Inrasara trả lời Đài tiếng nói Việt Nam, 24-6-2011

(chuyên đề Hôn nhân ngoại tộc)

 

Ở cuộc trả lời phỏng vấn này, tôi đề cập đến nhiều vấn đề văn hóa xã hội Chăm hiện đại, trong đó có vấn đề liên quan đến hôn nhân ngoại tộc. Xin trích đoạn để đưa vào chuyên đề.

Inrasara

*

Hai mươi năm qua sau khi đất nước đổi mới, môi trường nông thôn ở quê Chăm hoàn toàn bị phá vỡ. Hàng ngàn thanh niên Chăm tràn vào thành phố lớn kiếm việc làm, con số tăng mỗi ngày. Ở quê, quá trình đô thị hóa ngày càng hiện ra rõ mồn một: người thì đông mà ruộng đất thì teo.

Lứa thanh niên này từ thành phố đi về quê nhà trong các ngày nghỉ hay lễ hội mang theo chúng những nếp sống mới lạ học được từ đô thị. Trong đó có hôn nhân ngoại tộc.

Toàn cầu hóa, hôn nhận ngoại tộc là xu thế chung của thời đại, không thể tránh.

Hôn nhân ngoại tộc của người Kinh với các dân tộc khác trong đất nước Việt Nam hay người nước ngoài, hoặc người Chăm với người Kinh hay các dân tộc khác. Muốn hay không đã không còn theo ý ta hay bất kì tổ chức nào đó, bởi – không ai có thể ngăn cản. Điều quan yếu là làm thế nào để đôi trẻ hòa hợp trong cuộc sống gia đình mà không mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của hai phía.

Với xã hội Chăm, quá trình đô thị hóa quá đột ngột. Đột ngột đến thanh niên thiếu nữ Chăm đã không được chuẩn bị một hành trang tối thiểu. Nhất là với hàng con cháu học vấn còn chưa qua trình độ phổ thông, họ càng chưa được chuẩn bị.

Chưa được chuẩn bị về tâm lí cũng như kiến thức, họ gặp nhau, yêu nhau rồi đi đến quyết định xây dựng gia đình. Xung đột văn hóa là nguy cơ khó tránh khỏi, từ đó sinh ra ức chế tâm lí. Chính tại nơi đây xảy ra hai hướng chọn lựa: hoặc chấp nhận đổ vỡ, hoặc một trong hai phải chọn một bên để cùng đi đến hòa hợp. Chính nơi ấy, phần thiệt thòi thường thuộc về phía yếu, phía thiểu số.

Như vậy đôi trẻ ấy được gì? Thay vì làm phong phú tâm hồn và cuộc sống đôi lứa, họ đánh mất sự đa dạng văn hóa. Sự đa dạng mà cha mẹ hai bên đã tiếp nhận từ tổ tiên họ.

Hôn nhân ngoại tộc hay hôn nhân hợp chủng là hiện tượng xảy ra từ lâu với thế giới, ở đó không ít cặp bởi được chuẩn bị kĩ từ đó họ đã làm nên cuộc hòa hợp tốt lành. Tình trạng này ở Việt Nam mới xảy ra vài chục năm nay, vấn đề không phải là nên hay không nên, mà là giáo dục để các bạn trẻ thuộc nhiều dân tộc khác nhau cái quyền tự do chọn bạn đời, xây dựng gia đình hạnh phúc, tôn trọng nhau và nhất là không đánh mất đi di sản văn hóa tinh thần quý giá từ hai bên.

3 thoughts on “Inrasara trả lời Đài tiếng nói Việt Nam, 24-6-2011

  1. Tui không phân biệt đối xử với chuyện hôn nhân khác chủng dị tộc gì hết. Tôi xin kể chuyện mới nhất này hầu các bạn nghe.
    Ông bạn cùng học với tôi lấy vợ người Kinh ở Đồng Nai, chết cách nay 3 năm. Ba năm sau bạn tui đi theo ông bà, người nhà anh bạn giở lên làm đám thiêu. Họ hàng phân công người đi tìm bà vợ về để tang chồng 3 ngày theo phong tục. Tìm mãi mới thấy. Nhưng ai dè bà vợ không thể qua được. Vì đã mang cái bụng bầu của ông chồng mới.
    Chẳng hề gì cả.
    Tui nói nếu là ông chồng Chăm, anh ta cho bà vợ tới chịu tang rất bình thường. Còn nếu là bà vợ Chăm thì có mang cái bầu của ông chồng mới bự cỡ nào cũng phải tới.
    Miễn bình luận nhé!!!

  2. Giong toi qua My. Co may dua ban con gai/trai lay chong/vo My cung trai quan diem nhieu lam. Nhieu khi minh nguoi chau A nghi theo phong tuc chau A con ho nghi theo cach khac. Nen nguoi VN hay kiem nguoi VN choi. Con den the he thu 2 tui no My nhieu roi luc do con cai voi cha me giao tiep cung khong cung quan diem nua. Nen toi thay minh muon thay doi cung ko duoc, hoc cach chap nhan voi thich nghi dan voi cuoc song moi. Den doi con toi, chac tui no cung cha nghi gi den VN nua, chac no chi biet den bo me no nguoi VN thoi, con ve VN choi tham ho hang chac no cung khong ve may nua

  3. Đó là nhà thơ Inrasara nói lý tưởng, chớ thật ra thì sau thế hệ thứ hai là họ tiêu hết. Họ không còn nhớ gốc Chăm của họ đâu. Con cháu Việt đi Mỹ cũng vậy thôi. Phía mạnh họ nuốt hết, chớ ở đó mà gọi là cộng hưởng văn hóa. Ngay người Chăm ở Campuchia cũng vậy, tôi không nói hết thảy mà một số đông họ nói họ có nguồn gốc Mã Lai, chớ không là một dúm Chăm ở Việt Nam. Sự thật đó, không mất lòng đâu.
    Tôi nghe nói ông LK rất nổi tiếng của người Chăm lấy vợ Ấn lai Việt, con cháu có ai còn nhớ mình là Chăm không? Buồn vậy đó các bạn ơi…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *