ai cũng có thể bỏ học mà thành công được như Inrasara. Vậy các bạn trẻ chớ bắt chước nhà thơ, mà hãy phấn đấu học tập để nên người có ích cho cộng đồng, xã hội.

5-Banme.10

* Chụp ảnh lưu niệm tại Trường DTNT.

23-2-2013: Trung tâm Văn hóa Ninh Thuận

– Tham dự: Văn nghệ sĩ thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật và đại diện báo đài, khoảng 70 người. Nửa chừng, gần phân nửa bỏ về.

– Các bài thơ và ca khúc trình diễn theo thứ tự: “Từ ấy” (ngâm hát), “Đồng chí” (hát), “Nhớ” (hát), “Quê hương” ” (ngâm), Bao giờ trở lại” (ngâm), “Tổ quốc gọi tên mình” (hát), “Trường Sơn đông Trường Sơn tây” (hát), “Khoảng trời và hố bom” (hát)…

– Có 3 điều khác biệt so với các tỉnh tôi từng tham dự. Đó là, thứ nhất tuyệt đối không có “công chúng”, từ đó dẫn đến hệ quả thứ hai là không có giao lưu với nhà thơ địa phương, và cuối cùng đại bộ phận bài thơ được trình diễn là thơ cũ, thơ được dạy ở cấp Trung học.

– Sau 50 phút, “ngài” Phó Chủ tịch Hội đồng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam Inrasara có việc đi xíu, bắt tay bạn thơ Lê Hưng Tiến, về, nên không biết chương tình tiếp theo diễn biến thế nào.

 6-Banme.11

 * Hội trường CĐSP.

8-Truong DTNT

* Hội trường Trường DTNT.

7-Ninhthuan-2

* Sân thơ Nguyên tiêu Ninh Thuận.

Khác

Đăk Lăk, ghé gia đình bạn thơ Phi Toàn sinh hoạt thơ nhạc, vui đáo để! Thông tin bạn thơ khác mời dự đêm thơ ở nhà nữa, nhưng tôi đã xuống Phan Rang rồi.

Ngày thơ ở Sài Gòn, nghe tin từ bạn bè: không băng crôn, không chương trình quảng bá nên không… ai biết. Chỉ nhà thơ với nhau, mà chả lấy đâu nhiều nhặn. Thêm thân nhân nhà thơ đến ủng hộ. Còn quần chúng gần như không hay không biết. Như là Việt Nam không hề có cái gọi là Ngày Thơ.

Ở Hà Nội có vẻ rềnh rang hơn, cái rềnh rang xu hướng trở thành gánh xiếc với màn đón rước, với quần áo màu mè… Quần chúng đông chật, nhưng chỉ là đông chật hơn ngày thường vốn có của khu Văn Miếu. Đâu phải riêng cho thơ! Quan chức cũng chẳng còn mặn mà với Ngày Thơ.

9-PhiToan-4

 

4 thoughts on “Inrasara & 3 đêm thơ Nguyên tiêu

  1. Trời đất ơi! Sao Ninh Thuận tôi cái gì cũng kém thế. Tỉnh có nhà thơ Inrasara là Phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội NHÀ VĂN mà sao lại để cho như vậy. Tôi nghe nói, Nguyên tiêu thơ ở đây kém nhất… thế giới. Quả không sai.

  2. Nguyên tiêu đang vui mà đọc xong bài này của ông Inrasara chỉ muốn chưởi một tiếng!
    Ninh Thuận có khá nhiều người làm thơ có tầm, tôi kể sơ sơ Nguyễn Vĩnh Nguyên, Lê Hưng Tiến, Tuệ Nguyên, Thục Linh, Lưu Mêlan, rồi Đồng Chuông Tử cũng vừa nhập cư. Vậy mà để tình trạng bết bát vậy ai mà ngó được.
    Ông Inrasara phải chịu trách nhiệm một phần lớn. Sau đó mới tới Đình Hy và các quan chức chính quyền. KÉM, VÔ CÙNG KÉM. Ông phải xuống chỉ đạo họ chớ, không thì bảo dẹp cái tiệm Hội kia đi. Xấu hổ vô cùng.

  3. Tôi là người dự đêm thơ này ở Ninh Thuận, xin nói đôi điều:

    1/- Chính xác là hành hạ người làm thơ. Các bài thơ mà họ đã thuộc lòng từ thuở nảo thuở nao rồi, thuở còn chăn trâu bắt dế bắt phải ngồi nghe lại. Thế là ai nấy quay lại nói chuyện riêng.
    2/ Đây còn bảo hoàng hơn vua. Tôi có cảm tưởng Ban tổ chức làm cho có, hay làm mà sợ sai với tiêu đề, nên thành ra cứ lấy cái cũ ra dùng lại.
    3/- Ông Trần Sáng chủ quan rồi, làm gì Ban Tổ chức ở đây nghe theo nhà thơ Phó Chủ tịch Hội đồng! Giả dụ nhà thơ Inrasara có góp ý, nhưng anh ta không góp ý đâu – vì có góp ý cũng đâu có nổi.

    Lời thật mất lòng, có gì cho qua, đại xá!!!!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *