Inrasara: Vùng trũng thiếu người san lấp

Báo Thể thao & Văn hóa cuối tuần, 27-7-2010

(TT&VH Cuối tuần) – Các nhân vật (Inrasara, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Cao Việt Dũng, Đặng Thân) phát biểu trong bài này tuy xuất phát từ điểm nhìn cá nhân, nhưng vì những kinh nghiệm giao lưu thực tế mà họ tích lũy được, đã vẽ nên được một phần diện mạo của giao lưu văn học ở Việt Nam.


Nhà thơ Inrasara: Còn nghi ngại…

Mở cửa, văn chương Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho giao lưu. Giao lưu đúng nghĩa là đến với nhau trong tinh thần mở, bình đẳng và không kiêng dè. Tiếng Việt với nhau, ta vẫn chưa giao lưu. Các tạp chí văn chương quan trọng của người Việt ở nước ngoài vẫn chưa được phát hành chính thức ở trong nước. Các tác phẩm của các tác giả lớn cũng vậy. Chúng ta vẫn còn nghi ngại cái gì đó, thậm chí, còn phân biệt đối xử.
Việt Nam là đất nước đa dân tộc, văn chương của các dân tộc thiểu số, cả cổ điển lẫn đương đại, gần như bị coi là ngoại biên. Chúng ta vẫn chưa có sự giao lưu thích đáng như đòi hỏi phải thế. Tạp chí Văn hóa dân tộc của Hội VHNT các Dân tộc thiểu số Việt Nam ra mỗi tháng một kì, gồm nhiều bộ môn khác nhau, chứ không dành riêng cho văn học. Mà hầu hết được viết bằng tiếng Việt. Tạp chí Văn nghệ dân tộc và miền núi (sau đó đổi tên là Văn nghệ dân tộc) là phụ trương của báo Văn nghệ, đã chết 3 năm qua, hết cơ may sống lại. Thì lấy đâu cơ hội giao lưu để có thể gọi là hiểu biết lẫn nhau.
Nhìn rộng ra Đông Nam Á, dù trên bình diện kinh tế và chính trị chúng ta đã mở, riêng văn học của khối này vẫn cứ đóng. Trong buổi giao lưu với Hội Nhà văn và sinh viên văn chương Thái Lan nhân dịp nhận Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2005, tôi nói: Trong 9 anh chị em được coi là đại biểu xuất sắc nhất của văn chương đất nước mình năm nay, có ai biết đến nhau? – Không ai cả! Không biết tên tuổi hay sáng tác của nhau, thì làm gì có chuyện đọc nhau. Văn học các nước Đông Nam Á tự xem thường mình và xem thường lẫn nhau. Chúng ta có thể đọc các tác giả Tây Âu hay Hoa Kỳ, biết nhiều về văn học Nga hay văn học Nhật Bản, thậm chí Hàn Quốc, nhưng văn học các nước trong khu vực thì không! Văn học Đông Nam Á vẫn còn là vùng trũng của thế giới. Mãi đến hôm nay chúng ta vẫn chưa nỗ lực san lấp vùng trũng đó.

Đọc đầy đủ:

http://thethaovanhoa.vn/133N20100726164251921T133/bai-ket-vung-trung-thieu-nguoi-san-lap.htm


One thought on “Inrasara: Vùng trũng thiếu người san lấp

  1. Đọc phát biểu của Inrasara về văn chương hiện đại luôn rất thú vị. Anh bao giờ cũng có ý tưởng mới để chúng ta học. Dù ngắn dù dài, cũng rất đáng đọc.
    Thanks!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *