Văn chương & Tư tưởng III-66

Đối với các dân tộc bị thực dân đô hộ và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Tolstoi cảm thông sâu sắc với tình cảnh của họ, nhưng không đồng tình với chủ nghĩa yêu nước quá khích và óc dân tộc chủ nghĩa hay thể hiện ở họ…
Tolstoi viết trong “Thư gửi một người Ấn Độ”:
“Nếu người Anh đã nô dịch được người Ấn, thì chỉ vì người Ấn đã và đang thừa nhận bạo lực như là nguyên tắc tổ chức xã hội chủ yếu và cơ bản. Vì nguyên tắc ấy mà họ từng phục tùng những tiểu vương của mình, vì nó mà họ từng đấu tranh với nhau, từng đấu tranh với người Âu, người Anh và giờ đây vẫn cố gắng đấu tranh với chúng.
Ở một chỗ khác Tolstoi nói rằng nếu mà người Ấn biết sống với nhau theo đạo Trời chứ không theo luật đời thì không phải 30 nghìn người Anh, mà cả nước Anh cũng không làm gì được họ, cho dù họ chỉ có không phải 200 triệu mà chỉ 5000 người.
Cũng những thư ngỏ với nội dung tương tự Tolstoi đã viết cho người Trung Quốc, người Ba Lan, người Serbie. Và đã chẳng dân tộc nào nghe theo những khuyến dụ của ông. Ngay ở Ấn Độ nhân dân nước này vừa mới giành được độc lập quốc gia thì đã lao vào một cuộc chém giết lẫn nhau khủng khiếp do những kỳ thị tôn giáo và đã giết chết cả thánh Gandhi của mình.
Nhưng từ đó có nên kết luận rằng những khuyến dụ của Tolstoi là viển vông, vô bổ, ở ngoài chân lý?
Phạm Vĩnh Cư, “Hành trình tư tưởng của Tolstoi nhìn từ hôm nay”, tạp chí Tia Sáng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *