Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trả lời phỏng vấn: “Không nên đặt cược tính mạng dân tộc”

(Chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)

(sau trích đoạn phát biểu này của NMT, thứ Hai tuần tới Inrasara sẽ có bài trả lời thắc mắc bạn đọc xung quanh ĐHN, rồi Inrasara.com tạm nghỉ thảo luận ĐHN kì 2)

Một dự án phát triển kinh tế – xã hội phải được đánh giá trên ba phương diện: sự cần thiết, tính khả thi và tác động của dự án…

[Riêng] tác động đến xã hội, làm ĐHN, chắc chắn chúng ta phải vay tiền; trong khi đó, nợ công của Việt Nam đã xấp xỉ 60%. Gánh nặng nợ nần có thể dẫn đến những bất ổn xã hội. Đó là chưa kể tâm lý lo lắng của người dân, nhất là ở vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của nhà máy ĐHN. Gần đây, tôi có đọc một số ý kiến của nhà thơ dân tộc Chăm Inrasara phản ánh tâm trạng lo lắng về ảnh hưởng của ĐHN đối với quê hương mình. Đó là những ý kiến rất cần được quan tâm.

Tốt nhất là hãy từ các thảm hoạ nhỡn tiền rút ra bài học cho mình. Tôi nghĩ tổ tiên đã run rủi cho chúng ta bằng những điểm báo rất rõ ràng: Khi ta chuẩn bị triển khai đại dự án bauxite ở Tây Nguyên thì xảy ra thảm họa bùn đỏ ở Hungary; định làm đường sắt cao tốc thì xảy ra hàng loạt tai nạn tầu cao tốc ở Trung Quốc; định làm ĐHN thì xảy ra thảm họa ĐHN ở Nhật Bản. Chẳng lẽ những cảnh báo dồn dập như vậy chưa đủ hay sao?

Báo Văn nghệ trẻ số 22, ngày 27-5-2012

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *