Chay Mala: Bài thơ vịnh lò hột nhưn thương yêu

(Chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)

(mến tặng Inrasara, Chay Dalim, Chế Mỹ Lan, JaDar & nhớ đâu mến tặng đó…)

Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tôi có biết thơ thẩn đâu, nay nhờ lò hột nhưn truyền cho cảm hứng bất ngờ, nên làm ra bài thơ này. Cảm hứng thi ca làm cho tôi đổ đốn như bỡn, nên thề từ nay không nhắc gì về thơ ca với lò hột nhưn nữa. Sau đây là nó:

*

Đang sinh viên, tôi không ký, do sợ đuổi học

Ra trường, tôi không ký, bởi lo không tìm được việc

Có việc, ngại mất việc, tôi không dám ký

Đang chức, tôi không ký, vì ngán rơi ghế

 

Nông dân, tôi không ký, do sợ mất ruộng

Công chức, nghĩ đến lương hưu, tôi không thể ký

Trẻ, tôi không ký, vì tương lai của tôi

Già, tôi không ký, vì tương lai con cháu

 

Tiến sĩ, giáo sư tôi không ký, vì tôi ban cho tôi quyền tự do không ký

Ra tận Mỹ, tận Pháp, tôi không ký, vì tôi đã thoát…

Nhưng rồi lò hột nhưn cũng nau suat

 

Phèng… phèng… đô… ối… ối

Amen…

___________

* Nau suat: nghĩa là đi toong, một đi không ngoảnh lại; Phèng… phèng… đô… ối… ối…: chữ cuối trong bài đuổi tà ma của người Chăm.

 

19 thoughts on “Chay Mala: Bài thơ vịnh lò hột nhưn thương yêu

  1. Phải công nhận là bác Chay Mala đùa dai thiệt. Đùa dai và dzui dzẻ như dzậy đúng là chất dân gian Chăm. Phải chi ông Tho làng cháu còn sống, giới thiệu với bác chắc tâm đầu ý hợp lắm.
    Tuy nhiên bác Chay Mala sâu sắc và thông thái khỏi nói.
    Đừng nghỉ viết, đùa tới bến luôn Chay Mala.

  2. Cảm ơn Chay Mala đã có nhã ý.

    Báo Chay Mala một tin vui nhé. Nhờ bài viết mang tính nhu nhược ấy mà đã có khối bạn đăng kí tham gia kí tên đấy.
    Một sự khích tướng không nhỏ đấy Chay Mala nhỉ.Danh sách mới đây cũng được 5 bạn trẻ Chăm rồi đấy Chay Mala.
    Sắp tới Chay Dalim cũng sẽ tham gia.
    Mến.

  3. “Nhờ bài viết mang tính nhu nhược ấy” khi đã dám nói ra sự nhu nhược thì không còn nhu nhược nữa…
    – Chúc cộng động Chăm luôn vui và đoàn kết

  4. Cảm ơn Chay Mala và chủ trang Inrasara! Bài thơ đùa ra nước mắt này sẽ đi vào lịch sử như một dẫn chứng điển hình về sự “nền tảng ổn định chính trị” của chế độ!

  5. Tôi nghe phong thanh đâu đó nói Chế Mỹ Lan bảo Chay Mala là người Yuôn đội lốt để quấy rối xã hội Chăm đó. Có phải vậy không? CML có làm thơ, tôi nhớ nhà thơ Inrasara có viết tựa cho tập thơ nữa. Người làm thơ mà đọc văn chương kiểu đó thì tiêu tùng rồi!!!
    mình dòm ở mô cũng thấy quấy rối thì cũng tiêu luôn đó.
    Thân ái
    (nhà thơ Inrasara chớ cắt bỏ còm này nhé, đừng vì thân mật với nữ sĩ này mà bỏ còm tôi – thật mà. Nữ sĩ cũng có lúc nghĩ bậy chớ)

  6. Nghe phong thanh thôi mà sao lại nói nhỉ, phải dẫn chứng đàng hoàng chứ. Nhà thơ Inrasara muốn giữ sự phát biểu công bằng nên mới không xóa, NQS năn nỉ, “còm” đó mới không bị xóa. Đáng lẽ phải xóa.
    Còn hiểu lầm ai mà có đôi lúc hiểu lầm. Nhà thơ Bá Minh Trí (Ma Kaiapa) con có lúc thế mà.
    Ai chớ tôi thấy ngòi bút của Chay Mala tuyệt, đụng chạm ai nấy chịu, ngứa ngáy ai thì nấy sửa. Viết như vậy mới viết chớ. Nhiều người cũng thấy Chay Mala viết độc đâó.
    Xin lỗi

  7. Càng ngày chúng ta càng “phản hồi” nghiêm túc. Website Chăm được như vậy là tiến bộ lớn. Nhờ bài viết thật lòng của Chay Dalim, mà chúng ta chủ ý hơn đến cộng đồng Chăm chúng ta. Phản hồi tự do mà ít có ai lên phát biểu tùm lum bậy bạ như nhiều mạng tự do khác. Khen cho nhà thơ Inrasara biết điều tiết liều lượng. Nhận thấy số người vào xem mạng này ngày càng tăng. Đó là điều đáng chúc mừng.
    Chúc mừng Inrasara.com, chúc mừng nhà thơ Inrasara, chúc mừng các bạn yêu mến.

  8. Chay Mala là người có tinh thần dân tộc rất cao. Ai hiểu Chay Mala quấy rối xã hội Chăm là hoàn toàn không hiểu tác giả này.
    Cách nay 200 năm, tác giả Glang Anak luôn nói về yêu thương và đoàn kết suốt tác phẩm; còn tác giả Pauh Catwai thì mỉa nai cay đắng “trí thức” Chăm (y hệt xã hội Chăm ngày nay vậy). Nhưng ai dám nói là tác giả Pauh Catwai quấy rối xã hội Chăm?
    Cả hai ông đều là người yêu dân tộc mình thật tình, yêu sâu đậm. Nhưng khi họ diễn tả bằng lời thơ thì mỗi người mỗi khác nhau. Độc giả Chăm suốt 2 thế kỉ vẫn tôn thờ 2 tác giả này, đọc và truyền cho nhau 2 tác phẩm, gọi họ là tác phẩm rất nhân bản.

  9. Cám ơn Chay Mala về bài thơ “vui” – vui mà cười ra nước mắt. Cũng cám ơn chủ nhân Inrasara, nhờ đọc trang này mà tôi bỗng thấy thân thiết, gần gũi và yêu quý người Chăm hơn rất nhiều, dù tôi là người Kinh 100%.

  10. bài thơ này của Nhà thơ lớn Chay Mala đâu phải dành cho người Chăm! Dành cho tất cả người Việt nam trong thời buổi này đó!

  11. Pingback: Tin thứ Năm, 31-05-2012 « BA SÀM

  12. Rất đồng ý với độc giả “Khong the cui mat” là bài thơ này không dành cho người Chăm đâu, mà dành cho nhân loại, không ám chỉ ai là trí thức Chăm đâu mà là ám chỉ cả trí thức đủ dân tộc trên thế giới.
    Có ai ngờ rằng bài ngắn cụt như bài này mà thu hút nhiều khách còm như thế! Đủ thấy cái hay của bài thơ. Văn hay chẳng lọ đọc dài. Tôi xin bình như sau:
    – Người không ký, vì có lý do “chính đáng” cả! Và họ nói thẳng ra không mắc cở (như Chay Dalim). Thật thà như vậy thì dễ ăn nói hơn.
    – Có người không ký, nhưng lại viện lý do cao siêu, rồi tự biện hộ cho mình (một số trí thức trên thế giới, hay như tôi thấy có 1, 2 “trí thức” Chăm). Nhát mà tự biện hộ thì là HÈN.
    Nếu nhóm người trên xấu hổ một, thì nhóm dưới xấu hổ trăm.

  13. BBT xin lỗi vài bạn đọc có phản hồi quá căng với “trí thức” Chăm, và với chế độ.
    – Với trí thức, nếu căng quá e phản tác dụng, và sự việc lôi kéo vào chuyện cãi vã không cần thiết lắm.
    – Với chế độ, nếu dùng lời lẽ kết án nặng nề, e rằng website này sẽ hết lý do tồn tại.
    Rất mong bạn đọc và anh chị em hiểu cho
    Thân ái
    BBT

  14. Pingback: Tin thứ Năm, 31-05-2012 | Dahanhkhach's Blog

  15. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Năm, 31-05-2012 « doithoaionline

  16. Pingback: Bài thơ vịnh lò hột nhưn thương yêu «

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *