Jalo_panrang: Apsara – Vũ nữ Cham 03

Đây là một phản hồi của bạn đọc, một gợi mở rất đáng để thảo luận. Inrasara.com xin chuyển qua làm bài chính.

BBT

*

Theo dõi qua hai bài “Inrasara & Apsara Vũ nữ Cham” 01 và 02, tôi thấy vài còm có vài ý khác nhau, đoán ngay sẽ có chút ít gay gắt [tranh luận thì tốt thôi!]. Nhưng cơ bản, tôi cam đoan với các bác và anh chị rằng, tranh luận kiểu ấy, chúng ta không bao giờ tìm ra được cho nhau một lối đi hay một đáp số nào đại diện cho cái đúng cả, mà sẽ để lại sau cuộc tranh luận này là những câu chấm lửng bỏ ngỏ mà thôi. Rồi mỗi người vẫn giữ cái đúng của riêng mình mà chẳng đại diện cho cái đúng chung nào cả. Bởi vì, các bạn đang xáo trộn nhiều vấn đề hàm chứa trong đó thành một, rồi mỗi người chỉ nói đúng/sai một khía cạnh nhưng gom lại thì chả ra cái bánh chưng hay bánh dày nào cho đúng với bản chất của nó cả. Chính vì vậy bác Lưu Quang Sang hay một số bạn khác nói có ý đúng mà nhiều người vẫn bác theo góc độ khác.

Vậy, cái “kiểu ấy” như ý tôi đã nói ở trên nó là gì? Tôi xin mạo muội đề xướng triển khai nó ra rành rọt thành một số nội dung cần tranh luận như sau, nếu chưa đúng thì xin các bạn góp ý, rồi từ đó chúng ta sẽ trao đổi cho từng nội dung một, và chỉ chú ý cho trọng tâm làtrang phục cho Vũ nữ Apsara có bị xem là khiêu dâm lõa thể hay không?:

 

1. Xét và phân tích trên phương diện thuần nghệ thuật để thấy trang phục này của dân tộc ta so với thế giới nó đang ở mức độ nào?;

2. Xét trên phương diện văn hóa Cham hay Champa để đưa nó về đúng với hệ văn hóa Cham [bởi vì hệ văn hóa của mỗi dân tộc đều có đặc trưng riêng biệt]?;

3. Từ đó mới đưa ra kết luận trên cơ sở là xét toàn diện về mặt văn hóa nghệ thuật Cham [Champa] đối với trang phục của Vũ nữ Apsara trong sinh hoạt nghệ thuật sân khấu đang diễn ra hiện nay ntn là hợp lý? (Cũng nên soi lại trang phục trên hình tượng Vũ nữ Apsara).

Ngoài ra còn có các ý phụ khác:

a. Vũ nữ Apsara có phải là thể loại nghệ thuật Cung đình Champa?

b. Giả sử nó thuộc thể loại nghệ thuật Cung đình thì, có phải chỉ được biểu diễn dành riêng cho Vua Chúa thưởng lãm không? Tại sao?

 

Qua các nội dung chính cụ thể như trên, chúng ta mới thấy được đây không phải là vấn đề đơn giản để dễ kết luận. Mà cần phải có những nhà chuyên môn am hiểu tường tận văn hóa nghệ thuật. Nó có thể xứng tầm một luận văn hay đề tài nghiên cứu đó! Còn nói thật ra thì anh em ta chỉ nói theo cảm tính và tranh luận cho vui!

Các bạn thử nghĩ, thí dụ ở hai ý phụ (a; b) trên thôi cũng đủ cho chúng ta mòn con mắt mà đi tìm tư liệu chứng minh rồi đấy! Như bác LQS nói đúng: “xét trên phương diện văn hóa thì vô cùng tận” và “Vũ nữ Apsara … không ai nắm rõ nguyên thủy của nó”… Bây giờ có người khẳng định rằng Vũ nữ Apsara thuộc thể loại nghệ thuật Cung đình! Vậy, tư liệu nào chứng minh đây? Trong khi chúng ta chỉ biết vũ điệu này trên sân khấu hiện đại thông qua các đoàn biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên trong khoảng 20 hay 30 năm(?) trở lại đây, bởi người nghệ sĩ khởi xướng là Đặng Hùng!. Ns ĐH đã “đẻ” ra vũ điệu Apsara bằng cảm hứng của mình thông qua cách điệu của hình tượng Vũ nữ Apsara, ậy!

Tóm lại, tôi cũng như các bạn (có thể) đều là những người không chuyên về văn hóa – nghệ thuật, chỉ cảm nhận văn hóa nghệ thuật Cham qua máu thịt của mình. Tôi cũng thấy muốn tranh luận lắm, nhưng muốn nói thì phải có tư liệu chứng minh rõ ràng, nên đành. Nhưng cũng thấy rằng, để giải quyết thấu đáo vấn đề này thì phải cần đến ít nhất một Tiểu luận dài bởi những người chuyên môn và phải theo một trình tự logic nào đó mới gỡ được cái “rối tơ lòng” này để có được một kết luận “thỏa lòng ước mong”.

Còn bây chừ riêng tôi: cứ mỗi lần lên Tháp, vợ tôi khấn lạy Linga, tôi tranh thủ khấn lạy Yoni mà lòng thầm cảm ơn tạo hóa; rồi còn cầu nguyện thêm những điều vuông tròn cho thế hệ con cái tôi nữa, để có cái mà quăn chúng vào “mẫu số Chăm” mà tồn tại, quăng chúng vào thế giới này để trả nợ trần gian. Thiên liêng là thế, Trời – Đất là thế… Cứ mỗi lần ngấm nhìn hình tượng Vũ nữ Apsara là thấy nhựa sống cứ tràn dâng [không phải như kiểu cảm giác khi xem thứ nghệ thuật của Thai Lan girl banh… bướm gồng bắn sấp dao lam đâu nhá!]. Ôi, cặp vú căng phồng, những đường cong đầy diễm ảo… Đó là đỉnh cao tuyệt tác! Tổ tiên Chăm thông thái thế nào mà tạo ra cái tuyệt tác này để cho hậu duệ Chăm không thấu nổi, và cái ông Inrasara “đẻ” ra chi cái Apsara Vũ nữ Cham thi nhạc tuyệt tác, đáng để có người ganh tị…

 

Tiện thể các bạn có thể

Click xem người Bali (1920) có cách làm Gốm giống hệt plei Mutruak và cách đội vô địch thiên hạ.
Click xem tham khảo các vũ điệu Bali (1932), theo tôi thì Bali có nét tương đồng với văn hóa Champa vì cùng chịu ảnh hưởng của VH Ấn Độ giáo.

Vũ điệu “ngực trần” ở Bali

3 thoughts on “Jalo_panrang: Apsara – Vũ nữ Cham 03

  1. Tôi nhận thấy độc giả Champahala còm càng lúc càng sa đà, không hiểu sao nhà văn Inrasara cho lên, gây nhức mắt quá.
    Hoan hô bài viết của Jalo_panrang!
    + Nhà văn Inrasara nói rất rõ: Múa Apsara là “múa cung đình Chăm” (chữ trong ngoặc kép), vì anh quá biết nó do Đặng Hùng đẻ ra. Người Chăm đã tiếp thu nó. Không ai buộc ai ở đây cả đâu!
    Về Champahala:
    – Việt Nam đã đưa ra luật ăn mặc khi trình diễn lâu rồi, Champahala LẠC HẬU nên không biết (hãy nghiên cứu thêm rồi mới nói nhé)
    – Lối mặc Apsara không phải do mấy người Chăm qua Mỹ học đòi (như Champahala nói), mà đã xuất hiện và trình diễn ngay trong nước từ năm 80!
    – Lối mặc đó không khiêu dâm như Champahala nói, vì nếu “khiêu dâm” thì nhà nước Việt Nam cấm lâu rồi. Khiêu dâm là do tâm mình dâm tà mà nghĩ bậy.
    – Champahala dùng chữ “khùng” là đã sa đà!

  2. Tôi xin nói rõ cho các bạn nghe một điều thật sau đây:
    Mấy người Cham sang định cư ở Mỹ, nhất là những người có trách nhiêm với Cộng đồng, họ bảo thủ lắm, có khi còn “bảo hoàng hơn vua” bởi vì xa lìa quê hương Cham, họ sợ con cháu đua đòi chay theo lối sống Tây phương quá đà mà đánh mất Cội Nguồn. Chẳng hạn ở đây, khi trình diễn Văn Nghệ, các cháu vũ Cổ Truyền thì thật là cổ truyền không hề cách tân, có khi còn “cổ truyền” hơn ở Viêt Nam nửa là khác! Ngay cả vũ điệu Apsara, các cháu vũ nũ Cham còn mặc y phục kín đáo hơn so với các vũ nữ Apsara ở VN. Tại sao phải như thế? Tại vì các cháu sống chung chạ với người Mỹ dễ ảnh hưởng nếp sống không thích hợp với Văn hóa Cham mình. Cho nên chúng tôi rất là thận trọng trong sinh hoạt văn hóa. Nói “BẢO HOÀNG HƠN VUA” là vì vậy đó!.Nếu có ai đó nói các cháu vũ nữ Apsara ở Mỹ là “KHIÊU DÂM LÕA THỂ” thì quả là có ý đồ rồi!
    Chỉ thế thôi nhé!
    Thân ái

  3. Văn hóa Chăm pa phát triển rực rỡ qua giòng lịch sử. Nếu đi dọc chiều dài nước Việt hôm nay, để tận mắt ngắm nghía thì cái đầu tiên phải ngưỡng mộ đó là văn hóa vật thể Chăm thật hùng vĩ. Còn nói rằng múa apsara là múa cung đình có khi ko phải. hãy nhìn qua Ấn Độ và hai nước láng giềng. apsara đá đạt đến đỉnh cao hoàn mỹ. Nó là múa dân gian đậm chất sông hằng….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *