Văn chương & Tư tưởng II-35.

Giai đoạn bột phát và phản ứng quyết liệt, đối kháng và chối bỏ quyết liệt – cả với cơ chế xã hội, với hệ mĩ học cũ kĩ lẫn lối thơ giả, mòn, xơ cứng,.. – đã qua. Đó chính là giai đoạn đầu của sự tự thức, một hậu hiện đại sơ kì bùng khởi cần thiết và cấp thiết. Trước cơ chế đóng của xã hội, hậu hiện đại Việt Nam mạnh bạo đập liên hồi kì trận vào cánh cửa kia. Trong khí hậu “hiện đại” của văn chương Việt Nam đương thời, khi các nhà thơ mãi mê ngủ trong tiếp nối truyền thống với cách tân “gãi ngứa”, hậu hiện đại chống lại truyền thống và đánh sập tinh thần cách tân nửa vời kia; khi các nhà thơ cổ truyền còn say mê trò lựa chữ đẫm chất văn chương, chọn hình ảnh đẹp đầy thi tính thì hậu hiện đại cố í sử dụng tràn lan ngôn từ thô tục của đời thường, đùn cơ man hình ảnh sinh hoạt chợ búa hay đường phố vào thơ; khi các nhà thơ “hiện đại” Việt Nam chỉ xem ngôn từ là chất liệu duy nhất làm nên bài thơ thì hậu hiện đại quyết làm ngược lại: không ít bài thơ ở đó ngôn từ chỉ là chất phụ gia chú thích cho ảnh; khi cả người viết lẫn người đọc đều xem văn chương như một cõi đầy nghiêm trang, ghế cao ngồi tót sang trọng và nghiêm trọng cùng cơ man “tính” thì hậu hiện đại quyết biến văn chương thành trò cười để cười nhạo, cả cười nhạo vào chính văn chương. Cuối cùng, trong khi hầu hết nhà văn, nhà thơ đương thời xem hoạt động và tác phẩm dòng chính lưu mới là văn chương thì tác giả hậu hiện đại chọn đứng ngoài lề. Như là cách thế hủy trung tâm và giải trung tâm quyết liệt nhất.
Nhưng rồi giai đoạn bột phát đã qua, ít ra nó đang chuyển sang hướng khác. Các cây bút thế hệ mới, khi xuất hiện, đã ở trong khí hậu văn chương giải trung tâm rồi. Họ hầu như không còn quan tâm hay quan tâm rất ít đến nơi hay cách xuất hiện. Họ cũng không nhất thiết phải dồn sức phá bỏ truyền thống hay “hiện đại” nữa. Đây là thế hệ nhà thơ hậu hiện đại mở (hay sau-hậu hiện đại-Việt Nam).
Inrasara, “Thơ Việt sau hậu hiện đại & Phê bình mở”

2 thoughts on “Văn chương & Tư tưởng II-35.

  1. Doan nay hay qua, anh. Dung la HHD da den luc khong vuong vao nhung tranh cai: trong, ngoai, chinh, phu… nua ma da den luc len tieng bang tac pham cua minh. Khong xo cung va GIA DOI, LAO TOET truoc thuc te xa hoi. Vay la du

  2. Nhà thơ Inrasara luôn biết khám phá cái mới. Anh luôn suy nghĩ trước rất nhiều nhà phê bình khác. Chính điều nay đã làm cho anh nổi bật hẳn lên. Về Hậu hiện đại đã vậy rồi, anh còn biết thơ xuât hiện sau hậu hiện đại nữa.
    Cam sơn anh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *