KRAUNG DUNG: Tagalau6

tuyển tập sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu Chăm
chủ biên: Inrasara

Nhà xuất bản Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2005.
224 trang, khổ 14,5 – 20,5 cm, số lượng in: 700 cuốn, giá bìa: 22.000 đồng.

Mục lục

Lời mở
Tagalau – Triết lí con Nhím

Thơ: Jalau Anưk, Trầm Ngọc Lan, Thông Minh Diễm, Phan Kan, Trần Hữu Dũng, Racham, Nguyễn Văn Hùng, Lê Nguyên Ngữ, Bá Minh Trí, Huy Tuấn

Văn: Trà Vigia – Vương miện của vị vua cuối cùng; Jalau Anưk – Mùa hạn; Inrasara – Mùa rẫy cuối cùng

Nghiên cứu: Guga – Dấu ấn thiền và sự khải ngộ trong thi ca Chăm; Inrasara – Klau/Cười; Linh Nga Niê kdam – Vai trò của các già làng trong xã hội truyền thống Êđê và Mnông ở Dăk Lăk; Nguyễn Văn Tỷ – Tìm hiểu sự giao lưu văn hóa giữa dân tộc Chăm và Việt; Inrasara – Làm thế nào nói tiếng Chăm?

Thơ tiếng Chăm: Chahya Mưlang, Jaya Hamu Tanran, Racham, Phutra Noroya, Đặng Tịnh, Báo Thị Thu Trâm, Minh Trí.

Cảm nhận văn hóa Chăm: Sử Văn Ngọc – Tục thờ Kut của người Chăm Bàlamôn; Đạo Văn Chi – Lễ nhập Kut của người Chăm; Inrasara – Bàn thêm về HỌ của người Chăm; Chế Vỹ Tân – Tìm hiểu nguồn gốc một số địa danh của các tỉnh miền Trung Việt Nam; Inrasara – Bhum Adei giữa lòng Chăm

Văn – thơ trẻ: Thạch Giáng Hạ,Jalau, Quảng Đại Thao, Quảng Đại Anh, Sonputravarman, Ka Lưu

Nhạc: Raya Quảng Đại Hội, Đàng Năng Hòa, Tantu

Tagalau – 100 từ vựng Việt – Chăm; Kadha rinaih adauh – Đồng dao; Bảng chuyển tự Cam – Latin

*
LỜI MỞ

Xin tự chúc mừng Kraung Dung!
Tên một con sông mơ hồ trong Đồng dao Chăm đọng lại dưới bề sâu kí ức tuổi thơ chúng ta, được dùng đặt tít cho Tagalau 6 – Tuyển tập đánh dấu mốc số thứ hai đầu tiên trong năm; như thể một bù lỗ cho hụt hẫng của năm 2002 vậy.

Kraung Dung ghi nhận sự vững bước của cây bút trẻ chủ lực của Tagalau: Jalau Anưk, xuất hiện bề thế cả ở trang thơ lẫn văn; song hành đề huề với Bá Minh Trí, Huy Tuấn, Thông Minh Diễm, Thạch Giáng Hạ,… Bên cạnh, Kraung Dung trình làng hàng loạt cây bút mới: Racham Lưu Ngọc Tuấn, Quảng Đại Anh, Quảng Đại Thao, Sonputravarman, và đặc biệt là cây viết nữ trẻ sáng tác bằng tiếng mẹ: Báo Thị Thu Trâm!

Trầm Ngọc Lan, thi sĩ quen thuộc có mặt xôm tụ từ buổi đầu, sau một kì vắng bóng, nay trở lại – vui vẻ! Vui hơn nữa, khi khuôn mặt cũ mà mới: Chahya Mưlơng, Minh Trí và Đặng Tịnh, dẫu đã có tuổi vẫn kịp góp vào Tagalau tiếng thơ Chăm đĩnh đạc.

Dĩ nhiên, mục Sáng tác không thể thiếu các tên tuổi quen thuộc: Trà Vigia, Phutra Noroya, Tantu, Yamy, Inrasara, Quảng Đại Hội, Đàng Năng Hòa, Jaya Hamu Tanran cũng như sự góp mặt đáng kể của các nhà văn người Kinh anh em: Trần Hữu Dũng, Lê Nguyên Ngữ, Nguyễn Văn Hùng, …

Mục Sưu tầm – Nghiên cứu, Kraung Dung tạm nghỉ một kì Ariya cổ điển Chăm, thay vào đó là Kadha Rinaih Adauh-Đồng dao Chăm. Bên cạnh bài viết mang tính khai phá về tinh thần tư tưởng Chăm được thể hiện trong văn chương của Guga: Dấu ấn thiền và sự khải ngộ trong thi ca Chăm; là tác giả Nguyễn Văn Tỷ với bài: Tìm hiểu sự giao lưu văn hóa giữa dân tộc Chăm và Việt. Và lần đầu tiên, nhà văn-nhà nghiên cứu văn hóa dân gian dân tộc Êđê: Linh Nga Niê kdam, từ Tây Nguyên được mời dự lễ hội Katê Chăm bằng tiểu luận công phu: Vai trò của các già làng trong xã hội truyền thống Êđê và Mnông ở Dăk Lăk. Qua tiểu luận này, chúng ta có thể rút ra được bài học bổ ích về nghiên cứu đối sánh cũng như phần nào vận dụng nó trong thực tiễn xã hội mẫu hệ Chăm. Biết đâu đấy!

Theo tôn chỉ của mình, Tagalau không quên phận sự thực tế, trước mắt và lâu dài: bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc. Làm thế nào để nói tiếng Chăm? của Inrasara có mặt là bởi lẽ đó. Nó như là một bổ trợ cần thiết mang tính thực dụng cho mỗi kì 100 từ vựng Việt – Chăm thông dụng.

Swattik sidhik…! Bình an cho tất cả mọi người!

Tagalau

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *