Tiếng Chăm của bạn 04: TAU

Tiếng TAU trong tiếng Chăm
TAU là từ nghi vấn chỉ dùng để nói về “mục đích” di chuyển:
Có 2 mục đích:

1. Hỏi về nguyên nhân:

Nhu mai tau? / Nó đến làm gì?
Hư mai tau sang kuw? / Mầy đến nhà tao làm gì?

Cả hai câu chỉ để hỏi duy nhất là mục đích đến. 2 câu này có thể hỏi khác đi:

Nhu mai ngap gait?
hay:

Hư mai ngap gait sang kuw?

Nghĩa như nhau, nhưng mức độ “hỏi” nhẹ hẳn đi.

2. Hỏi về nơi chốn

Amư nau tau? / Cha đi đâu?
Câu này còn hàm nghĩa: “Cha đi làm gì?” tùy ngữ cảnh lúc người hỏi hỏi: hỏi về mục đích đi hay là nơi chốn đi. Có 2 cách trả lời khác nhau là:

Amư nau puh / Cha đi rẫy.
hoặc:

Amư nau dwah kabaw / Cha đi tìm trâu.

Câu hỏi về nơi chốn đi có lẽ chỉ là lối nói đặc trưng của Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận, vì ở các vùng khác ít gặp lối hỏi này. Người Chăm thường hỏi:

Amư nau hapak? hay Amư nau pak halei?
Cũng có nghĩa là “Cha đi đâu?”

3 thoughts on “Tiếng Chăm của bạn 04: TAU

  1. Nhà thơ Inrasara cần triển khai mở rộng thêm để bạn đọc có thể so sánh và tìm hiểu. Nhà thơ viết ngắn qua tôi e rằng điều này kàm khó người chưa hiểu chữ Chăm.
    Kính mến

  2. Câu chuyện vui. Thuở Pô-Klong có ông thầy dạy tiếng Anh thích học (lỏm) tiếng Chăm. Thầy lại ưa mấy cô nữ sinh bày. Học thì lại học từng chữ một, nên xảy ra không ít trớ trêu. Ví dụ ông hỏi:
    Atày dọk tau?
    Theo ông hiểu thì nghĩa là:
    Em ở đâu?
    Bởi khi nói “Em đi đâu?” thì mấy cô dạy (rất đúng) là:
    Atày nau tau? mà!

    Mấy đứa bạn nam tôi mới có dịp tìm cách chơi khăm “trả thù” ông thầy ưa lân la mấy cô gái. Thế là họ bày đủ thứ trò dạy tiếng Chăm / Viết tréo ngoe cho thầy khiến mấy lần ông bị hố, nếu kể ra đây không tiện lắm. Tội! Nhưng ông thầy vui tính và thương học trò mình, biết tính nết “thứ ba học trò”, nên cho qua hết.

  3. CHÚ Ý:
    Mục “Làm giàu vốn từ của bạn” không phải là Sara “dạy” mọi ngươi nói hay, nói đúng tiếng Chăm. Chính xác hơn là: nhắc mọi người nhớ lại, để làm giàu vốn từ vựng của mình. Nên anh chị em và bà con có thể tham gia cùng bàn, cùng nhớ, và cùng nói.
    Đwa karun mik wa adei xa-ai grơp palei

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *