Văn chương & Tư tưởng III-49

Trước hết tôi vẫn là nhà văn, chứ không phải là nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Nhưng tôi vẫn cho rằng nhà văn phải có bổn phận tham gia vào những vấn đề xã hội, đặc biệt là những nước còn tồn tại nhiều điều bất ổn. Tôi nghĩ rằng ở một mức độ nào đó nhà văn cần phải tham gia vào đời sống chính trị xã hội, cần phải phát biểu quan điểm của mình và bảo vệ nó đến cùng. Khi đã dùng đến ngôn ngữ chính trị thì phải hết sức sắc sảo và đanh thép. Song điều quan trọng nhất là phải giữ được sự độc đáo và tươi mới trong tâm hồn của mình. Chính những điều ấy sẽ giúp đỡ nhà văn rất nhiều.
Tôi xin khẳng định lại rằng tôi không phải là nhà chính trị. Ở Pêru tôi bị cấm hoạt động chính trị. Đó là thời kỳ nền dân chủ bị bóp nghẹt. Chính vì vậy tôi phải lao vào hoạt động chính trị để bảo vệ dân chủ. Song tôi chỉ hoạt động với tư cách nhà văn mà thôi.
Mario Vargas Llosa trả lời phỏng vấn, Triệu Lam Châu dịch.

2 thoughts on “Văn chương & Tư tưởng III-49

  1. Nhà văn bao giờ cũng là người phát ngôn của thời đại mình, không thể “mũ ni che tai” thấy mà không (dám) nói.
    Nhưng nói thế nào trong một xã hội “im lặng”, quả là điều khó, anh Inra nhỉ?
    Nói chung ai cũng hiểu và thương anh, dù anh có nói được hay không, nhiều hay …ít!
    Mến!

  2. Minh nói “ai cũng hiểu và thương anh” là hơi bị… trật đấy.
    Có người hiểu nhưng không thương, có kẻ thương dù không hiểu. Cũng không ít người kẻ vừa hiểu vừa thương. Rồi cạnh đó cũng tồn tại khối kẻ ghét. Ghét ít, ghét nhiều hay ghét vừa vừa. Ghét và im lặng, ghét và xuyên tạc, ghét và muốn hất đổ tất tần tật. Thế mới thành cuộc đời chứ, phải không bạn?

    Ông Mario Vargas Llosa này nói trúng ý Sara 100%. Xin đọc lại:
    “Trước hết tôi vẫn là nhà văn, chứ không phải là nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Nhưng tôi vẫn cho rằng nhà văn phải có bổn phận tham gia vào những vấn đề xã hội, đặc biệt là những nước còn tồn tại nhiều điều bất ổn. Tôi nghĩ rằng ở một mức độ nào đó nhà văn cần phải tham gia vào đời sống chính trị xã hội, cần phải phát biểu quan điểm của mình và bảo vệ nó đến cùng. Khi đã dùng đến ngôn ngữ chính trị thì phải hết sức sắc sảo và đanh thép. Song điều quan trọng nhất là phải giữ được sự độc đáo và tươi mới trong tâm hồn của mình. Chính những điều ấy sẽ giúp đỡ nhà văn rất nhiều.
    Tôi xin khẳng định lại rằng tôi không phải là nhà chính trị. Ở Pêru tôi bị cấm hoạt động chính trị. Đó là thời kỳ nền dân chủ bị bóp nghẹt. Chính vì vậy tôi phải lao vào hoạt động chính trị để bảo vệ dân chủ. Song tôi chỉ hoạt động với tư cách nhà văn mà thôi”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *