Inrasara: Thư Tagalau

Sài Gòn, 23-8-2012

Bà con và các bạn trẻ cùng bạn đọc Tagalau thân mến!

1. Năm ngoái, tôi đã nói một lần rằng mình sẽ “về hưu” ngay khi Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 khởi động, nghĩa là cuối năm 2014. Về, với điều kiện là Gian thứ tư của Nhà Trưng bày Văn hóa Chăm Inrahani đã hoàn thành (gồm khu phòng đọc cho cộng đồng và phòng ở; nếu bây giờ mà về thì tôi còn không có chỗ gối đầu đúng nghĩa đen). Mà muốn xong nó, tôi lại lệ thuộc vào chuyện có bán được mấy lô đất ở Bình Tân hay không nữa. Kẹt thế chứ.

Về, tôi sẽ treo Inrasara.com, bàn giao Tagalau cho thế hệ trẻ trông nom. Chắc chắn thế. Còn nếu không ai kham nổi, thì Tagalau sẽ tự… cắt khẩu.

Về, tôi sẽ từ bỏ mọi nhiệm vụ cộng đồng, đóng cửa, viết tiểu thuyết.

2. “Thông tin về Tagalau” được đưa lên web sáng nay không phải là cách “xin” khéo, như một bạn đọc hiểu lầm, mà là thông tin sự thể, để bạn đọc và bà con bày kế sách hoạt động của Tagalau trong thời gian tới. Bởi, nói như một bạn đọc – Tagalau là của cộng đồng Chăm, chứ không của một cá nhân nào cả.

Về thông tin hoạt động, như thông lệ, từ Tagalau6 trở về trước, mọi phí tổn… (như: số tiền Mạnh Thường Quân ủng hộ, cá nhân tôi bù lỗ, số sách cho tác giả, sách tặng cá nhân và cơ quan báo chí, sách bán được, các “đại lí” còn nợ, quà cho các tác giả cao niên và học sinh…) tôi đều liệt kê chi tiết, in ra giấy và chuyển cho các thành viên liên quan tham khảo. Nhưng kể từ kì 7, tôi không còn hạch toán nữa. Vì chi phí Tagalau 3 kì tiếp theo, cá nhân tôi bù lỗ là chính, nên tôi thấy thao tác ấy không còn cần thiết.

Mãi đến Tagalau10, tình hình tài chính mới sáng sủa hơn. Rồi qua Tagalau12, do Mạnh Thường Quân rộng lòng, nên các tác giả còn được trả nhuận bút.

Đến nay, kết toán đến Tagalau12 tạm huề vốn. Nghĩa là Tagalau không còn quỹ. Riêng các khoản “nợ xấu” (từ số 5 đến số 10) được quy vào nợ khó đòi!

Hiện nay, Tagalau có:

– 4.000.000 đồng tiền thu từ Tagalau12. Còn các “đại lí” nhận phát hành Tagalau, bạn Yatrang có nhắc, nhưng chưa gom vốn được.

– Tiền giấy phép và nhập liệu với in thử, tất tần tật để xong bản thảo thô: đã chi khoảng 3.000.000 đồng.

Tagalau13: 270 trang in, số lượng 700 cuốn, tiền dàn trang, trình bày thiết kế, bìa, in bông, in can, in chính thức và linh tinh… cần khoảng 18-20 triệu nữa.

3. Dù chuyện xung quanh Tagalau là câu chuyện chung, nhưng do tôi chủ biên và điều tiết các công đoạn, nên xin được trình bày rõ như sau:

– Đến hôm nay, tôi chưa bao giờ xin cá nhân hay tập thể nào để làm Tagalau. Bà con hay Mạnh Thường Quân hiểu, thương Tagalau và cho. Nếu thiếu, tôi bù lỗ. Nhiều lần tôi bù lỗ hoặc Công ty Dệt may Thổ cẩm Chăm Inrahani chi trả cho các khoản Tagalau nhu cầu.

– Về Tagalau13, vài anh em gợi ý hỗ trợ, nếu đến hôm nay không thấy động tĩnh gì, thì xin cho qua, và chúng ta không nên nhắc nữa.

– Giấy phép in Tagalau13 đã có, hạn in là 2 tháng, mà cuối tháng 9-2012 thì Tagalau phải có mặt ngoài “thị trường” để phục vụ bà con và bạn đọc.

Từ vài điều kiện và nguyên do trên, cho dù lúc này (lần đầu tiên trong đời, tiền trở thành vấn đề với tôi) khó khăn đến đâu, tôi cũng sẽ vay “ông Inrasara” để kịp ra mắt Tagalau mùa Katê. Kế hoạch như sau: Tagalau13 ra khỏi nhà in, sau khi phân phối sách cho tác giả, Mạnh Thường Quân và các cơ quan… tôi sẽ giao 400 bản (số lượng phát hành dự kiến) cho Ban Tagalau Trẻ, để các bạn tiếp nhận vốn ban đầu từ đó điều hành các kì Tagalau kế tiếp.

Như vậy, bức thư này được xem là thông báo chính thức sự “về hưu” của tôi với tư cách là Chủ biên Tagalau. Và các bạn trẻ ngay từ giờ này, cần chuẩn bị tinh thần để nhận “cây gậy tiếp sức” Tagalau!

Tadhuw kajap tangin khơng takai!

Inrasara

_______

Về “xin” tài trợ cho Tagalau13, ngoài ca sĩ Chế Linh tự hứa sẽ kêu gọi ủng hộ, tôi còn gợi ý cho hai bạn từng đồng hành với Tagalau làm phong trào. Bạn ấy hồ hởi giới thiệu vài nhân vật cho tôi, và nói: Chỉ cần Inrasara nói một tiếng, là họ cho tất!

Buồn cười là vậy.

Đây không là chảnh hay “sĩ”, mà tôi nghĩ Tagalau là của chung cộng đồng, cho nên cộng đồng cùng trách nhiệm. Giai đoạn qua (từ Tagalau đầu tiên qua 12 năm tập dượt) chỉ là giai đoạn thử nghiệm. Tôi tin thế hệ trẻ sẽ có biện pháp thiết thực hơn để nuôi Tagalau sống, chẳng những ra mỗi năm một kì thôi mà còn hơn thế nữa, chứ không phó mặc cho vài cá nhân gánh chịu, như thời gian qua.

15 thoughts on “Inrasara: Thư Tagalau

  1. Sao cei Sara không “nói một tiếng” đi! để Cei Ko ủng hộ cho 1.000USD cho đỡ khổ nhỉ? Thử mới biết.
    Anh hùng đoán giữa trần ai mới già – Truyện Kiều.

  2. Chào anh Inrasara

    Em thấy khó khăn tài chính không chỉ riêng Tagalau đâu mà các tờ báo Văn nghệ khác cũng vậy. Nhưng vấn đề ở đây không chỉ riêng Tagalau mà còn về bảo tồn văn hóa, văn học Chăm nữa, thành ra em nghĩ sao anh Inrasara không lập một cái quỹ gọi là “Quỹ duy trì và phát triền văn hóa Chăm” chẳng hạn, rồi tùy theo đóng góp của cá nhân, tập thể, hay thậm chí là các công ty nữa mà chính danh ngôn thuận đầu tư cho Tagalau hay cấp bổng cho các em học sinh Chăm, hay phát huy nghề dệt Chăm chẳng hạn. Chứ giờ cứ đến mùa Tagalau lại chờ đóng góp một vài cá nhân sống cho qua mùa đó thôi thì chắc chắn sẽ không lâu bền. Chưa kể là anh Inrasara định về hưu mà lứa người trẻ còn non kinh nghiệm, chưa thay thế được. Còn nếu có một cái quỹ chính quy, người ta muốn đóng góp lúc nào cũng được, góp gió thành bão, khi có chuyện là mình lo liệu được ngay. Không biết các quý độc giả khác nghĩ thế nào?

  3. Hoàng Long thân mến
    Cảm ơn về đề xuất thiện chí của bạn.
    Tôi đã từng làm kế toán HTX, sau đó kế toán một cơ quan tỉnh rồi kế toán cho bà xã, cộng lại vị chi 15 năm, tôi đã rất ngán con số. Và đã nói lời bái bai nó. Từ đó lòng dặn lòng là không bao giờ đụng đến tiền và con số nữa. Làm Tagalau là thế kẹt.
    Nói đến quỹ văn hóa Chăm thì to quá. Bạn biết đấy, tiền thì liên quan rất nhiều rắc rối xung quanh nó, trong đó có thuế má Nhà nước, có kiểm tra hồ sơ sổ sách, có hồ nghi dư luận này nọ – phiền lắm. Mà tôi chỉ muốn toàn tâm toàn ý cho chữ nghĩa.
    Dùng chữ “quỹ Tagalau” ở đây là nói cho ra vẻ thôi. Tôi nghĩ, tốt hơn cả là qua mỗi số, Tagalau trắng nợ, nghĩa là đủ sở hụi thu chi “cân bằng ngân sách” là được. Ý nguyện đó, đến hôm nay Tagalau coi như ổn.
    Trước khi phát hành Tagalau12, Ban văn thơ Trẻ Tagalau có mở tài khoản để bà con hay bạn đọc có thể tiện liên hệ, nhưng đến nay – có lẽ do chưa quen – TK đó chưa có ai ghé thăm.
    Sau này, thế hệ trẻ thông minh và linh hoạt hơn, họ sẽ làm theo kiểu khác.
    Hi vọng vậy.
    Thuk siam.

  4. Hi.. za.
    Sao mục này không thấy ai phản hồi gì ta. Thôi mình mạnh dạn vậy:
    – Theo thư trên, tôi biết chay Sara khó nói ra rõ vấn đề, nên bị phản ứng của Ceiko.
    – Chay Sara hỏi lại chổ cs Chế Linh về lời hứa hỗ trợ.
    – Phần tôi sẽ kêu gọi các bạn của tôi ở Hamu Tanran cùng tham gia cứu Tagalau trong thời gian sớm nhất để katê 2012 này có Tagalau 13 mà đọc và làm quà.
    Và cuối cùng tôi mong các mạnh thường quân tiếp tục hảo tâm để Tagalau luôn được trường thọ.
    Thuk siam.

  5. Cei Sara nói rõ rồi: Tagalau thiếu tiền để in, nhưng cei không (chưa) biết xin, nên nhờ anh em ta góp ý hay góp lời, hay góp tiền chi chi đó. Ceiko phản ứng là chuyện khác thui… Nếu nói vậy mà ai cũng phản ứng kiểu Ceiko thì chết cả đám.

  6. Thân gửi Jaklu và các bạn
    Về chuyện tiền nong, không phải chay “khó” nói đâu, – dễ lắm, mà là chay chưa bao giờ xin. Không muốn xin. Chỉ có người nào gợi ý, thì chay mới nhắc. Ví dụ năm 1995, ông anh họ xa làm ăn khấm khá hứa cho tiền in Văn học dân gian Chăm ngàn bản tặng bà con Chăm chơi. Khi có giấy phép, chay qua nhắc, anh nín thinh, thế là chay “nín” luôn, không một lần nhắc lại.
    Đó là chuyện riêng, chuyện Tagalau, mới đây có ông bạn văn Việt kiều, là đại gia tầm cỡ, hứa bao in nguyên cuốn Tagalau10. Sắp tới kì, chay nhắc, anh bạn nói nguyên văn: “mình đang làm ăn ở Việt Nam, nhỡ Tagalau có chuyện gì can hệ, ảnh hưởng, Sara cảm phiền nhé”. Chay mới đưa giấy phép do Cục Xuất bản Nhà nước kí cho anh xem, anh bạn không nói gì, chỉ rủ chay đi nhậu tốn cả bạc triệu. Thân phận Tagalau mênh mông chuyện cười ra nước mắt.
    Về việc xin tài trợ cho Tagalau là thế này, chay “xin” cũng được, chắc chắn nhiều người sẽ không tiếc (khoản này Cei Ko không đùa đâu). Nhưng ở đây chay muốn mọi người cùng trách nhiệm. Jaklu biết, xã hội ta, chuyện cá nhân thì có vay trả trả vay. Chay Sara không muốn mắc nợ ai cả.
    Sau này các bạn trẻ tiếp quản Tagalau cũng thế, chớ để cho chuyện chung mà cá nhân phải mang nợ.
    Thuk siam! Sara

  7. Sara bao giờ cũng vậy, lo cả nỗi lo… nhân thế.
    Thực lòng mình cũng thấy khá ưu tư, thôi thì cứ hi vọng vào lớp trẻ (bao giờ cũng tài hoa và thông minh hơn).

  8. Chú Sara bỏ Tagalau thì Tagalau cắt khẩu là cái chắc…Tôi không tin vào các bạn trẻ nào đủ sức đủ tầm làm Tagalau. Một vài bạn trẻ, trẻ người non dạ vừa mới tốt nghiệp đại học, kinh nghiệm trường đời chưa có thì làm sao làm được Tagalau.
    Chủ biên Tagalau phải uyên thâm về kiến thức, hiểu biết về lịch sử văn hóa con người Cham và các dân tộc của Champa cổ….Nào là chuyện giấy phép, in ấn mà người chuyên làm, hiểu đường đi nước bước và đủ uy tín mới có thể làm được.
    Tôi thấy chuyện 18 – 20 triệu cực kỳ đơn giản. 500.000 x 40 = 20.000.000.
    Chẳng lẻ Cham không có đủ 40 người như thế. Tôi là 1, còn 39 người còn lại là ai?
    Vui lòng liên hệ và gửi số tài khoản vào sdt 0934888174.
    Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.

  9. TIN VUI
    Một bạn thơ người Việt vừa hỗ trợ cho BBT Tagalau 5 triệu đồng.
    Tên nhà thơ sẽ được thông tin trên bản in Tagalau13.
    Tagalau nói lời cảm ơn và xin thông tin cho bạn đọc và bà con hay.
    BBT

  10. Cho tôi cũng hoan hô tinh thần thanh niên palei Hamutanran!!

    Tôi không đồng ý với suy nghĩ tiêu cực của Harayatha là: “Inrasara rời bỏ thì Tagalau chết là cái chắc”. Dù sao cũng hoan hô bạn dám tiên phong góp cổ phần 500.000đ.
    Tôi có nhớ một lần một độc giả có ý kiến rất hay là:
    Sau khi ông Tơ rời bỏ Hội đồng hương Chăm ở TPHCM, hội này chết lâm sàng mấy năm, chỉ có thanh niên palei Hamutanran đã làm nó sống lại, sau đó mới có Hội đồng hương tầm cỡ như ngày hôm nay. Uống nước nhớ nguồn, các bạn à.
    Hôm nay cũng vậy, thanh niên palei Hamutanran lại xung phong đi đầu, rất xứng đáng.

    Có lẽ các bạn đã đọc đoạn văn này của nhà thơ Inrasara rồi, tôi xin trích lại vì nó hay quá:

    *
    Hiện nay và tương lại gần, các vấn đề tôi quan tâm là:
    – Thứ nhất, tiếng Cham hàng ngày đang bị suy thoái; tỉ lệ nói độn tiếng Việt ngày càng cao. Từ đó tôi có ý định [và đang tiến hành soạn] 5.000 từ vựng Việt – Cham thông dụng, dự kiến phát không hay bán rẻ cho bà con; tập cho bà con NÓI tiếng mẹ đẻ trở lại.
    – Việc thứ hai là đi sâu vào lòng đời sống thực Cham. Môi trường nông thôn Cham bị phá vỡ, nam thanh niên tràn vào thành phố, người nữ bỏ làng đi làm các nghề phổ thông chịu bao nhiêu bất trắc khôn lường. Đời sống Cham xáo trộn, tinh thần con người đầy lo âu…
    – Tìm hiểu chuyển biến về dự án Điện hạt nhân ở quê nhà bên cạnh tác động của dự án đến tâm lí và đời sống cộng đồng Cham. Mỗi ngày, tôi theo dõi thông tin về ĐHN trên khắp thế giới, đến nỗi tôi trở thành “chuyên gia về tình hình ĐHN cấp quốc tế” [có bạn nói đùa vậy] lúc nào không hay!
    – Cuối cùng là viết tiểu thuyết về thảm trạng “quê hương tan rã” mà tôi đã dự cảm từ vài chục năm trước, đến nay đang diễn ra hiện tiền, như là cách ghi lại một mảnh kí ức cộng đồng.
    Vậy thôi, tới đâu hay tới đó.

    *
    Nửa đời người còn lại mà làm bao nhiêu thứ thì vô cùng quý. Nhà thơ về hưu để làm 4 vụ đó là đúng. Nhưng Tagalau không chết. Tôi không ngờ anh em palei Hamutanran nhanh chóng nắm lấy cây gậy.
    Nhân vật như nhà thơ Inrasara thì trời cho dân tộc Chăm lâu lắm mới có một lần, nhưng 5-7 bạn trẻ palei Hamutanran đủ sức thay thế Inrasara. Có khi còn làm tốt hơn nữa. Tôi cho là nhà thơ Inrasara không rời bỏ hắn Tagalau đâu.

    Rồi từ đó các palei khác sẽ cùng chung sức, như anh chị em Chăm ở TPHCM từ các palei chung sức làm nên Hội đồng hương hôm nay.
    Đwa karun tất cả mọi người.

    ____

    Cho tôi viết thêm: Chúng ta ghi công những vị đi đầu là Inrasara, Trà Vigia, Nguyễn Văn Tỷ, Trầm Ngọc Lan, Lộ Trung Thiện… và sau đó là nhiều bạn văn thơ trẻ phụ viết nữa. Bên cạnh đó cũng không quên ơn những người đã ủng hộ tinh thần và vật chất nuôi cây Tagalau quê hương, họ có tên hay khiêm tốn không muốn ghi tên cũng rất đáng trân trọng. Còn phải biết ơn người đọc và người mua Tagalau nữa, phải không các anh em tôi?

  11. KKK nói hay lắm! mọi người cùng chuẩn bị kế hoạch để tiếp nhận Tagalau nha.
    Chúc cho Tagalau thêm lớn mạnh!

  12. Bạn có thể điều hành một tổ chức, một công ty và làm cho tổ chức công ty đó lớn mạnh thì còn dễ hơn nhiều lần so với chủ biên của một tờ báo hay tạp chí. Ở đây lại là một tạp chí khiến nhiều người di ứng ( cụ thể là anh bạn Việt kiều của chú Sara né tài trợ dù trước đó đã hứa). Không khéo lại dẫn đến chuyện không hay vì đụng tới vấn đề nhạy cảm (…).
    Tôi rất nể anh Toại, Trí và các anh chị Humutanran vì đã vực dạy hội đồng hương Cham để hội đó tồn tại cho đến bây giờ. Chi hội Cham trực thuộc Hội DT TPHCM mặc dù rất hoành tráng về mặt tổ chức nhưng nó cũng chưa thấy các bạn Cham Bình Thuận nhiệt liệt tham gia (chắc không phải do cục bộ vùng miền), điểm này chưa thể sánh được với thời CCT. Nói tới đây là anh chị đủ biết tôi cũng nắm được tình hình.
    Gương mặt sáng nhất tôi đoán có thể làm được là Jalau Anưk nhưng anh này có đủ thời gian để đảm trách hay không? vì anh ta còn công việc chính là dạy học.
    Chúng ta nên nhớ là chi hội Cham được bảo trợ của Hội DT TPHCM mà thầy TS TP làm trưởng (hay phó) hội, còn Tagalau thì không ai đỡ đầu.
    Ngay cả chú Sara cũng chưa hoàn thành lắm vì chỉ làm cho Tagalau hay nhưng chưa làm cho Tagalau có lợi nhuận và hằng năm cũng phải cầu cứu giải pháp. Ở đây nếu chú Sara mở miệng thì mọi người còn tin chứ các bạn trẻ thì ai tin mà cho?
    Tôi không tiêu cực mà tôi chỉ thực tế và nếu tôi sai thì tôi lại mừng.
    Chào đoàn kết.

  13. Tôi tính khen Harayatha một tiếng mà đã có người nhanh chân hơn tôi rồi.
    Đúng, nhân vật như Inrasara là hiếm. Người có uy tín về đường văn học, về nghiên cứu và cả về xã hội như nhà thơ này là hiếm có. Uy tín thật chứ không phải do học vị học hàm hay do chức vụ trong chính quyền mà có. Tôi nhớ có người nói dân tộc Tày có gần 30 hội viên Hội nhà văn Việt Nam, làm lớn rất nhiều mà họ đâu làm được như Tagalau. Nhưng lẽ nào ta chịu thua. Nói, không phải trù ẻo nhà thơ, nhỡ Inrasara cắt khẩu, lẽ nào người Chăm chịu cho Tagalau cắt khẩu luôn. Tôi hoan hô bằng cả hai tay tinh thần của anh em Hamutanran!

  14. Pingback: Inrasara: Thư Tagalau | Gilaipraung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *