Bhum bhauk ppadauk kiak – Quê hương yêu dấu

* Một góc làng Văn Lâm – Photo Inrajaya.

Người Việt có thành ngữ: “[nơi] chôn nhau cắt rốn” để chỉ quê cha đất tổ.

Chăm có khác. Ông bà ta nói: “[nơi] chôn nhau đặt viên gạch” (Dar thauk ppadauk kiak). Chôn nhau thì chỉ mới liên quan đến máu mủ, còn “đặt viên gạch” [dựng tháp] là đặt nền móng cho đời sống tâm linh.

 

Sau đây là Bhum bhauk dar thauk ppadauk kiak của người Chăm ở Ninh Thuận.

Chú ý: các con số in nghiêng là con số ước chừng. Bà con, anh chị em có thể chỉnh sửa và bổ khuyết.

Người Chăm ở Ninh Thuận có 72.500 người tập trung trong 27 làng, trong đó: 22 làng thuộc huyện Ninh Phước, 3 làng thuộc Ninh Hải, 1 thuộc Ninh Sơn và 1 thuộc TP Phan Rang – Tháp Chàm.

– Thành Tín (Cwah Patih, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước): 4.600 người – 800 hộ

– Tuấn Tú (Katuh, xã An Hải): 2.100 người – 328 hộ

– Nghĩa Lập (Ia Li-u & Ia Binguk, xã Phước Nam): 2.257 người – 312 hộ

– Văn Lâm (Ram, xã Phước Nam): 7.200 người – 1.424 hộ

– Nho Lâm (Ram Kia, xã Phước Nam): 1.577 người – 360 hộ

– Hiếu Thiện (Palau, xã Phước Ninh): 2.270 người

– Vụ Bổn (Pabhan, xã Phước Ninh): 3.100 người

– Chung Mỹ (Bal Caung, thị trấn Phước Dân): 2.150 người

– Mỹ Nghiệp (Caklaing, thị trấn Phước Dân): 3.606 người – 664 hộ (+ Kinh 206/55)

– Bàu Trúc (Hamu Crauk, thị trấn Phước Dân): 2.700 người

– Hữu Đức (Hamu Tanran, xã Phước Hữu): 3.463 người – 606 hộ (+ K 393/ 31)

– Tân Đức (Hamu Tanran Biruw, xã Phước Hữu): 3.452 người – 683 hộ

– Thành Đức (Bblang Kathaih, xã Phước Hữu): 1.524 người – 287 hộ (+K 288/ 96)

– Hậu Sanh (Thon, xã Phước Hữu): 2.436 người – 440 hộ (+ K 30/ 10)

– Như Bình (Padra, xã Phước Thái): 1.780 người – 333 hộ

– Như Ngọc (Cakhauk, xã Phước Thái): 1.480 người – 282 hộ

– Hoài Trung (Bauh Bini, xã Phước Thái): 2.102 người – 333 hộ

– Hoài Ni (Bauh Bini Biruw, xã Phước Thái): 2.002 người – 325 hộ

– Chất Thường (Bauh Dana, Phước Hậu): 2.250 người – 500 hộ

– Hiếu Lễ (Cauk, xã Phước Hậu): 3.200 người – 600 hộ

– Phước Đồng (Bblang Kacak, xã Phước Hậu): 2.400 người – 520 hộ

– Phú Nhuận (Bauh Dơng, Phước Thuận): 2.000 người

– Thành Ý (Tabơng, TP Phan Rang-TC): 1.900 người

– An Nhơn (Pabblap, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải): 2.100 người

– Phước Nhơn (Pabblap Biruw, xã Xuân Hải): 6.830 người – 812 hộ.

– Bính Nghĩa (Bal Riya, xã Phương Hải): 2.200 người

– Lương Tri (Cang, huyện Ninh Sơn): 1.800 người (450 hộ)

 

20 thoughts on “Bhum bhauk ppadauk kiak – Quê hương yêu dấu

  1. Nhà văn Inrasara lớn, vì anh biết làm chuyện… nhỏ.
    Xin hỏi làng nước có ai nổi tiếng vậy mà đi làm chuyện nhỏ như chuyện này không? Điên mới làm như thế! Nhỏ nhưng mà cần thiết như thế, mà không có ai chịu làm đâu. Họ cứ lo làm chuyện… lớn!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Góp ý: Tôi nghe nói làng Hữu Đức quê tôi dân số nhiều hơn nhà văn đưa ra.

  2. Cảm ơn chú Sara đã cung cấp tư liệu vô cùng quý giá này. Đúng là điều tưởng nhỏ mà không ai làm cũng thành khó khăn. Mong các bạn trẻ hay các bac ở quê chỉnh sửa lại vài số liệu cho chuẩn hơn. Nhưng cháu thấy con số này là tương đối rồi.
    Các bạn ở Bình Thuận nên đưa lên mạng này đi. An Giang và Tây Ninh nữa….
    Lần nữa cảm ơn chú Sara.

  3. Với Chăm, không nên tách Hamu Taran thành 03 làng theo cách nhà nước đang tách nó thành 03 để quản lý hành chính và nhân khẩu. Ở Hamu Tanran, không ai sử dụng Hamu Tanran Biruw, Hamu Tanran là Hamu Tanran thôi cei Sara. Có lẽ trong phạm vi bài này cei thống kê theo đơn vị hành chính trên giấy tờ, bản đồ chăng? Bblang Kathaih được người Hamu Tanran sử dụng để chỉ một vài nhân khẩu bà con Kinh di trú theo diện ‘kinh tế mới” trước đây, thực nghĩa chăm Hamu Tanran gọi thế để nói đến bộ phận bà con Kinh ở đây, không bao gồm Chăm. Có lẽ vì thế mà Đàng Thuận thấy “làng Hữu Đức quê tôi dân số nhiều hơn”.
    Kính

  4. Chỉnh sửa:
    Bạn Jaya Bahasa đã giúp chúng toi chính sửa 4 số liệu: làng Hữu Đức, Tân Đức, Thành Đức và Hậu Sanh. So với số liệu cũ không xê xích nhiều, nhưng nó cụ thể và chính xác hơn.
    Riêng ý kiến của Jalau Anưk, chúng ta cứ lấy chuẩn “đơn vị hành chính” sẽ tiện nhiều việc. Còn truyền thống cũ ta vẫn giữ, bạn à.
    BBT rất cần các số liệu bổ sung và chỉnh sửa từ các bạn.
    Đwa karun
    BBT

  5. Cho con xin hỏi hổn một câu. Cei Inra thống kê dân số Chăm tại các làng Chăm Ninh Thuận để làm củi đốt lò nhà máy ĐHN à. Nếu không phải mong Cei lượng thứ cho con còn nhỏ dại. Mong Cei khỏe

  6. Dung la Langok co HON do, nhung ban nay hon voi ai kia, chu khong phai voi cei Sara dau!
    Cei Sara thong ke nguoi Cham de biet nguoi Cham o Ninh Thuan nhieu bang nua so dan Cham ca nuoc.
    Cei Sara con cho biet khoang cach tu moi Palay Cham den Lo Hat nhan bao nhieu.
    Cei con do khoang cach tu Lo Hat nhan den cac Thap, Den ba con Cham tho cung nua.
    Mong Cei Sara dung hieu lam Langok ma buon. Ban nay HON voi ai, thi ai cung biet…

  7. Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.

    Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng nhiều khi con cái chỉ biết đến người mẹ không bao giờ biết bố là ai. Đến khi phát triển hơn một chút thì trong cuộc sống người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Điều này giải thích vì sao hiện tại các dân tộc trên thế giới hầu hết đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển.

    Ở Việt Nam cũng vậy, chế độ mẫu hệ cũng chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên…Nhưng có đặc điểm rất đặc biệt là dù theo chế độ mẫu hệ nhưng Già làng, trưởng bản luôn luôn là người đàn ông.

    Chế độ mẫu hệ cũng tồn tại trong xã hội của một số loài vật như ong, voi và cá voi.

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

  8. Năm 1999, Báo Phụ nữ (TP. Hồ Chí Minh) đã đăng một bài báo tiêu đề Hẩm hiu thân phận “mẫu quyền”, nêu lên nỗi khổ ải của người phụ nữ thuộc các tộc người theo mẫu hệ như Chăm, K’ho ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, mà nguyên do là tệ trạng bê tha rượu chè phổ biến ở các ông chồng. Truy tìm nguyên nhân sâu xa, các tác giả đã dẫn lời một viên chức thuộc Ban Dân tộc – Miền núi tỉnh Bình Thuận, giải thích rằng ở các tộc người ấy, “vì theo chế độ mẫu hệ, chồng không có quyền quyết định trong việc vạch ra kế hoạch sản xuất gia đình, nên những gia đình này thường bế tắc về kinh tế”, rằng những ông chồng ấy “do luật tục, họ phải chịu tuân theo quyết định của bà vợ”. Tóm lại, ở các tộc người ấy vì nam giới “không có quyền, nên không có trách nhiệm”. Cho nên, những bà vợ của họ “càng có quyền càng khổ”. Lối giải thích này tạo một ấn tượng sai lạc rằng trong các cộng đồng mẫu hệ thì “chị em ta” là nhất, “bọn đàn ông” chẳng có ký lô nào! Tai hại hơn, nó biến những người đàn ông thiếu ý thức trách nhiệm, bê tha rượu chè, làm khổ vợ con thành những người đáng được cảm thông, và biến chế độ mẫu hệ thành kẻ tội đồ! Trong khi sự thật là dù trong chế độ mẫu hệ hay phụ hệ thì quan hệ, đời sống và hạnh phúc gia đình tốt hay xấu, trước hết là do ở con người. Nếu nói trong chế độ mẫu hệ giới đàn ông vì “không có quyền nên không có trách nhiệm” thì chẳng lẽ dưới chế độ phụ hệ, tất cả đàn ông, với quyền lực trong tay, đều rất có tinh thần trách nhiệm đối với cuộc sống gia đình? Với những cách hiểu, cách giải thích, cách đánh giá như vậy, sẽ không phải là điều lạ nếu có ai đó trong những người hoạch định, thừa hành pháp luật, chính sách có ác cảm và có cách đối xử sai lầm đối với chế độ mẫu hệ của các tộc người thiểu số. Chẳng thế mà trong Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, người ta đã đưa tập quán “Người con bị bắt buộc phải mang họ của người mẹ” của chế độ mẫu hệ vào danh mục “Các phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xoá bỏ” (Phụ lục B). Theo chúng tôi, dù chỉ là “vận động xoá bỏ” chứ không phải là “nghiêm cấm”, quy định đó cũng thể hiện một cái nhìn kỳ thị và xâm phạm truyền thống văn hoá của các tộc người theo mẫu hệ.

    theo TS. LÝ TÙNG HIẾU (Khoa Văn hoá học, Trường Đại học KHXH & NV TP.HCM)

  9. Đa số quan chức của Ban Dân tộc mà không hiểu dân tộc, đúng là chỉ biết ăn trên ngồi trốc, ở văn phòng, mở mấy lạnh tốn kém của dân của nước… Với những cán bộ như vậy, hèn gì dân VN giàu quá so với khu vực chưa nói đến thế giới. Không cần bàn đến mẫu hệ hay phụ hệ hãy về xem dân tình ở quê, ở vùng sâu, vùng xa họ sống như thế nào và không cần đi đâu xa ngay thành phố lớn nhất nước như SG, có biết bao nhiêu cảnh dân nghèo cùng khổ. Mấy mươi năm giải phóng và mấy mươi năm đổi mới dân có khá lên là bao. Nếu họ biết lo cho dân cho nước thì dân đỡ khổ biết mấy, họ chỉ lo nịnh bợ nói leo và nói theo để tìm lợi lộc bản thân, còn dân thì vẫn là “ngu cu đen”. Cuối tuần nhờ Web cei Inra nói lên niềm tâm sự cho đỡ buồn chuyện nhân tình thế thái vậy

  10. Mujava sai rồi đó. Tại sao nói về cán bộ BAN DT tại đây? Góp ý về làng thôn Chăm mới đúng. Ông bà người Việt nói: ăn cơm chúa múa theo chúa, họ múa theo chúa có sai đâu nào?

    – Web nhà văn Inrasara đâu phải nơi xả tress (tâm sự đỡ buồn)?
    Theo tôi đáng nói là mấy nhà nghiên cứu như ô VM bắt bẻ HTT về vụ Mĩ Sơn là di sản người Việt (chuyện trẻ con cũng không muốn cãi), nhưng ô lại đi cãi tưởng như thế là anh hùng!!! mà cái cửa tháp Pô Klong mở hàng ngày cho du khách xem, ô ta có dám mở mồm đâu!!! Nói gì ĐHN?
    Còn ô HTT nhận mình là Chăm thì oai lắm mà rồi khi Chăm hữu sự có dám nói giùm cho bà con cô bác không? (ý này tôi lấy lại của ai đó hỏi trước đây trên web này).
    Vậy mới đáng nói chứ. Anh… hèn hết!!!

  11. cháu rất nhất trí với chú Chế Mân. quê hương mình đẹp lắm. hãy vun bồi cho quê hương mình tốt đẹp lên các chú ạ. cháu yêu chú sara, đừng làm chú sara buồn. đừng có gì làm cuộc sống quê hương mình buồn.

  12. Nhà văn của người Chăm duy nhất đã có tiếng nói rồi, tôi gặp nhiều bà già Chăm ở quê tin là ĐHN không thực hiện được, vì Pô Yang Thần Yang Chăm không cho làm. Vì lí do nào đó trời xui đất khiến vậy. Nếu có làm được thì máy sẽ không chạy. Tôi cũng tin như các bà mới lạ chớ.

  13. – Điện Hạt nhân- là thành tựu khoa học tiên tiến của loài người;
    – Áp dụng khoa học vào đời sống dân sinh không phải là cái tội;…

    Các bạn đừng suy nghĩ theo một chiều có hại cho Dân Chăm, mà hãy suy nghĩ rộng mở hơn tý.(vì đại cuộc…)
    Nhà máy Điện hạt nhân ra đời có lẽ cũng là một cơ hội để chúng ta thử sức.

  14. Đúng là ông Seeng có mắt mà mù. Trên thế giới gần như trăm phần trăm chông ĐHN. Đức 90%, Nhật 84%, Pháp…. rất nhiều nhân loại tiến bộ toàn thế giới chống ĐHN… Ông chắc chỉ là nhân viên nhà thầu ĐHN rồi đó. Chỉ lo kiếm lợi nhuận tối đa trên nỗi sợ hãi của nhân loại thôi. Ngoài ra mù!!!

  15. Không phải nhà văn Inrasara nghĩ riêng và nhỏ bé cho phạm vi Chăm thôi, mà cho cả nhân loại. Cả ngàn ngàn chuyên gia trên thế giới chống ĐHN. Mới nhất, ông Seeng hãy nghe chuyên gia Đào Tiến Khoa viết trên Tia Sáng:
    Rất đáng lo là hiện nay chúng ta gần như ở trong tình thế bị động phải tin vào những cam kết an toàn của nhà thầu nước ngoài cho lò phản ứng nhà máy ĐHN Ninh Thuận mà không có cơ sở phản biện quốc tế độc lập nào cũng như thiếu trình độ tri thức hạt nhân nội lực đủ mạnh để có thể hiểu và nắm được các chi tiết kỹ thuật của lò phản ứng do nhà thầu đưa ra, đánh giá được độ an toàn của nó.”
    Và người giỏi nhất về ĐHN là gs Ng Khắc Nhẫn, rồi Ph Duy Hiển nữa…

  16. “Áp dụng khoa học vào đời sống dân sinh không phải là cái tội ” nếu như bạn không biết hoặc hoàn toàn điếc với những thảm họa đang rình rập và mù vì không nhìn thấy xu hướng của khoa học hiện đại, với các cường quốc đã từng là cha đẻ, mẹ đẻ, … ra nó. Như thế tạm gọi là “điếc không sợ súng” còn tạm được. Ngược lại, “Áp dụng khoa học vào đời sống dân sinh” trong khi chúng ta quá và thừa sức hiểu biết rằng dân mình không đủ sức cả về KHKT lẫn ý thức về dân sinh.

    Hãy ngẫm nghĩ đến chuyện cái trụ đèn bị rút ruột, cái đập thủy điện bé như con cá lòng toong đang thủng lên thủng xuống để nói đến việc sẽ “có tội” hay không “có tội” với dân sinh.

    Và đại cuộc càng không phải đem ra thử trên nhân mạng dân sinh. Thiên hạ to con hơn ta, giỏi hơn ta, ý thức và trách nhiệm xã hội cao hơn ta đến hết “tầm nhìn xa” làm thiệt còn chết, thấy rõ là đã chết mà vẫn mang về bắt dân sinh của ta thử thì tàn nhẫn làm chứ Lee Sheng!!!!!

    Chính suy nghĩ cho rằng phải làm ĐHN mới là suy nghĩ một chiều, ích kỷ và thiếu tính nhân văn, thiếu tầm nhìn, có hại và nhỏ hẹp. Hậu quả sẽ rất khôn lường.

  17. 1. Đúng là công nghệ nhà máy điện hạt nhân là công nghệ tiến bộ của loài người, nó tiến bộ đến nỗi ngay cả trường ĐH bậc nhất VN là trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM cũng mù mờ về nó. Bằng chứng là hằng năm chẳng có sinh viên nào làm luận văn tốt nghiệp về điện hạt nhân, nó chứng tỏ một điều là chúng ta không có cơ sở vững chắc ngược lại tác hại của nó cả thế giới đã chứng kiến quá rõ.

    2. Sở dĩ tôi đưa 2 trích đoạn ngắn về “Mẫu hệ” là hiện nay tôi đang trong giai đoạn tìm hiểu về nó. Mặc dù là Chăm thuần chủng nhưng tôi cũng chưa hiểu hết bởi lẽ giữa lý thuyết của sách vở và thực tế chứng kiến có sự khác biệt quá lớn. Tuy nhiên cũng gặp chút khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu. Chắc có lẽ nhờ chú Sara.
    Chăm có nhiều thứ chưa phát triển, chúng ta cần nhìn thẳng vấn đề và cần thiết thay đổi thì chúng nên thay đổi.
    Chúc các bạn đầu tuần vui vẻ và gặt hái nhiều thành công.

  18. Chao ôi, ông Lee Sheng muốn thử sức với hạt nhân!!! Vậy ông ở đâu hãy bán hết tài sản dắt vợ con ông qua làng Văn Lâm quê tôi mà sống để thử sức cói!
    Cái gì gọi là lợi cho toàn cuộc? Phóng xạ cả vùng rộng lớn, giết cả dân Kinh Chăm Raglai trong vùng, mà gọi là toàn cuộc hả?
    Ông là ai, sao không viết 1 bài phản bác để bà con thảo luận cho ra lẽ, mà nói Chăm suy nghĩ cục bộ, hẹp hòi???

  19. Mình có đọc qua các còm, hình như có sự hiểu lầm của 2 anh mujava và chế mân thì phải? ý mujava theo mình nghĩ là: BDT là cơ quan tham mưu cho chính quyền địa phương đưa ra những chính sách về đồng bào dân tộc trong tỉnh mà không dám phản biện về ĐHN nhưng mujava không nói rõ ra mà nói vu vơ khiến hiểu lầm, có phải vậy không mujava? còn anh Chế mân cũng vậy, mình góp ý, bàn luận với nhau trên tinh thần xây dựng chứ không nên gay gắt quá đâm không hay. Nhờ có Website cei Inra để chúng ta cùng bàn luận trao đổi với nhau, chứ đừng cãi nhau thêm mất lòng dù là mạng ảo không biết mặt nhau, anh Chế Mân đồng ý chứ?
    Về vấn đề ĐHN vừa qua tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh mình có xem trực tiếp, lãnh đạo TW và tỉnh đã quyết rồi, đã chuẩn bị khởi công trong năm nay và đã có văn phòng khang trang tại TP Phan rang rồi. Tối đó ông CT tỉnh phát biểu rất hùng hồn là tỉnh NT đã sẵn sàng, toàn dân trong tỉnh đã đồng thuận… chỉ thương cho con dân Chăm khi ” xì ” ĐHN không biết đâu mà trốn, chưa nói đến nổ ôi trời ơi… Mình đang cầu ông bà hãy vì con cháu chăm mà tạo ra cơn cuồng phong, sập núi lở đất tại 2 nơi xây ĐHN có như vậy mới mong thoát nạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *