Hoàng Phi: Nhà sưu tầm Vũ Kim Lộc

NHÀ SƯU TẬP VŨ KIM LỘC
VÀ NÉT CỔ TRUYỀN TRONG TRANG SỨC

Vào những năm 90 của thế kỷ XX có một người thợ bạc tại TP Hồ Chí Minh đã tình cờ mua một số trang sức lạ bằng vàng. Thay vì nấu chảy để tạo thành vàng miếng, ông quyết định giữ lại và bắt đầu nghiên cứu chúng. Từ tò mò ban đầu, ông dần dần bị những đồ trang sức quyến rũ, từ đó ông say mê chúng và ngày hôm nay chúng ta mới có một nhà sưu tập Vũ Kim Lộc, người đã có công trình nghiên cứu hết sức nghiêm túc về nghề kim hoàn của người Champa.
Đầu thế kỷ thứ XX, một nhóm du khách tắm biển ở vùng biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay đã phát hiện ra rất nhiều các hủ cát có các chum đất nung, trong đó có nhiều công cụ bằng đá, gốm và xương người. Bà Colani, một nhà khảo cổ học người Pháp đã đến nghiên cứu. Từ đây thuật ngữ văn hóa Sa Huỳnh ra đời.

Hiện vật kim hoàn của Champa có niên đại sớm nhất
Sau ngày đất nước thống nhất, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thêm diện rộng của nền văn hóa Sa Huỳnh, được phân bố trải dài từ Thừa Thiên-Huế đến TP Hồ Chí Minh với hàng chục ngàn hiện vật được tìm thấy có niên đại thế kỷ V trước Công nguyên. Trong đó một lượng lớn đồ trang sức gồm nhiều chủng loại: khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai 3 mấu, vành khăn hạt chuỗi… bằng chất liệu khác nhau như đá ngọc mã não, thủy tinh. Đặc biệt có trang sức bằng vàng như hạt chuỗi hình nón, hình bánh xe, hình hoa 6 cánh… được chế tác rất tinh xảo. Phải chăng nền văn hóa Sa Huỳnh đã xuất hiện nghề kim hoàn sớm nhất ở Việt Nam, và nghề kim hoàn của văn hóa Champa đã kế thừa những nét tinh hoa từ nó? Đó là điều cho đến nay Vũ Kim Lộc và bạn bè ông, những nhà nghiên cứu vẫn còn đang tìm kiếm.
Sản phẩm kim hoàn của nền văn hóa Champa được ghi trong tài liệu cũ bao gồm rất nhiều loại hình đa dạng và phong phú như: bình, ấm, chén, quần áo, mũ miện, dây chuyền, dây lưng, yếm cổ, bông tai, nhẫn, kiếm dao, v.v… chứng tỏ óc thẩm mỹ cũng như kỹ thuật của nghề kim hoàn Champa đã vô cùng tinh tế và điêu luyện, đạt đến độ hoàn thiện về mọi mặt: từ khâu chế tác như chạm trổ, gò, hàn, dát, cẩn đá quý, khảm vàng bạc trên các vật liệu khác đến sáng tác mẫu mã, loại hình… Cho đến nay, hiện vật kim hoàn của Champa có niên đại sớm nhất có lẽ là hiện vật có chạm hình thần Surya (thế kỷ III-V) mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Óc Eo bao gồm 16 đường nổi tỏa đều, tượng trưng cho những tia mặt trời, bốn viên đá xung quanh tượng trưng cho 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Viên đá chính giữa chạm trổ hình một vị thần đang cưỡi một con ngựa như đang bay tượng trưng cho thần mặt trời. Viên đá dưới chạm hình chim công chính là nữ thần rạng đông, mỗi sớm đánh thức người yêu (thần mặt trời) đi làm công việc thiêng liêng của mình.

Và mối quan hệ của kim hoàn Việt Nam
Nhà sưu tập Vũ Kim Lộc miệt mài đi tìm và ông đã phát hiện ra chất “khằng” (một hỗn hợp của nhựa thông và đất sét, khi ở nhiệt độ bình thường rất cứng nhưng co giãn, đốt nóng ở nhiệt độ trung bình sẽ tạo thành một chất lỏng sệt, có niên đại cách đây hơn 1000 năm được tìm thấy ở Quảng Nam trên những di tích Chăm) chính là chất liệu mà nghệ nhân xưa đã dùng để tạo dáng cho việc chạm trổ các đồ trang sức. Chất khằng cùng với kĩ thuật dùng chất khằng để chế tác này. Vũ Kim Lộc đã cho phục dựng lại quy trình chạm trổ và cách sử dụng chất khằng trên các hiện vật tiêu biểu để chứng minh đó là phương pháp cũng như chất liệu không thể thiếu của nghề thủ công chạm trổ đồ trang sức. Trong Hội thảo quốc tế: Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 12.2001, có hơn 300 tham luận của các Giáo sư, Tiến sĩ và nhà nghiên cứu từ 40 nước đến dự, báo cáo tham luận của ông về nghề kim hoàn Champa đã thuyết phục được mọi người và vinh dự là một trong số 16 bài tham luận được Đại học Boston (Mỹ) chọn in thành sách. Suốt một đời theo nghề sưu tập đồ cổ, có những lúc ông đã phải trả giá cho niềm đam mê của mình. Nhưng chính niềm tin cũng như sức mạnh từ những vẻ đẹp huyền bí ngự trị muôn đời trong những tòa tháp cổ đã thôi thúc ông phải tìm ra cho cái bí ẩn này.
Từ những món trang sức của nền văn hóa Sa Huỳnh đến sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật kim hoàn Champa, nhà sưu tập Vũ Kim Lộc muốn tìm ra mối liên hệ chuỗi liên tiếp của nghề kim hoàn Việt Nam kéo dài đến ngày nay. Hiện nay, xu hướng trang trí của thị trường đồ trang sức đang sa vào việc lặp lại họa tiết mang phong cách Tây Âu. Những nét đẹp của văn hóa cổ truyền đã dần mai một. Vũ Kim Lộc, một người thợ kim hoàn luôn trăn trở của nghề nghiệp, không đành lòng khi thấy điều đó xảy ra. Những đồ trang sức của ông luôn mang nét độc đáo riêng. Ông đã có những bộ trang sức mang một phong cách rất… Việt Nam khi đem hình ảnh chiếc nón bài thơ của xứ Huế mộng mơ, hình ảnh chợ Bến Thành hay tấm bản đồ Việt Nam hình chữ S, v.v… thành những kiểu dáng trang sức rất ấn tượng với người tiêu dùng cũng như du khách nước ngoài.
Vừa cùng quản lí một cửa hàng kinh doanh vàng bạc Thu Thủy tại cửa Tây chợ Bến Thành nhưng ông vẫn giữ thú đam mê sưu tầm đồ cổ của mình. Hiện nay ông đang “thai nghén” một cuốn sách viết về lịch sử của nghề kim hoàn Việt Nam từ vốn hiểu biết của mình trong quá trình sưu tập cùng với sự giúp đỡ của các bạn bè, đồng nghiệp.

One thought on “Hoàng Phi: Nhà sưu tầm Vũ Kim Lộc

  1. Kính gửi các anh/ chị
    Công ty TNHH HT-Julie (Julie Sandlau A/S) là nhà máy liên doanh giữa Việt Nam và công ty Julie Sandlau của Đan Mạch có trụ sở tại Khu Công Nghiệp An Khánh, km9, Láng Hoà Lạc, Hà Nội (Cách 5 km từ Big C/ Sân Vận Động Mỹ Đình, Hà Nội) (Tel 04-757 7909; Fax: 04-757 7848; Email: tam@juliesandlau.com) chuyên sản xuất, gia công mặt hàng trang sức xuất khẩu cần tuyển gấp 150 THỢ KIM HOÀN. Yêu cầu:
    – Đã được học và làm nghề kim hoàn từ 03 tháng trở lên.
    – Yêu thích ngành trang sức.
    – Tư cách đạo đức tốt, trung thực, chăm chỉ, ham học hỏi.
    – Không cần kinh nghiệm
    Chế độ:
    – Công việc toàn thời gian, ổn định từ 08:00 đến 18:00 từ thứ 2 đến thứ 6; nghỉ thứ 7 và Chủ nhật.
    – Được ăn trưa miễn phí, được trợ cấp đi lại
    – Được nghỉ mát hàng năm, có quà tặng hàng năm.
    – Được đóng BHXH, BHYT, được xem xét mua bảo hiểm thân thể.
    – Được thưởng tháng lương thứ 13 và thưởng Tết.
    – Được nghỉ 15 ngày lễ/ năm và từ 12 đến 18 ngày phép/ năm dựa vào thời gian làm việc.
    – Được tăng lương định kỳ dựa vào kết quả làm việc

    Liên hệ: Nguyễn Thanh Tâm – Trưởng phòng HC-NS
    Công ty TNHH HT – Julie (Julie Sandlau A/S)
    Khu Công Nghiệp An Khánh, km9, Láng Hoà Lạc, Ha Noi
    (Cách 5 km từ Big C/ Sân Vận Động Mỹ Đình, Ha Noi)
    Tel: 04-757 7909; Fax: 04-757 7848
    Cell: 0914334 688
    Email: tam@juliesandlau.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *