Kaka: Số phận

Bỏ nhà ra đi bảy năm, Cọt không sao quên được những nỗi buồn vui ở quê nhà, không thể khóc trong tăm tối. Cọt theo tiếng gọi của cõi lòng, cuộc sống ở nông thôn nghèo nàn, khổ cực, buồn tủi, cảnh mà người Chăm vẫn bám chặt vào cái nôi đất ở từ hàng ngàn năm qua, không thể quên cảnh lìa xa bạn bè, hàng xóm, dòng họ. Năm tháng trôi qua rất nhanh, mới đây tôi đã thấy Cọt như người trưởng thành. Cọt tìm đến một ngôi nhà giàu có trong Sài thành để làm Ôsin, mỗi ngày phải giặt giũ, lau dọn quét nhà vài lần, cùng với việc chăm đứa bé bốn tuổi, công việc của Cọt xem như rất vui vẻ, không phiền đến ai như ở thôn quê, năm hai ngàn lẻ bảy vừa rồi tôi có vài lần gặp Nam để tâm sự những chuyện lặt vặt, trò chuyện hơn hai tiếng đồng hồ mới xong nhưng vấn đề không đâu vào đâu. Nam từng kể cuộc đời của Cọt cho tôi nghe, đời Cọt như bèo trôi lơ đễnh trên dòng sông dữ dội, từng cơn sóng vồ lên, tung như gió thổi mây bay vậy. Bỗng dưng tôi muốn rú lên, gọi linh hồn trở về, nơi xa xăm của tiếng gọi bạn bè, bâng khuâng không biết nói gì. Nơi mà Cọt tìm đến đó là quán bia ôm, từng làm việc ở chỗ này hơn ba năm với bao nỗi buồn vui lẫn lộn, cuộc sống nay đây mai đó của Cọt đã thế trôi qua rất nhanh, nơi đây Cọt đã tìm được hạnh phúc trong cõi lòng. Cọt đau đớn lắm Nam ơi! Cuộc sống cứ bấp bênh, thời gian cứ trôi nhanh, tuổi người lại già thêm trước tuổi. Nam ơi! Cho Cọt hỏi một số điều nha, được không nè.

Vâng. Cọt cứ hỏi đi.

Nam sẵn sàng nghe và đáp lại nè, làm gì mà khách sáo thế!

Quê hương Ninh Thuận mình có gì đổi mới không, thời tiết ở Phan Rang có ảnh hưởng gì tới làng quê mình không vậy?

Câu hỏi nghe quen quen nha, Cọt cứ yên tâm đi, lời nói ỡm ờ, sự lo sợ của Nam hiện lên trên khuôn mặt tuấn tú, giọng Nam vang vang trong tâm tưởng ở phía trước chân trời vậy, chẳng hiểu sao lại như vậy, bấy lâu nay quê hương Ninh Thuận vẫn như thế mà, chẳng thay đổi chút nào, vẫn sống yên vui, đầm ấm à. Nè nghe Nam nói nè, làng quê Hữu Đức mình có nhiều thay đổi nhanh chóng lắm đó, nhiều căn nhà mới xây trắng bóng à, nền giáo dục tiên tiến, công nông nghiệp phát triển vượt bậc đó, thu nhập bình quân đầu người khá cao, việc làm ăn sinh sống của thôn quê mình cũng được tiến bộ, văn minh đó, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ.

Oái cha! Hay thế à, Cọt nói nghe nì, Cọt ở trên đây đó hả, ăn sung mặc sướng nhưng nỗi đều lo lắng cho gia đình, quê hương Chăm mình. Nam còn nhớ không, hồi đó Cọt có gửi tiền về quê để giúp đỡ học sinh giỏi trường tiểu học Hữu Đức đó, thế Cọt gửi có ai nhận được không nè hay là tiền biến đâu mất.

Vậy là vui rồi, thế Cọt có gửi nhiều không. Tôi băn khoăn, không biết Nam đang loay hoay hay mơ tưởng đến những điều gì trong cuộc sống, bỗng vỡ òa khóc trong lòng tôi, một nỗi buồn man mác, lích đích một nụ hôn choáng ngộp lên vầng trán của tôi, thể hiện tình bạn thân thiết. Nam say sưa kể cho tôi nghe những câu chuyện lí thú, hấp dẫn, liên tiếp với giọng nhẹ nhàng, đến một đoạn nào đó nhỏ quá tôi nghe không rõ, liền đó tôi vẫn chập chờn nghe âm thanh không rõ từ một nơi nào đó trong căn phòng nhỏ, xinh xắn với cái nệm ni lông đẹp đẽ, tiếng kêu ộp ộp ộp.

Tiếng gì ấy nhỉ!

Con ếch đó. Nam mang biếu tôi và một số người bạn thân tình để ăn xả hơi một bữa sau những ngày gặp nhau, chớ thật ra không là gì cả.

Bất chợt, lưỡi của Nam rung lên, mình kể cho bạn nghe câu chuyện này nha.

À à à… Hay đó nhen!

Chuyện gì, kể nghe đi đang tò mò nè, kể nhanh đi. Buổi tối ngày mồng mười tháng bốn vừa rồi, Nam chợt nghe điện thoại của một người con gái, giọng lờ đờ, dễ tiếp thu với cái buồn mơn mởn trên đầu môi. Ấy da, sao Nam biết cô ấy buồn.

Ừ, nói thiệt đi cô ấy tên gì, ở đâu, đang làm việc gì, bật mí đi, ơi! Cái thằng này làm tôi phát điên rồi nha.

Câu hỏi được nêu ra đầu tiên. A lô! Xin chào Nam, bạn còn nhớ mình  chứ.

Dạ, vâng ạ, ai ở đầu dây bên kia vậy, người con gái ấy trả lời với giọng điệu nhè nhẹ, nghe không rõ lời. Nam nghĩ cô ấy lưỡng lự không muốn nói tiếp hay sao đấy.

Dạ! A lô! Ai ở đầu dây bên kia thế, Nam hỏi ba lần không ai trả lời, bực mình rồi đó nha, thôi nếu bạn không thích nói chuyện thì mình xin gác máy đây, thế là Nam tắt máy đi làm những công việc của mình. Một giờ sau lại gọi tiếp với số điện thoại mới, chuông reo reng reng.

A lô! A lô! Ai vậy, có chuyện gì không?

Chào bạn mình nè, thế bạn là ai đó, quên mình rồi à, thế bạn tên gì, trong điện thoại mà ai biết số ai chứ, lần đâu mà mò, bạn tên gì đó.

Giời ơi! Sao không nói, cứ ấp a ấp úng hoài à. Cọt đó hở, dạo này ra sao rồi, khỏe đấy chứ, đang làm ở chỗ cũ à.

Vâng. Đúng rồi, mình vẫn làm chỗ cũ. Nam cho lời khuyên nha đừng làm ở chỗ cũ nữa Cọt ơi, làng quê hay tộc người Chăm mình ai làm công việc đó bao giờ, thế mà bạn vẫn dấn thân vào chỗ phồn hoa, phấn son như thế, chớ có nhiều việc lắm sao bạn không tìm và đi làm, ai nỡ làm việc như thế thà về nhà mót lúa quách đi cho rồi, bạn ơi quay lại cuộc sống thôn quê mình đi, xin bạn đó.

Thôi đi Nam ơi! Bước vào cuộc sống nhay nhảy này rồi, vui đùa, có nhiều thay đổi mừng rồi ai lại về quê sống cảnh lầm than chớ, phải tin vào bản thân mình chứ Nam, mình làm mình chịu chứ có ai giúp đâu nè, bạn nói thế mà nghe được đó hở, kẻo ông bà cha ta phạt thì sao?

Mươi ngày sau gia đình Cọt tìm đến tôi với ý nghĩ sẽ tìm được tung tích của Cọt, tôi biết điều ấy, trong một căn gác nhỏ ở Vĩnh Cửu tôi tạm trú ở đó trong vài năm, nghe tin đồn ở quê tôi có gặp Cọt trên thành phố, bồi hồi trong kí ức của con, bác Tôm cất giọng nói ngào ngạt, có vẻ lo lắng khôn nguôi, buồn bã rưng rưng nước mắt hướng về phía tôi, hỏi con nè, con ơi,  con hãy về cùng ba và gia đình đi, con ở nơi đâu, sau bao năm sống xa gia đình rồi con không nhớ bố già này hở.

Bác Tôm ơi! Đừng như thế, tôi liền kể một mạch câu chuyện cho bác nghe, bác can đảm chăm chút từng lời nói của tôi, từng giọt lệ rơi trên khóe mi bác, mấy tháng trước cháu có gặp Cọt trên thành phố, Cọt ăn mặc theo kiểu Tây lắm bác ơi, sang trọng quí phái, chả biết Cọt có gia đình hay chưa. Bác cầm trên tay năm triệu đồng để đi tìm con trong ánh mắt lạ đời nè cháu, bác à, nếu Cọt không thích sống ở quê thì thôi, chứ bác muốn Cọt về làm chi vậy, cháu không biết tình cha con như thế nào đâu, sau này cháu lập gia đình rồi cháu mới biết cảnh đấy, cảnh buồn tủi, không con không hạnh phúc như thế đó, con cái là vật quí báu trong nhà đối với người Chăm mình mà, ai nỡ để con đi bụi mấy năm trời chứ, năm nào bác cũng đi tìm nhưng không thấy con ở nơi đâu hết, buồn lại tiếp nối cái buồn. Tôi cũng buồn lây. Hôm đầu tuần vừa rồi tôi thấy một người đàn ông có da trắng, cao chừng một mét bảy nhăm chở Cọt đi ngang qua đường 21, khu mà tôi đang trọ, lắm lúc tôi liền xem nhà Cọt ở đâu, lần mò một hồi mới thấy, tôi dẫn bác tới khu nhà ấy, bác đã tìm đến, thấy con mình bác không kìm nổi xúc động, bác khóc trong niềm vui của tình cha con, khóc trong lòng sau bao năm xa cách đứa con thân yêu của mình, khóc cho dòng tộc phù hộ cho mình tìm được con trong những ngày tháng suy sụp về nội tạng, khóc trong niềm đau của nắng gió Phan Rang, khóc trong ánh mắt hiền hòa của người thân, khóc trong tình thương giúp đỡ của hàng xóm cũng như sự giúp đỡ tận tình của Tí, chính là tôi.

Cọt ơi! Bố nè con, sao con rời xa gia đình như thế, con có nhớ cha mẹ không.

Bố ơi! Con sai rồi, vì nghèo khổ mà con như thế này đây, bạn bè, gia đình, dòng họ không ai biết con ra sao, con thương bố mẹ lắm, nhưng con không dám về, con đã lầm lỡ, con không phải là người con hiếu thảo mà bố cất công tìm kiếm bấy lâu nay, con xin lỗi, nỗi niềm hân hoan bố con gặp nhau đã làm trái tim tôi tan nát cõi lòng, không còn như cu Tí ngày xưa nữa, tôi cũng là một người như Cọt vậy, không biết gia đình có thương tôi không hay là tôi con trai nên gia đình không quan tâm, buồn lắm, tôi trốn vào gốc cây âm thầm khóc rưng rưng trong lòng.

Cha ơi! Buồn lắm ở nông thôn, không có việc làm, thu nhập bình quân lại thấp, đời sống bấp bênh, đến nỗi không có cơm chấm với muối mà ăn, con phải thay đổi thôi bố à, chứ thật ra con đâu có muốn như thế.

Con ơi! Cọt ơi! Về đi con, nhà mình cũng làm ăn khấm khá rồi, mức sống cũng tạm rồi, con về giúp gia đình đi, ở nhà mình không có ai làm mà con lại đi làm việc cho thiên hạ, việc mình nhiều lắm con ơi. Ngày hôm sau bác xách va li về quê trong niềm đau tột cùng, với giọng kể lâm râm cho vợ nghe, tui tìm thấy đứa con thân yêu của tui rồi bà ơi, bà có vui mừng không nè, nhân nhờ thằng Tí giúp tui mới tìm thấy đó, nhưng bà ơi con mình đang yêu một chàng trai bên dòng họ Krưh hamu, tui thấy thằng này cũng được đó, thấy vẻ lo lắng cho Cọt nhiều hơn, biết thương yêu con mình đó, tên là Trạng, người mảnh khảnh, thấy chắc người lắm, tướng tá coi cũng được bà ơi. Tôi thầm yêu Cọt từ khi hai đứa còn chơi thân với nhau, thời xà lỏn ai biết gì mà yêu chứ, quái gì thế này, yêu đơn phương đau lắm thay.

Thế là cuộc đời của Cọt ngả sang trang mới, cuộc sống công nhân cùng với gia đình Changshing hòa lòng, ấm áp nơi mà mình mong ước. Cọt là đội trưởng đội văn nghệ của dân tộc Chăm trong đại gia đình Changshing, được nhận nhiều bằng khen và danh hiệu, nhóm dân tộc Chăm mình làm công nhân ở đây cũng gần sáu trăm người, nhiều lắm Tí ơi, tôi chẳng biết sao lời nói của tôi đã làm thay đổi cách sống của Cọt như thế. Đời sống đã khiến Cọt thay đổi theo từng nhịp thời gian, tôi được nghe những lời tâm sự từ chính cõi lòng của tộc người Chăm mình.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *