Jaya Bahasa: Lá thư từ Chang Shin

Vĩnh Cửu, ngày 24 tháng 05 năm 2011

Chị Sun A mến !

Đầu thư cho em hỏi thăm sức khoẻ của chị và gia đình. Từ khi kết thúc khoá học, chị và em chẳng được gặp nhau nữa nhỉ. Nhìn lại 3 năm trôi qua sao nhanh thế. Nhớ ngày khai giảng chị ngồi sau lưng. Em hỏi chị có phải là người Hàn Quốc không ? Chị hơi bị víu bởi câu hỏi bất ngờ của lớp trưởng phải không ! Em rất ấn tượng về khả năng diễn đạt tiếng Việt của chị. Đôi khi, chị cứ đảo lộn subject, hay khiến em nhằm lẫn giữa đồng ý và không đồng ý. Trong lúc trò chuyện với các bạn trong lớp, chị luôn khen em giỏi lắm, chỉ có em là hiểu được ý của chị nhanh nhất và giúp chị giải thích được vấn đề cho mọi người cùng hiểu. Em nói không phải vậy. Tại vì, chị và em là những người sài ngoại ngữ trong lớp học.

Ah ! Lớp mình chị Hoàn đã bảo vệ  luận văn tốt nghiệp rồi. Còn chị đã hoàn thành các bài tiểu luận chưa ? Em đã viết xong luận văn rồi chờ người hướng dẫn góp ý nữa là Okay đấy. Mấy ngày nay em cứ loay hoay ngày qua ngày chẳng làm được trò trống gì-(Jobbless and Jobless)- Nên em nhận lời rũ re của người bạn cũ tham gia chuyến đi từ thiện phát quà cho các Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồi côi ở Đồng Nai. Xong việc, em call cho Hà đi drink coffee. Chị còn nhớ hắn không ? Bây giờ đã là công chức nhà nước rồi đó, nghe đâu chức vụ cũng oách lắm. Hiện nay, hắn đang nghiên cứu về chuyển biến kinh tế-xã hội huyện Vĩnh Cửu. Em biểu hắn đưa đi tham quan một số công ty, cụm khu công nghiệp, các tập đoàn lớn đang làm ăn ở Đồng Nai. May mắn ! Em có gặp vài người đồng hương tan ca về trước cổng công ty Chang Shin. Và câu chuyện em muốn kể cho chị nghe bắt đầu từ đây.

Chang Shin nghĩa là gì vậy chị ? Công ty Chang Shin toạ lạc tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đó. Nhìn tổng thể không gian cũng khá lớn và quy mô. Em dạo khắp một vòng, thấy bên trong thì đại công nghiệp thật. Nhưng lân cận thì còn nhiều bất cập quá, đường đi đầy bụi bẩm và nước sình. Tội cho công nhân phải hít không khí bẩn mỗi ngày. Cạnh hong Chang Shin mọc lên những gian hàng tự phát vừa ẩm thấp vừa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cộng thêm dòng nước đen trôi lặng dưới cây cầu, thì chẳng ưa nổi nếu không muốn nói là rất khó chịu cho người lần đầu ghé qua.

Ấy vậy ! mà nơi đây không tắt những tiếng cười, mồ hôi, nước mắt, niềm vui sướng lẫn đau khổ. Một số người cảm thấy thích thú với câu ví von “Chang Shin đi dễ về khó-Trai đi mất vợ gái về thêm con”. Chị hiểu hai câu này như thế nào ? Chứ theo em nghĩ, có lẽ ở đó có nhiều công nhân nữ hơn nam. Thành vậy, mới xảy ra tình trạng khủng hoảng thừa. Mặt khác, công nhân còn nhiều thiệt thòi về đời sống vật chất và nguồn giải trí. Nên đời sống tinh thần cũng suy giảm theo. Em đến chơi vào ngày trong tuần, nên quan cảnh cũng hơi đìu hiu. Chứ mọi người nói, vào những ngày cuối tuần thì rất náo nhiệt, rộn ràng tiếng cười vui. Bởi vì, có sự xuất hiện của các nam sinh viên từ trong Saigon ra. Họ đến thăm người nhà, bạn bè, tìm kiếm bạn tình. Thi thoảng, cũng có người ghé tạc vào để được bữa cơm qua ngày chan hoà cùng với công nhân. Phải thế chăng, mà xảy ra các chuyện tình một đêm ngang trái và éo le.

Chị biết không ! công nhân làm việc theo ca. Tan giờ làm chỉ còn mỗi việc là vùi trong giấc ngủ hay nằm mơ mộng sớm được đổi đời thôi.  Thời gian hoạt động tại Chang Shin là 24/24 hour. Một ngày làm 8 tiếng đúng theo quy định của luật lao động. Ca 1: từ 6h am-2h pm, ca 2: từ 2h pm-10h pm, ca 3: từ 10h pm-6h am. Mức lương cơ bản được công ty trả là 1.850.000 VNĐ/tháng. Nếu làm tăng ca thì cũng kiếm được thu nhập khoảng 3.000.000 VNĐ/người/tháng. Số tiền đó cũng không ít đối với lao động nông thôn. Nó hơn cả bảng lương của một giáo viên dạy bậc Trung học phổ thông. Dĩ nhiên, vượt xa tiền lượng công chức bình thường. Chị còn nhớ câu nói của các sử gia về thuộc địa nước Anh không ! “ Mặt trời không giờ lặn ở nước Anh”. Em cho rằng: “ Mặt trời không bao tắt ở Chang Shin”. Nhờ vậy, mà giải quyết được công ăn việc cho hàng ngàn công nhân đổ xô sang các tỉnh khác có nền công nghiệp phát triển như tỉnh Đồng Nai. Em được biết, có nhiều tộc người thiểu số đang làm việc cho Chang Shin. Trong đó, tộc người Khmer và Chăm chiếm số lượng đông hơn cả. Có thể, chính sách tiền lượng và chính sách xã hội tốt hơn, công nhân hài lòng với sức lao động bỏ ra. Mọi người kể, họ được training về luật pháp, cách chăm sóc sức khoẻ và các hoạt động vui chơi vào dịp nghỉ lễ lớn.

Chị có bạn bè hay người quen làm quản lý ở Chang Shin không ? Nếu có thì chị tác động, khuyến nghị họ cần có chính sách hỗ trợ riêng đối với tộc người thiểu số. Ví dụ: cho phép công nhân gốc là tộc người thiểu số được nghỉ phép ăn lương vào ngày Tết, lễ hội lớn của dân tộc. Xây dựng nhà ở tập thể hay thành lập tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho tộc người thiểu số. Như chị biết đó ! Tộc người thiểu số là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, là thành phần dễ bị tổn thương. Quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đã tạo ra một luồn di dân cơ học từ nông thôn vào các tỉnh, thành phố lớn có nền công nghiệp phát triển. Đồng thời, xu hướng hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp và nông dân  đang đe doạ cấu trúc xã hội truyền thống. Một khi tiếp nhận lối sống tân thời, của nền văn hoá mới, du nhập vào xã hội truyền thống, nếu thiếu sự chọn lọc sẽ mang lại nhiều hệ quả tai hại đến chuẩn mực giá trị văn hoá trong suy nghĩ và hành động. Mặt khác, tiếp nhận văn hoá lệch lạc cùng lối sống buông thả dễ mắc phải các tệ nạn xã hội. Vô tình, nhập khẩu các bệnh truyền nhiễm, hiểm nghèo vào nông thôn.

Chị biết rồi đó ! người Chăm vẫn duy trì cấu trúc xã hội nguyên sơ, hôn nhân cư trú bên nhà vợ. Vai trò của phụ nữ Chăm rất quan trọng trong vấn đề duy trì, bảo tồn cấu trúc xã hội, phong tục, tập quán, và thờ phượng tổ tiên. Nay, nữ lao động người Chăm phiêu dạt khắp các tỉnh, thành phố để tìm kế sinh nhai. Họ vừa đánh mất nền giáo dục gia đình từ  chị, mẹ và ông bà, vừa giảm vị trí, vai trò quan trọng của mình. Nếu sinh sống ở quê nhà họ được sự tôn trọng, đề cao, và bảo vệ tốt hơn. Trai làng chẳng bao giờ dám lén phén làm liều. Tính tự điều chỉnh hành vi xã hội Chăm hẳn nó hợp lí nên trường tồn được.

Chị Sun A mến ! tính hiếu khách là một đặc trưng trong văn hoá Chăm. Em rất ngạc nhiên khi được sự tiếp đón rất nồng hậu tại nhà trọ công nhân. Nhưng lạ lắm, khi biết em có ý định vào lại Saigon sớm, mọi người có vẻ không vui, cứ nằn nặc “người ợi ! người ơi ! đừng về”. Em khá bịn rịn về điều đó. Vậy là sao ta chị ? Nghĩ cũng đáng thương, phải chăng đó là nỗi cô đơn, trống vắng chờ đến ca làm việc ! Họ phải thế để giết chết thời gian ?

Thế là, em đành nán lại, níu lại, chững lại, thản nhiên lại trêu chọc mọi người vang rộn tiếng cười, phá tan đi không khí bốn bức tường quạnh hiu. Em chẳng thể làm gì hơn ngoài việc mang chút niềm vui và niềm tin yêu vào cuộc sống đến với thân phận phiêu bồng- bèo dạt mây trôi, mây không trôi thì bèo cứ dạt– Theo em, nếu chị nghiên cứu về thực trạng đời sống nữ công nhân Việt Nam tại các khu công  nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc cũng khá thú vị đấy. Đề tài mang tính thực tế và ứng dụng cao, nhưng chưa có công trình nào đề cập đến. Trình độ nhận thức công nhân hạn chế, điều kiện sinh sống xa gia đình, thiếu sự ràng buộc về dư luận xã hội là cơ hội cho vấn nạn xã hội bùng nổ. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu, đánh giá từ nhà khoa học kết hợp với sự quản lý của chính quyền sở tại. Chị sẽ góp phần vào việc củng cố niềm tin giữa hai dân tộc Hàn-Việt, chấn chỉnh lại quan hệ ông chủ và người lao động, cải thiện đời sống văn hoá và tinh thần của công nhân tốt đẹp hơn. Nhằm lấy lại hình ảnh thiện cảm sau nhiều xung đột văn hoá do tình trạng hôn nhân với xứ Kim Chi xảy ra.

Cuối lời, em chúc chị sức khoẻ, làm ăn phát tài, phát lộc, sớm hoàn thành các bài tiểu luận còn nợ. Vui hơn cả là chị sớm báo tin có ý trung nhân-mau lên nhé. Hẹn gặp nhau-see you in the raining- vào cuối mùa mưa tháng sáu.

Best wishes to you.

Thân ái !

Yours.

 

 

3 thoughts on “Jaya Bahasa: Lá thư từ Chang Shin

  1. Vâng cảm ơn anh đã đề cập những vấn đề mà Kaka đang băn khoăn bấy lâu nay, Kaka viết những ưu và nhược điểm của công ty Chang Shing xong rồi nhưng không dám post lên, chỗ mà công nhân Chăm đang sinh sống và làm việc tại công ty Kaka coi như là gia đình thứ hai của Kaka. Khi Kaka đang học tại ĐH Đồng Nai chỗ ấy thường nuôi Kaka, may mắn lắm khi lần đầu tiên anh đi thăm cảnh sống của anh chị em Chăm tại xã Thạnh Phú – Vĩnh Cữu – Đồng Nai, Kaka bổ sung một số điểm nữa, tại trọ Văn Phương có sân bóng đá, sân bóng chuyền dành riêng cho tộc người Chăm mình đó, có nhiều chỗ lý tưởng vui chơi ở sau bệnh viện thống nhất nữa đó anh. Cho tới bây giờ Kaka học trong Sài Gòn rồi Kaka vẫn nhớ rất kĩ càng về chỗ cũ. Mến anh

  2. Vô tình tôi đọc được những dòng tâm sự này làm tôi cũng nhớ lại những kỷ niệm khi tôi làm ở Changshin, tuy chi một thời gian ngắn thôi nhưng tôi cũng hiểu được nhiều điều lắm… Ngày tôi rời khỏi đại gia đình này thật sự tôi không kiềm được nước mắt khi nhận được những lời chúc từ những người chị ở NOSI,tôi luôn hy vọng một ngày khi tôi ra trường tôi sẽ có cơ hội được quay lại đấy.!!

  3. toi da xa chang shin tu nam 2006 nhung toi van ko the nao quen duoc ki niem trong thoi gian lam viec o do, 8 nam lam quan ly o do co bao nhieu la vui buon, toi hieu van hoa chang shin, bay gio du da di xa, da lam qua nhieu chuc vu lanh dao cua cac cty o phia bac. Nhung toi van thuong ke cho moi nguoi nghe ve chang shin, ve noi da cho toi nhung ki niem, nhung kinh nghiem cuoc song va cong viec. Cam on chang shin, cam on anh Phan Boi Chau cua xuong outsole, va anh Ha Van Phuong cua xuong Outsole. Nhung toi cung rat ghet Hieu Nos A.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *